KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo Báo chí Kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

TỪ VỤ FACEBOOK BÁN ĐỨNG NGƯỜI DÙNG

Facebook bị tố bán đứng người dùng và đi ngược với những giá trị mà họ đã cam kết. Dữ liệu của 50 triệu người dùng bị thu thập trái phép chỉ là con số ban đầu.
Công ty dữ liệu chính trị Cambridge Analytica được thuê trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Trump năm 2016, đã thu thập dữ liệu cá nhân của hơn 50 triệu người dùng Facebook.
Công ty này cung cấp công cụ có thể nhận diện đặc điểm cá nhân của cử tri Mỹ nhằm tác động tới quyết định bầu cử của họ.
TỪ VỤ FACEBOOK BÁN ĐỨNG NGƯỜI DÙNG


Một phần dữ liệu Cambridge Analytica thu thập đã được The New York Times phân tích. Dữ liệu này bao gồm danh tính người dùng Facebook, danh sách bạn bè và các cú “like”.
Từ dữ liệu này, Cambridge Analytica có thể lập bản đồ chi tiết tính cách cá nhân của người dùng dựa trên những gì họ đã “like” trên Facebook, rồi sau đó dùng thông tin này để hiển thị quảng cáo đúng đối tượng.
Năm 2014, Cambridge Analytica yêu cầu người dùng Facebook tham gia khảo sát cá nhân và tải ứng dụng về máy tính. Ứng dụng này thu thập một số thông tin cá nhân từ profile người dùng và bạn bè. Chính Facebook đã cho phép thực hiện việc này nhưng sau đó quyết định ngăn cấm.
Kỹ thuật thu thập thông tin kiểu trên được phát triển tại Trung tâm Tâm lý trắc học của Đại học Cambridge. Trung tâm này từ chối cộng tác với Cambridge Analytica nhưng Aleksandr Kogan, giáo sư tâm lý học của Đại học Cambridge đã quyết định hợp tác với Cambridge Analytica.
Phản ứng trước thông tin này, ngày 26/3, Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) xác nhận đã vào cuộc điều tra kín các nghi vấn Facebook sử dụng thông tin người dùng sai mục đích và vi phạm cam kết về quyền riêng tư mà công ty này đã ký với FTC hồi năm 2011.
Về phía châu Âu, Bộ trưởng bộ Tư pháp Đức cũng phát biểu sau cuộc họp với lãnh đạo cấp cao của Facebook rằng Facebook buộc phải bị kiểm soát chặt chẽ hơn và đối diện với những án phạt nặng nề nếu vi phạm việc sử dụng thông tin người dùng.
Đây có thể xem là động lực để nhà chức trách Việt Nam mạnh tay hơn khi yêu cầu tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam hiện nay như Google, Facebook,Twitter, Viber, Skype, Gmail, Uber, … buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.


Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

XIN ĐỪNG "TỰ DIỄN BIẾN"


Hiện nay, nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng, chỉ có “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, trong các cơ quan Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp Nhà nước… còn trong các tầng lớp nhân dân không có “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vì không liên quan đến quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế. Có ý kiến khác cho rằng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Ý kiến khác lại cho rằng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là hiện tượng xã hội, vì vậy, nó diễn ra trong mọi tổ chức, với mọi con người, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

XIN ĐỪNG "TỰ DIỄN BIẾN"


Do chưa thống nhất nhận thức và chưa nhất quán về quan niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay, dẫn đến chưa có sự thống nhất nhận thức về đối tượng, biểu hiện, nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tác hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với cách mạng Việt Nam. Theo đó, còn nhiều nội dung chưa đạt được sự thống nhất cao về phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở nước ta hiện nay như: quan niệm, tính chất, chủ thể, lực lượng đấu tranh, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp đấu tranh, quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc, phương châm đấu tranh; tiêu chí đánh giá chất lượng phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, những giải pháp phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở Việt Nam hiện nay. Lợi dụng tình hình ấy, một số người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã vội quy kết rằng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nên không thể khắc phục, đấu tranh phòng, chống, mà trái lại, nó là “căn bệnh do Đảng đẻ ra”, “tự nó giết chết Đảng”. Có thể nói rằng, các kiểu loại nhận thức nêu trên đều không đầy đủ, không chính xác, thậm chí là sai lầm; không thể chấp nhận. Bất kể là ai, nếu là người có lương tâm, trách nhiệm với đời, với mình thì phải để tâm đọc, nghiên cứu, hiểu cho đúng bản chất sự việc để không “vô tình” làm sai đạo lý, pháp lý…

Thực tiễn cuộc sống đã và đang đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề mới về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở Việt Nam hiện nay nhằm thống nhất nhận thức, quan điểm, tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam, góp phần phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch; đồng thời, chống cho được sự tàn phá của “giặc nội xâm”, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tôi biết thời nay những người hay nói về vấn đề này không phải là do trình độ nhận thức, hiểu biết kém hay do thiếu thông tin mà nói “cho vui”, việc tung ra quan điểm này, quan điểm nọ là có dụng ý này nọ cả. Dù kiểu gì thì cũng nên nghĩ cho đúng, nói cho đúng; đúng hãy nói, nói và làm cho đúng; chớ có nói lung tung, nói sằng nói bậy; làm trái pháp luật mang tội vạ vào thân. Muốn vậy, mỗi người cần nghiêm túc nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình, đọc lại các văn bản, tài liệu đã công bố cho thật kỹ, kỹ rồi hãy phát ngôn; chớ nên “đại ngôn”, thấy vui mồm “nói cho vui”. Mặt khác, các cơ quan nghiên cứu, báo chí cũng nên bàn kỹ và dành thời gian tuyên truyền nhiều hơn về vấn đề nhạy cảm này. Tôi tin, người ta hiểu biết đầy đủ thì sẽ không còn bệnh “nói cho sướng mồm”./.

CA SĨ MAI KHÔI LẠI TIẾP TỤC PHẢN ĐỘNG


Sau chuyến lưu diễn gần một tháng ở Châu Âu, ngày 27/3/2018, ca sĩ Đỗ Nguyễn Mai Khôi về nước và đã bị công an cửa khẩu sân bay Nội Bài ở Hà Nội mời làm việc 8 tiếng đồng hồ.

CA SĨ MAI KHÔI LẠI TIẾP TỤC PHẢN ĐỘNG

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Benjamin Swanton, chồng của nữ ca sĩ Mai Khôi hôm 27/3 nói rằng ông đã nhận được tin nhắn của vợ vào lúc 9 giờ 15 sáng: “Em vừa đáp xuống sân bay, anh yêu.” Ông Swanton cho biết thêm: “Tới 9 giờ 39, cô ấy gửi một tin nhắn nữa vỏn vẹn chỉ viết: ‘bị tạm giữ”. Ông Swanton cho biết sau đó ông hoàn toàn không liên lạc được với Mai Khôi cho đến khi cô được tự do vào buổi chiều cùng ngày sau 8 giờ bị tạm giữ.

Mai Khôi viết trên Facebook: “Mai Khôi vừa mới được thả ra sau khi bị bắt ‘làm việc’ không lương 8 tiếng đồng hồ tại sân bay Hà Nội.”

Lý giải cho việc Mai Khôi bị “tạm giữ”, VOA Việt Ngữ viết: “Hồi đầu tháng 3, Mai Khôi được mời sang Cộng hòa Séc để làm giám khảo Liên hoan phim One World - liên hoan phim tài liệu về nhân quyền lớn nhất thế giới. Trên trang Facebook, Mai Khôi cho biết vừa tham dự và trình diễn hai bài hát: “Xin ông” và “Em là của anh rồi”, tại buổi khai mạc Liên hoan phim tối 05/3 tại thủ đô Prague của Cộng hòa Séc. Đó cũng là buổi trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini cho nhà báo Phạm Đoan Trang.”

Nhà đài này còn cho biết thêm, Mai Khôi mới cho ra mắt Album mới có tên “Bất đồng” và không quên nhấn mạnh: “Mai Khôi là một nghệ sĩ độc lập, người chỉ thuần tuý sáng tạo và đấu tranh để cổ vũ cho quyền tự do sáng tác, tự do tư tưởng của giới nghệ sĩ ở Việt Nam”.

Với những cứ liệu ở trên có thể thấy, nhiều khả năng Mai Khôi bị các cơ quan công an kiểm tra vì có liên quan tới buổi trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini cho nữ lưu dân chủ Phạm Đoan Trang tại thủ đô Prague của Cộng hòa Séc. Bên cạnh đó, là những nhạc phẩm chứa đựng ngôn từ được đánh giá là cực đoan, thiếu tính xây dựng được Mai Khôi trình làng trong thời gian gần đây.

Còn nhớ ngày 05/3/2018 tại lễ trao giải Homo Homini do tổ chức People In Need tổ chức tại Cộng hoà Séc, ca sĩ “rận chủ” Mai Khôi đã “trình diễn” 2 bài hát: Please (Xin ông) và I am yours now (Em là của anh rồi) với nội dung đả phá chế độ, tạo cái nhìn lệch lạc với mục đích bịa đặt, xuyên tạc về Đảng, Nhà nước, hạ uy tín Việt Nam trước bạn bè quốc tế.

Về việc này, một số trang tin còn cho biết thêm rằng: “…tại Cộng hòa Séc, khi giới thiệu ban nhạc của mình, cô này đã có những phát biểu xuyên tạc, bịa đặt về tình hình chính trị, nhân quyền tại Việt Nam và tự nhận mình là người phản kháng”. Đây cũng được xem là một trong nhiều lý do khiến Mai Khôi có buổi “làm việc” với cơ quan công an kéo dài 8 tiếng đồng hồ ngay khi đặt chân tới sân bay Nội Bài.

Ca sĩ Mai Khôi sinh năm 1983, quê gốc ở Cam Ranh, Khánh Hòa. Mai Khôi được khán giả Việt biết đến qua sản phẩm CD đầu tay mang chính tên mình với sự giúp đỡ của nhạc sĩ Quốc Bảo. Tuy nhiên, sau khởi đầu thuận lợi không lâu, Mai Khôi nhanh chóng vướng vào những điều tiếng, thị phi nhiều hơn là âm nhạc.

Năm 2016, Mai Khôi tuyên bố ứng cử Đại biểu Quốc hội. Điều này, đã khiến cho công chúng không khỏi bàng hoàng và báo giới tốn không ít giấy mực. Đó là điều hoang tưởng bệnh hoạn nhất lịch sử chính trị tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại

Kể từ khi trượt Đại biểu Quốc hội khóa XIV ngay từ “vòng gửi xe” ca sĩ Mai Khôi ngày càng trở nên cực đoan và đang dần đánh mất mình. Hiện nay, người ta không còn thấy Mai Khôi trong vai trò của cô ca sĩ dưới ánh đèn sân khấu mà thay vào đó là hình ảnh một “nhà dân chủ” tự xưng thiếu cả mặt đạo đức lẫn trình độ chuyên môn, đó là chưa kể tới những bê bối tình yêu với những tên tạp chủng chống phá chế độ. Đáng buồn cho khuôn mặt khả ái nhưng lại bệnh hoạn điên cuồng./.

Nguồn: FB Lâm Hoàng Ân

Võ Thị Sáu - Nữ tù binh đầu tiên tại nhà tù Côn Đảo



Ngày đó có một người con gái Đất Đỏ, tuổi vừa trăng tròn đã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Cuộc đời chị đã trở nên bất diệt với những huyền thoại để đời sau ghi nhớ. Chị là Võ Thị Sáu - nữ anh hùng của nước Việt.

Võ Thị Sáu - Nữ tù binh đầu tiên tại nhà tù Côn Đảo


Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Được sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng, năm 1947 khi mới 14 tuổi, chị gia nhập Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ với mong muốn trừng trị bọn ác ôn. Từ đó, chị đã trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian với nhiều chiến công nổi tiếng.

Võ Thị Sáu - Nữ tù binh đầu tiên tại nhà tù Côn Đảo


Tháng 2/1950, chị dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay. Không may chị bị sa vào tay địch. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng không khai thác được gì, liền đưa chị về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn để tiếp tục khai thác và sau đó mở phiên tòa, tuyên án tử hình chị.

Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 17 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam làm cho lũ quan tòa và đồng bọn đều phải nể sợ. Chị sang sảng khẳng định: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi tên quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị đã thét vào mặt y: "Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đả thực dân Pháp!". "Kháng chiến nhất định thắng lợi!".

Thực dân Pháp muốn giết chết ngay người con gái đáng sợ này, nhưng không dám thực hiện bản án tử hình đối với người chưa đến tuổi thành niên. Chúng phải tiếp tục giam chị ở khám Chí Hòa và rồi đưa ra Côn Đảo. Ngày 23/01/1952, chúng thi hành bản án, bắn chết chị ở ngoài hòn đảo xa đất liền này sau hai ngày chúng đưa chị ra đây. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị đã gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh...

Lời nói đanh thép trước lúc hi sinh

Bốn giờ sáng ngày 23/01/1952, sau khi tên chánh án làm thủ tục thi hành án, viên cố đạo liền lên tiếng: "Bây giờ cha rửa tội cho con". Chị gạt phắt lời viên cha cố: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội...". Ông ta kiên nhẫn thuyết phục: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước".

Đã được mật báo về hành động anh hùng của Võ Thị Sáu và cả ngày giờ giặc Pháp hành hình chị - một nữ tù đầu tiên và duy nhất ở Côn Đảo từ trước tới thời điểm ấy, hàng ngàn trái tim những người tù chính trị từ banh I đến banh II đã thổn thức suốt đêm. Khi lắng nghe thấy bước chân bọn đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát thời ấy dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.

Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị: "Còn yêu cầu gì trước khi chết?". Chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, chị bắt đầu cất cao tiếng hát. Chị hát bài Tiến quân ca. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ lúc này thiết tha bay bổng, say sưa át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình và tiếng hô ra lệnh cho toán lính lên đạn của tên đội trưởng lê dương. Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ngưng hát và hét lên: "Đả đảo thực dân Pháp!". "Việt Nam độc lập muôn năm!". "Hồ Chủ tịch muôn năm!".

Tiếng thét của chị làm bọn đao phủ chùng tay, bảy tiếng súng khô khốc nổ chuệch choạc. Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang đứng đó. Cặp mắt chị trừng trừng nhìn chúng. Tên đội trưởng lê dương không tổ chức bắn loạt đạn thứ hai. Hắn rút súng ngắn lầm lũi bước lại gí vào mang tai chị, bóp cò...

Sau đó, chiến công và nhất là hành động anh hùng lẫm liệt trước kẻ thù của Võ Thị Sáu - người con gái Việt Nam anh hùng - đã được truyền tụng không chỉ trong các banh tù mà còn vào đến phòng ngủ của bọn chúa đảo, chức sắc và các gia đình trên toàn Côn Đảo...

Huyền thoại bất tử và sự linh thiêng của nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Do cảm phục người con gái anh hùng, ngay tối hôm 23/01/1952, kíp tù làm thợ hồ ở khám 2, banh I đã tìm cách đúc một tấm bia bằng xi măng đề rõ họ tên, quê quán, ngày hy sinh đặt ở đầu mộ chị. Sáng hôm sau hay tin, tên chúa đảo Jarty đích thân dẫn lính đến đập nát tấm bia, san bằng ngôi mộ.

Tưởng thế là đã xóa bỏ được uy linh của Võ Thị Sáu, Jarty không ngờ, sáng hôm sau, mộ chị lại được đắp cao hơn trước và một tấm bia bằng ximăng khác lại được dựng lên trang trọng. Jarty lồng lên, ra lệnh cho giám thị trưởng Passi chỉ huy 20 tên tay sai, mang 10 bó roi mây đến khủng bố kíp tù thợ hồ. Chúng lôi từng người ra đánh, người lủng đầu, rách lưng đổ máu... nhưng không ai hé răng khai báo. Sau trận ấy, nhiều tù nhân phải nằm bệnh xá, những người bị tình nghi phải nằm xà lim. Nhưng những người còn đi làm khổ sai vẫn lén giấu từng nhúm xi măng để dựng lại bia, đắp lại mộ chị Sáu.

Không ai nhớ hết có bao nhiêu tấm bia bằng ximăng được dựng trên mộ chị. Và, cũng không biết có bao nhiêu lệnh của bọn chúa đảo, gác ngục, phái tay sai ra đập mộ Võ Thị Sáu. Nhưng bọn chúng không sao hiểu nổi, cứ mỗi lần chúng đập bia, phá mộ chị, thì sau đó bia mộ chị Sáu lại hiện lên như trước. Họ bắt đầu lan truyền rằng: "Cô Sáu rất linh thiêng, không ai có thể đập phá được mộ của cô", và còn đồn rằng: "Cô đã hiện về, cô sẽ vặn cổ những tên hỗn láo...", và những chuyện như huyền thoại về chị Sáu bắt đầu truyền đi.

Một điều trùng hợp mà không ai lý giải được là những tên hỗn láo trực tiếp chỉ huy phá mộ chị, hoặc trực tiếp đập bia mộ chị thì vài hôm sau đã chết "bất đắt kỳ tử", hoặc khùng khùng, điên điên. Thấy thế, bọn gác ngục và lũ tù gian bắt đầu chùn tay. Cũng từ đây bọn cai tù, gác ngục và kể cả vợ con họ khi nhắc tới điều gì đều không thề: "Có trời đất quỷ thần", mà thề: "Có cô Sáu chứng giám". Lời thề ấy đến cả tên chúa đảo cũng phải thốt ra.

Từ đó, không chỉ riêng các tù chính trị mà cả những tù thường phạm, vợ con gác ngục, binh lính, công chức... mỗi lần đi ngang qua nghĩa trang Hàng Dương đều không quên đặt một viên đá, hay cắm một bông hoa, thắp một nén hương lên mộ chị. Thế nên phần mộ chị và tấm bia bằng ximăng đã không mất đi mà cứ cao dần, tồn tại cho tới ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đó là tấm bia thứ nhất được đặt ở bên phải phía trước ngôi mộ mới được xây dựng lại khang trang hiện nay.

Võ Thị Sáu - Nữ tù binh đầu tiên tại nhà tù Côn Đảo

Tấm bia thứ hai màu trắng và cùng ở phía trước, nhưng bên trái ngôi mộ với các dòng chữ khá rõ: "Liệt nữ Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại Bà Rịa, mất ngày 23/1/1952" cũng là một chuyện hiếm có.

Chuyện là, năm 1960 khi Tăng Tư ra Côn Đảo nhận chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Côn Đảo, vợ y đang mắc chứng bệnh nan y. Nghe chuyện về Võ Thị Sáu, vợ chồng y đã âm thầm lập bàn thờ chị Sáu trong nhà, làm thần hộ mệnh và cầu mong chị phù hộ cho vợ y tìm được thầy thuốc chữa khỏi bệnh. Năm 1964, Tăng Tư lên chức tỉnh trưởng, vợ y khỏi bệnh. Vợ chồng Tăng Tư liền làm lễ tạ và gieo quẻ xin phép được trùng tu ngôi mộ của chị Sáu. Rồi vợ Tăng Tư về ngay Chợ Lớn đặt tấm bia có khắc rõ là: "Liệt nữ Võ Thị Sáu..." và tổ chức buổi lễ long trọng đặt bia trên mộ chị.

Tấm bia thứ ba bằng đá đen với những dòng chữ phủ nhũ vàng: "Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu sanh năm 1933..." được đặt ở vị trí trung tâm trang trọng nhất trên mộ phần của chị, đó là tấm bia với danh nghĩa Nhà nước và nhân dân ta ghi công chị - người con gái Việt Nam bất khuất anh hùng.

Võ Thị Sáu - Nữ tù binh đầu tiên tại nhà tù Côn Đảo

Tấm bia thứ tư bằng đá, phía sau tấm bia này là một phiến đá hoa cương hình tròn đường kính gần hai mét. Nó vừa làm nền rất bề thế, hài hòa cho phía sau phần mộ, vừa tượng trưng cho ý chí hiên ngang của chị Võ Thị Sáu khi ở tuổi 17. Cũng còn một ý nghĩa là chị mãi mãi vẫn trẻ đẹp và sống mãi cùng non sông gấm vóc như ánh trăng rằm.

Bôi nhọ Anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, những kẻ bán rẻ nhân cách mua gì?


Cũng như trường hợp của ông Phan Huy Lê khẳng định Anh hùng Lê Văn Tám không có thật, cũng với chiêu bài “lấp đầy khoảng trống lịch sử” một số nhà văn, nhà thơ đã diễn một trò không thể xấu xa hơn: Bôi nhọ hình tượng Anh hùng Võ Thị Sáu.

Bôi nhọ Anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, những kẻ bán rẻ nhân cách mua gì?

Ngày 10/3/2017, trên mạng Youtube xuất hiện một clip lạ. Đó là một bữa tiệc sang trọng trong một nhà hàng sang trọng do nhà văn cao tuổi Nguyên Ngọc đứng đầu, nhà phê bình “nổi tiếng” Phạm Xuân Nguyên cùng với một số nhà văn, nhà thơ khác. Bên một chai rượu ngoại đắt tiền, các nhà văn, nhà thơ đem những chuyện nhặt nhạnh qua lời người này người kia để bôi nhọ Anh hùng Võ Thị Sáu. Người lĩnh xướng cho cái hợp xướng súc vật này là một nhà thơ vốn cũng từng được bạn đọc yêu mến, nhà thơ Nguyễn Duy.

Bôi nhọ Anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, những kẻ bán rẻ nhân cách mua gì?

Câu chuyện của họ gồm những gì? Đó là lời kể chuyện của một người, tự xưng là chị của Anh hùng Võ Thị Sáu, lời kể của bà bán hàng ở chợ, của nông dân nào đó. Tất cả những gì đưa ra đều không được xác minh, không đủ để làm chứng cứ hợp pháp và càng không đủ tiêu chuẩn khoa học để coi là một chứng cứ sử học. Vậy mà các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình hý hửng lắm, kẻ tung, người hứng. Họ kết luận Anh hùng Võ Thị Sáu bị… điên, bị… chập. Có chập, có điên thì mới ném lựu đạn diệt ác ôn chứ, nếu không điên thì như các nhà văn, nhà thơ đây, hưởng hết tài trợ này nọ, rồi ngồi nhà hàng sang trọng mà uống rượu ngoại. Có người còn bật ra một câu đáng để phỉ nhổ: Hóa ra cả dân tộc đi phụng thờ một con điên. Có nhà thơ còn phát biểu: Chỉ có tâm thần lúc bị mang đi bắn còn cài hoa lên tóc…

Cũng cần nhắc lại sự thật về Anh hùng Võ Thị Sáu. Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sống ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 12 tuổi, các anh trai của chị đều tham gia cách mạng, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh quân Pháp và “Việt gian” giết người, tàn phá quê hương mình. Vì vậy, giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.

Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia Việt Minh trốn lên ở trên chiến khu chống Pháp. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong làm liên lạc, tiếp tế. Về Đất Đỏ, chị dùng lựu đạn giết một sĩ quan Pháp và làm bị thương 23 lính, sau đó chị ở lại Bà Rịa làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu.

Năm 1950, Võ Thị Sáu bị bọn tay sai cho Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn giết chết 2 chỉ điểm viên của quân Pháp là Cả Suốt, Cả Đay. Tại phiên tòa đại hình lúc mới 16 tuổi, Võ Thị Sáu đã nói: “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: “Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản”, chị thét lớn: “Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!”. Tiếp đó là tiếng hô: “Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Tòa án binh kết án tử hình chị vào tháng 4/1951. Sau gần 3 năm tra tấn, giam cầm, Quốc gia Việt Nam đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi, nhưng án tử hình vẫn được thực thi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì chính quyền Pháp và Quốc gia Việt Nam không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi xử bắn. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị quát lại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”.

Vào 7 giờ sáng ngày 23/01/1952, Võ Thị Sáu bị xử bắn tại Côn Đảo. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm ngày 22, Võ Thị Sáu hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh… Khi nghe thấy bước chân đao phủ giải Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em trong ngục đứng dậy hát bài "Chiến sĩ ca" - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.

Trước khi bị bắn, cố đạo làm lễ rửa tội. Ông nói: “Hãy để cha rửa tội cho con”. Chị từ chối lời cha cố: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội”. Cố đạo thuyết phục: “Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”. Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt chánh án, trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước”. Ra đến pháp trường, chị nói: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”. Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Lúc Anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh có sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có những tù nhân lúc đó đang thụ án tại Côn Đảo. Tài liệu vụ án, ngay cả phía thực dân Pháp cũng khẳng định những hành động cũng như ý chí diệt thù, ý chí cách mạng của Anh hùng Võ Thị Sáu. Vậy những tài liệu của chính thực dân Pháp, lời kể của những người đã sống, chiến đấu và tù ngục cùng chị Sáu là đúng hay những nhận định của một lũ ám tượng phản cách mạng là đúng? Hay tòa đại hình Pháp đưa ra tòa xử cả thiếu niên tâm thần? Những câu hỏi quá dễ trả lời. Vậy mà xót xa thay, những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình từng được người đọc yêu mến lại có thể có hành vi “nhảy bàn độc” phủ nhận tất cả sự thật để mong một cơn mưa móc nào đó trên chuyến tàu ảo vọng.

Cũng cần nói rõ, những lời bình luận về Anh hùng Võ Thị Sáu không phải bây giờ mới có. Các trang mạng phản động đã tạo ra cốt truyện xuyên tạc, rồi truyền bá nhằm mục đích chống Đảng chống Nhà nước từ cách đây mấy năm. Lại thêm nữa, có một ông Giáo sư được phong hàm hẳn hoi, Giáo sư Mạch Quang Thắng, bất chấp các chứng cứ lịch sử cũng đã lên mạng bày tỏ quan điểm này. Và bây giờ, những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lấy tên mình hòng thêm sức nặng cho những lời bôi nhọ này. Dĩ nhiên, những lời nói của họ không thể thay đổi được lịch sử, chỉ là chỉ dấu cho sự mất nhân cách của họ.

Dư luận chỉ băn khoăn một điều, trong số các nhà văn nhà thơ ấy, ông Nguyên Ngọc, Viện trưởng Viện Phan Châu Trinh đang chuẩn bị tiêu mấy chục tỷ ngân sách cho một dự án Quảng Nam địa chí từ ngân sách tỉnh Quảng Nam. Còn ông Phạm Xuân Nguyên, là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, mỗi năm tiêu tiền ngân sách nhiều tỷ đồng và chính ông ấy cũng nhận lương cùng như nhiều khoản khác mỗi tháng hàng chục triệu đồng từ ngân sách. Cả vị GS Mạnh Quang Thắng nữa, chúng tôi không hiểu nổi tại sao một người có nhân cách thế này, học lực thế này mà vẫn được giảng dạy tại một trường đào tạo cán bộ cao cấp nhất đất nước, hưởng lương cao, nhiều ưu đãi. Dư luận không chấp nhận những người thiếu nhân cách, vừa tiêu tiền thuế của nhân dân vừa chửi trả lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Theo chúng tôi, cần khẩn cấp đưa những người này ra khỏi vị trí họ đang chiếm giữ hoặc tốt nhất đưa họ vào viện tâm thần.

Tính toán sai lầm của Putin trước "đòn hội đồng" phương Tây



Lãnh đạo Nga dường như đã coi nhẹ sức ảnh hưởng của Anh và không lường trước quy mô đòn đáp trả phương Tây sẽ nhắm vào mình.

Tính toán sai lầm của Putin trước "đòn hội đồng" phương Tây
Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Việc 28 quốc gia liên tiếp đưa ra quyết định trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái bị đầu độc ở Anh được cho là một "đòn hội đồng" mà phương Tây nhắm vào Moscow và là một chiến thắng chính trị đáng kể của Thủ tướng Anh Theresa May, theo CNN.

Bố con Skripal bị trúng chất độc thần kinh Novichok ở Salisbury hôm 4/3 và được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch với cơ hội sống sót "chưa tới 1%". Bà May ngay sau đó cáo buộc Nga "khả năng cao" đứng sau vụ tấn công và yêu cầu Điện Kremlin đưa ra lời giải thích trong vòng 24 giờ về việc loại chất độc do Liên Xô phát triển được sử dụng trong một âm mưu giết người ở Anh.

Phản ứng ban đầu của Nga là bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của Anh, gọi đây là "một màn diễn xiếc", đồng thời phản pháo London đang phát động một "chiến dịch thông tin - chính trị dựa trên sự khiêu khích".

Bình luận viên Shashank Joshi của CNN cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như không mấy quan tâm đến lời cáo buộc của Anh trong một vụ việc được coi là riêng lẻ. Nga từ lâu luôn coi Anh là một quốc gia yếu ớt và ngày càng bị cô lập sau Brexit, trong khi EU thì đang bị chia rẽ bởi khủng hoảng kinh tế và tị nạn. Mỹ, đồng minh lớn nhất của Anh, lại có chính sách đối ngoại bị ảnh hưởng bởi quan điểm thân thiện với Nga của Tổng thống Donald Trump.

Bị Nga phớt lờ, không đưa ra bất cứ lời giải thích nào sau hạn chót, Anh quyết định đổi chiến thuật. Sau khi các điều tra viên thuộc lực lượng phòng hóa quân đội Anh phát hiện dấu vết chất độc Novichok, họ liền mời đại diện của Tổ chức Cấm phổ biến Vũ khí Hóa học (OPCW) tham gia cuộc điều tra.

Novichok được coi là một loại vũ khí hóa học nguy hiểm, có độc tính cao gấp nhiều lần so với những chất độc thần kinh khác như VX hay sarin. Sự tham gia của một tổ chức quốc tế như OPCW làm gia tăng đáng kể độ tin cậy của cuộc điều tra, tạo điều kiện cho bà May gọi điện kêu gọi các lãnh đạo đồng minh có biện pháp đáp trả Nga.

Các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Putin trong khi đó vẫn chỉ tung ra những lời bác bỏ thẳng thừng các cáo buộc, tuyên bố Điện Kremlin không có thông tin gì về vụ tấn công ở Salisbury. Họ cũng đưa ra một loạt thuyết âm mưu về nguồn gốc của chất Novichok, thậm chí còn cho rằng chất độc này được chế tạo ở Thụy Điển hay Cộng hòa Czech.

Có vẻ như Putin không ngờ được rằng vụ tấn công ở Salisbury là "giọt nước tràn ly", khi Mỹ và một loạt nước phương Tây khác từ lâu đã tỏ ra tức giận với các hoạt động của Nga vốn bị cho là can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Sự kiên nhẫn mà phương Tây dành cho Nga dường như đã chạm tới đỉnh điểm và những cuộc gọi thuyết phục đồng minh "đánh hội đồng Nga" của bà May đã phá vỡ giới hạn đó, dù London chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục về vai trò của Moscow trong cuộc tấn công.

Trong tuyên bố trục xuất nhà ngoại giao Nga của mình, Đức cho biết họ đưa ra quyết định không chỉ vì vụ Skripal, mà còn do "sự xâm phạm của Nga" vào mạng lưới dữ liệu an ninh của nước này.

Tính toán sai lầm của Putin trước "đòn hội đồng" phương Tây
Bố con Skripal trước khi bị đầu độc.

Australia thì cho rằng "một loạt hành động hung hăng, liều lĩnh" mà Nga có thể liên quan, trong đó có vụ bắn rơi máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines trên bầu trời Ukraine và việc can thiệp vào các cuộc bầu cử phương Tây, là lý do khiến họ trục xuất các nhà ngoại giao Moscow.

Estonia, nước trục xuất tùy viên quân sự Nga, từng nhấn mạnh trong báo cáo tình báo năm ngoái rằng các nước châu Âu như Czech, Đức, Thụy Điển... đã phát hiện "mức độ ngày càng tăng của các hoạt động tình báo Nga".

Mỹ cũng đồng loạt trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Nga, đóng cửa lãnh sự quán ở Seattle, tuyên bố hành động này giúp nước Mỹ an toàn hơn "vì giảm khả năng hoạt động gián điệp của Nga đối với người Mỹ cũng như năng lực thực hiện các điệp vụ ngầm đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ".

Hậu quả lâu dài

Đây không chỉ là đợt trục xuất nhà ngoại giao Nga lớn nhất của Mỹ trong hơn 30 năm qua, mà còn là đòn trừng phạt tập thể quy mô nhất trong lịch sử tình báo thế giới, có thể khiến nước Nga hứng chịu hậu quả nặng nề trong thời gian dài.

Theo bình luận viên Joshi, đòn trừng phạt hội đồng này của phương Tây là "một mũi tên trúng hai đích". Nó vừa phát đi thông điệp răn đe tới Nga rằng bất cứ hành động tấn công nào nhắm vào một đồng minh của họ cũng sẽ phải trả giá, vừa khiến Moscow gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tục hoạt động tình báo trong lòng phương Tây.

Theo một cựu quan chức tình báo Anh giấu tên đang làm việc cho Viện Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia, các điệp viên hoạt động dưới vỏ bọc là nhân viên ngoại giao trong các đại sứ quán Nga có thể hỗ trợ đắc lực cho các điệp vụ của Moscow ở nước ngoài, cũng như xây dựng mạng lưới tình báo rộng khắp.

Paul Adams, bình luận viên của BBC, cho rằng với việc hơn 100 nhân viên ngoại giao tại các đại sứ quán, lãnh sự quán ở 28 quốc gia bị trục xuất, tình báo Nga sẽ hứng chịu đòn giáng rất nặng nề, khi mất đi một "thế hệ điệp viên" đã dày công xây dựng ở Mỹ và châu Âu. "Điều này sẽ khiến Nga gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin tình báo và tuyển mộ điệp viên, ít nhất là trong tương lai trước mắt", Adams nói.


Hành trình từ đại tá tình báo Nga tới nạn nhân bị đầu độc của Skripal.

Các chuyên gia tình báo cho rằng đòn trừng phạt hội đồng này gây thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với những lần trục xuất riêng lẻ trước đây. Nga sẽ gần như không thể bù đắp được những lỗ hổng trong mạng lưới tình báo mà các nhân viên bị trục xuất để lại tại 28 quốc gia cùng một lúc, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu thập thông tin ở nước ngoài của họ.

Moscow cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để khôi phục các "rezidentury", những cơ sở tình báo ở nước ngoài, bởi các nước phương Tây nhiều khả năng sẽ chia sẻ thông tin cho nhau nhiều hơn về mạng lưới sĩ quan tình báo Nga bị tình nghi hoạt động ở quốc gia họ.

Đây có thể là quãng thời gian tồi tệ nhất của các cơ quan tình báo Nga trong suốt nhiều thập kỷ qua, cũng là thời điểm đánh dấu sự sụp đổ trong quan hệ giữa Nga với phương Tây. Nước Nga vốn bị châu Âu cấm vận suốt 4 năm qua sẽ bị đẩy vào tình thế bị cô lập hơn nữa, đặc biệt là khi họ tung ra các đòn đáp trả phương Tây.

Ngay cả khi căng thẳng hạ nhiệt, Nga cũng sẽ phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục được quan hệ với phương Tây trước khi tính tới phương án dỡ bỏ lệnh cấm vận và tái gia nhập G7, Joshi nhận định.


Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

PHI CÔNG NƯỚC NGOÀI ĐỘT TỬ TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT


Trưa ngày hôm nay (28/3), cơ trưởng Hãng hàng không Mandarin Airlines đã đột tử ngay trên chuyến bay chuẩn bị xuất phát từ Tân Sơn Nhất đi Đài Trung (Đài Loan, Trung Quốc).

PHI CÔNG NƯỚC NGOÀI ĐỘT TỬ TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT
Phi công nước ngoài đột tử tại sân bay Tân Sơn Nhất (ảnh minh họa).

Thông tin cho biết, lúc 11 giờ 26 phút ngày 28.3, cơ trưởng L.K.H (35 tuổi) của Hãng hàng không Mandarin Airlines (Đài Loan) đã bị ngất ngay trong khoang lái máy bay B737 - 800 khi đang chuẩn bị thực hiện chuyến bay AE1858 từ Tân Sơn Nhất đi sân bay Đài Trung.

Khi máy bay đã đóng cửa, rút chèn để chuẩn bị lăn bánh, thì cơ phó chuyến bay thông báo cơ trưởng L.K.H bị ngất và yêu cầu hỗ trợ y tế.

Đội y tế Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã ngay lập tức có mặt và sơ cấp cứu, đồng thời đưa người này đến Bệnh viện 175. Tuy nhiên, bệnh viện thông báo cơ trưởng L.K.H đã ngưng tim và ngưng thở.

Thông tin cho hay, bằng lái của cơ trưởng L.K.H còn hạn đến tháng 02/2020, giấy chứng nhận sức khoẻ có hạn sử dụng đến 31/10.

Toàn bộ 162 hành khách đi trên chuyến bay đã được đưa vào nhà ga và phục vụ ăn uống. Hãng hàng không cũng đã bố trí tổ bay mới để tiếp tục thực hiện chuyến bay trong chiều cùng ngày.

LŨ VIỆT TÂN LẠI XÀM NGÔN


Thời gian vừa qua, núp dưới vỏ bọc "dân chủ, nhân quyền", tổ chức khủng bố Việt Tân đẩy mạnh chiến dịch xuyên tạc, bôi nhọ chân dung các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đả kích Việt Nam trên các phương tiện truyền thông thù địch ở nước ngoài và trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là facebook nhằm mục đích cuối cùng là thực hiện cuộc "cách mạng màu" với âm mưu lật đổ chính quyền tại Việt Nam. Một trong những hành động đen tối mới đây của tổ chức này trên mạng xã hội facebook đó là xuyên tạc, bôi nhọ Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng và chính sách của Nhà nước Việt Nam.

LŨ VIỆT TÂN LẠI XÀM NGÔN


Việt Tân mở đầu bài viết như sau: "Xin trích lời của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên thứ trưởng Bộ Công an nói mấy năm trước đây được loan truyền trên mạng xã hội: "Nước ta đảng lãnh đạo, không có phản biện gì cả, phản biện là phản động. Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù còn nhiều chỗ lắm! Mà cũng chẳng cần bắt bớ, tù đày làm gì. Thời buổi này tai nạn giao thông là chuyện cơm bữa; mà chẳng cần tông xe làm gì. Buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm gì được nữa. Các nước người ta đều biết kỹ thuật này, chúng tôi cũng chẳng thua đâu." Đọc qua, hẳn ai cũng biết đây là lời của Việt Tân phịa ra chứ với một người được giao quyền thực thi pháp luật và trình độ tri thức cao như tướng Nguyễn Văn Hưởng thì không đời nào ông phát ngôn như vậy. Hơn nữa, tôi cũng có chút tò mò nên đã tìm kiếm trên mạng nhưng tìm nửa ngày mà không ra đoạn trích của tướng Hưởng mà Việt Tân đưa ra trên mạng xã hội. Tiếp đó, nếu thực sự có thì tôi nghĩ rằng Việt Tân phải trích dẫn đường link chứ không đơn thuần chỉ nêu ra như vậy chứ.

Tiếp theo, Việt Tân vu khống lực lượng An ninh: "... tội ác tày trời của lũ an ninh cộng sản Việt Nam với những người lên tiếng phản biện. Cô Phạm Đoan Trang (nhà báo), bị đánh đứt dây chằng đầu gối khó lòng phục hồi, phải đi nạng suốt đời... ". Thực hư chuyện này ra sao? Vào ngày 08/3/2018, cây bút chống cộng Phạm Đoan Trang được mời lên đồn Công an làm việc. Sau khi về nhà, Trang kêu mệt, bị đau chân. Vì thế Việt Tân vin vào chi tiết này để vu khống "tội ác tày trời của lũ an ninh cộng sản Việt Nam", dù không có chút bằng chứng nào cho thấy Công an hành xử sai luật hoặc ngược đãi Phạm Đoan Trang. Thực tế Trang vẫn đang ngày ngày trốn tránh Công an, lang thang khắp trong Nam ngoài Bắc như "đi chợ" với cuốn "Chính trị bình dân" giới thiệu đến những anh em zân chủ cùng hội cùng thuyền.

Tương tự như vậy, Việt Tân cũng khẳng định "mục sư Nguyễn Trung Tôn bị đánh đứt dây chằng cả hai chân, mới được nối lại một chân, thì mục sư lại bị bắt lần hai vào tù. Trong điều kiện khắc nghiệt của nhà tù cộng sản thì việc mục sư được điều trị phục hồi đôi chân là xa vời không tưởng..." mà chả có một tý chứng cứ nào. Họ chỉ căn cứ vào lời của Nguyễn Trung Tôn như sau: "Chiều ngày 27/02/2017, tôi cùng hai người bạn đi đến Ba Đồn gần giáo xứ Cồn Sẻ. Chúng tôi xuống định bắt xe ôm vào Cồn Sẻ thì có một chiếc xe 7 chỗ họ tấp vào, họ mở cửa sẵn họ đấm vào mặt vào người chúng tôi. Họ lấy đồ họ trùm mặt và lôi chúng tôi lên xe. Họ đánh chúng tôi suốt từ 9 giờ 30 tối cho tới 1 giờ sáng. Họ đưa chúng tôi vào một khu rừng vắng thuộc Thanh Hà, Hà Tĩnh họ vất chúng tôi trần truồng trong đấy họ lột hết nhẫn đồng hồ, quần áo tư trang tiền bạc. Họ lột chúng tôi lõa lồ họ, trói chúng tôi và bỏ ngoài đường." Tuy nhiên, chỉ căn cứ vào lời của Tôn mà Việt Tân lập tức quy kết thì thiếu khách quan quá bởi theo một blogger nhận định thì: "Mặc dù luôn tự xưng mình là Mục sư đạo Tin Lành nhưng Nguyễn Trung Tôn lại để lại ấn tượng mạnh với những người quen biết thông qua những mối quan hệ tình ái kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng". Mối quan hệ của Tôn với một cô “dân chủ” quê Nghệ An Hồ Thị Bích Khương là một ví dụ". Và từ đây hẳn mọi người cũng hiểu những mối quan hệ của Tôn không thiếu những kẻ tình địch sẵn sàng choảng nhau để giành sự ảnh hưởng về tình ái, dẫn tới sự việc mà Tôn kể cũng là dễ hiểu.

Bên cạnh đó, Việt Tân còn đề cập đến việc các phạm nhân bị giam xa nhà, bị chuyển trại như: "tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu quê Nghệ An nhưng bị giam tận Xuyên Mộc, cách nhà hàng ngàn cây số. Anh Trần Huỳnh Duy Thức nhà ở Sài Gòn nhưng lại đưa ra trại 6 Nghệ An giam... Trần Thị Nga bị chuyển vào trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai..." Qua việc này, Việt Tân cho rằng cộng sản quá độc ác. Vâng, việc trại giam không còn chỗ chứa phạm nhân hay tùy tình hình thực tế đặt ra mà phải điều phạm nhân đi giam giữ ở một trại cách xa nhà phạm nhân hay việc chuyển trại cho phạm nhân là hết sức bình thường và đã được quy định rất rõ ràng trong Luật thi hành án hình sự năm 2010. Việc đưa người bị kết án của Tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự - Bộ Công an. Theo luật thì việc điều chuyển phạm nhân không thể phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của phạm nhân hay người nhà phạm nhân hay khoảng cách địa lý giữa nơi giam giữ với nhà phạm nhân được mà phải căn cứ tình hình và những điều kiện cụ thể, các cơ quan chức năng sẽ có quyết định điều chuyển phù hợp.

Qua bài viết của Việt Tân trên mạng xã hội facebook có thể thấy với bản chất lưu manh, đểu cáng, vu oan giá họa thì Việt Tân khó mà thay đổi. Càng ngày chúng càng ngông cuồng hơn, chất chồng tội với dân tộc Việt Nam. Dự là ngày đền tội của chúng không còn xa.

BÀN VỀ BẢN CHẤT CÁC NGỤY QUÂN - NGỤY QUYỀN



Về bản chất của quân đội ngụy và ngụy quyền tay sai thì Bác Hồ đã nhiều lần đề cập trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bằng những câu như: “Chúng dựng lên ngụy quân, ngụy quyền dùng làm công cụ phản quốc hại dân.”, “Chúng nuôi dưỡng ngụy quyền, ngụy quân làm công cụ hại dân phản nước.” v.v.
BÀN VỀ BẢN CHẤT CÁC NGỤY QUÂN - NGỤY QUYỀN

Lưu ý rằng Bác Hồ không nói những người trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền là những kẻ phản nước, hại dân, mà Bác nhận định họ đã bị Pháp, Mỹ sử dụng làm công cụ phản nước hại dân. Như vậy, những người tốt nhưng yếu, kém, không có thực lực, bị thời thế đẩy đưa thì vẫn có thể bị giặc lợi dụng làm công cụ hại dân, phản nước. Như vậy việc những cá nhân lính ngụy, sĩ quan ngụy tốt hay xấu, bản thân có yêu nước hay không, là việc không liên quan.

Bác Hồ nổi tiếng về khả năng có thể nói rất lâu mà không nói vấp hay nói hớ 1 chữ, nhận thức sự việc tuyệt đối chính xác, và câu “làm công cụ hại dân phản nước” của Bác cho thấy cách dùng từ của Người rất tỉ mỉ và cực kỳ chính xác.

Bác Hồ nhận định về ngụy quyền - ngụy quân như thế cũng không phải là Bác ghét bỏ, thù hận gì họ, trái lại Bác Hồ vẫn xem họ là đồng bào bình thường, chỉ vì tình thế bắt buộc, bị bắt lính, gia cảnh cơ hàn, cuộc sống khó khăn, hoặc bị giặc tẩy não, nhồi sọ v.v. thì mới đi lính cho giặc.

Trong quá khứ, Bác đã viết rất nhiều lá thơ, chuyển vào Nam và giao cho các tổ chức binh vận, ngụy vận tìm cách đưa những lá thơ này đến tay đồng bào lính ngụy trong vùng tạm chiếm: “Thư gửi các ngụy binh” (thập niên 50), “Vận động ngụy binh” (thập niên 50), “Lời kêu gọi ngụy binh quay về với Tổ quốc” (thập niên 50), “Ngụy binh giác ngộ” (thập niên 60) v.v. Đảng cũng nhiều lần ra Nghị quyết và có nhiều văn kiện yêu cầu đẩy mạnh công tác “ngụy vận”. Xem công tác ngụy vận là một phần của công tác dân vận, chứ không xem là địch, công tác ngụy vận là một phần của công tác binh vận, nhưng lại có khác biệt với công tác địch vận (nhắm vào người Pháp và người Mỹ).

Trong lịch sử thật ra chẳng có ai thật sự muốn bán nước, không có ai nghĩ rằng mình bán nước. Xưa nay chưa hề có một hợp đồng nào kiểu tôi giao cả quốc gia cho anh, anh trả cho tôi bao nhiêu tiền. “Bán nước” chỉ là một cách lên án của dân gian và sự phán xét nghiêm khắc của lịch sử và hậu thế, nhằm giáo dục con em không để lâm vào tình cảnh tương tự. Đó là thuộc văn hóa suy nghĩ, tư duy, tâm tư tình cảm của dân tộc, và đó cũng là nhân sinh quan của dân tộc Việt Nam. Chứ hoàn toàn không có hận thù gì ở đây, người Việt Nam đa số có lòng khoan dung và vị tha.

Người ta kết tội những nhân vật đứng đầu như Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Lê Chiêu Thống, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu vào tội danh bán nước là để ghi nhận một tấm gương xấu cho hậu thế rút kinh nghiệm, mang tính chất răn đe cho con cháu đời sau. Chứ người ta không kết tội những quân nhân, tướng lĩnh, sĩ quan cấp dưới. Lịch sử kết tội Lê Chiêu Thống chứ không kết tội Lê Quýnh, Hoàng Phùng Tứ, Trần Quang Châu… Lịch sử kết tội Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chứ không kết tội Ngô Quang Trưởng, Hoàng Xuân Lãm, Cao Văn Viên, Trần Văn Đôn…

BÀN VỀ BẢN CHẤT CÁC NGỤY QUÂN - NGỤY QUYỀN

Như vậy cách nhìn đúng đắn là: Ngụy quyền và ngụy quân đúng là do giặc dựng lên để mị dân, hợp thức hóa cuộc xâm lược và phục vụ cho cuộc xâm lược. Còn riêng những cá nhân trong bộ máy đó, nếu không còn liên quan gì nữa, không còn gây ra gì nữa, và chiến tranh đã qua lâu, xã hội ổn định, không khí thanh bình, thì nên xem họ là những người bình thường.

Lịch sử đã sang trang mới và thực tế cũng cho thấy những người lính ngụy, sĩ quan ngụy, tướng tá ngụy như các ông Trần Chung Ngọc, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu, Nguyễn Phương Hùng và nhiều người khác trong lúc này vẫn đang tôn trọng hơn những người từng là “Bộ đội cụ Hồ” mà đã thoái hóa, biến chất, đón gió trở cờ, trở thành kẻ phản bội, phản quốc như Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Trần Anh Kim theo ngoại bang chống phá đất nước hay những kẻ tha hóa biến chất, trở thành sâu bọ tham nhũng, lũng đoạn, cắn nát đất nước và chế độ.

Tóm lại: Lịch sử thì phải nhận thức đúng. Những cá nhân trong quá khứ thì thông cảm, bỏ qua và tôn trọng như một người bình thường! Đây là cách tiếp cận hợp tình hợp lý. Chúng ta tôn trọng cá nhân các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, nhưng trong lịch sử chúng ta vẫn phải ghi nhận là hai ông từng làm tướng cho Pháp, Mỹ, trong thời Pháp thuộc hai ông có Pháp tịch, là công dân Pháp và đi lính cho Pháp, đeo huân chương Pháp, được Pháp phong chức, được Pháp rồi Mỹ trả lương. Bỏ qua, gác lại quá khứ, tha thứ... không có nghĩa là quên lãng, từ bỏ. Khép lại quá khứ không có nghĩa là đóng lại, khóa lại quá khứ. Lịch sử và các tiểu sử, trong đó có những giai đoạn lầm lạc của một số nhân vật nên được ghi nhận chính xác. Xem như đó là một bài học lịch sử để răn dạy con cháu đời sau.

Lịch sử luôn được người Việt hàng nghìn năm nay sử dụng như một phương tiện để đề cao, ca ngợi những tấm gương tiết liệt, làm tấm gương sáng cho hậu thế và răn đe những gương xấu phản dân hại nước, rước giặc vào nhà.

Đó là một cách thức truyền lửa của dân ta nghìn năm nay từ thời mở nước và trong suốt những thời kỳ giữ nước, đời này noi theo gương tốt của đời nọ, thế hệ trước truyền lại ngọn đuốc cho thế hệ sau. Đánh giặc là đúng, chống ngoại xâm là đúng, theo giặc là sai, bán nước là sai. Với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Bất cứ ai “rước voi về giày mả tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà” đều bị lịch sử chê trách, lên án.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những cuộc đụng độ xảy ra giữa quân Việt Nam và quân ngụy là vì lính ngụy bị giặc Mỹ đẩy ra đánh thay họ, chết thay họ, tránh thương vong cho quân đội của họ. Việt Nam chỉ đánh giặc xâm lược Mỹ, không coi ngụy là một nước, không công nhận cái gọi là “nước Việt Nam Cộng hòa” và chưa bao giờ tuyên bố chiến tranh với ngụy; Việt Nam chỉ tiến hành chiến tranh với Mỹ. Đây là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước chứ không phải là “chống ngụy cứu nước”.

Việt Nam muốn kết thúc chiến tranh thì phải đánh thắng Mỹ, muốn giải quyết chiến tranh thì phải nói chuyện với Mỹ, với người chủ. Trong suốt cuộc chiến này, VN không chú trọng đánh ngụy và chỉ chú trọng đánh Mỹ với cả 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự, ngoại giao. Vì ta biết rõ dù có diệt được ngụy mà Mỹ vẫn còn đó thì họ chỉ việc dựng lên một ngụy quyền khác và bắt thanh niên miền Nam đi lính bằng các đợt cưỡng bách quân dịch quy mô. Không đánh bại được Mỹ thì không diệt được ngụy, chém đầu này sẽ mọc đầu khác. Không thắng được ông chủ thì ông chủ chỉ việc tuyển dụng và đưa lên những tay sai mới. Cho nên muốn chấm dứt chiến tranh thì phải đánh thẳng vào cái gốc, cái rễ, cái nguồn gốc chiến tranh, cái nguồn gây ra chiến tranh, cái nguồn đang tiến hành xâm lược, cái cỗ máy chiến tranh đang điều hành cuộc chiến. Đánh cho “Mỹ cút” rồi mới đến “ngụy nhào” như câu thơ chúc Tết mà Bác Hồ tặng miền Nam đã nói. Bác đã tài tình lồng vào 2 giai đoạn chiến lược “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” vào câu thơ của mình ngay trong lúc Mỹ đang mạnh, chưa cút và ngụy chưa nhào.

Việt Nam cũng chưa bao giờ đàm phán, nói chuyện với ngụy, vì biết có nói chuyện với ngụy thì cũng vô ích, không giải quyết được gì. Việt Nam muốn gì thì tìm Mỹ mà nói, mà đối thoại, mặc cả, giao dịch, trao đổi v.v. Mục tiêu của cuộc kháng chiến là: Quét sạch tên giặc xâm lược cuối cùng và tất cả các ngụy quyền của giặc xâm lược ra khỏi miền Nam của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà quân đội Mỹ đang chiếm đóng bất hợp pháp (Miền Nam của Việt Nam DCCH quy định rõ ràng trong hiến pháp 1946, 12 khu hành chính và quân sự tháng 11/1946, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Hiệp định Genève về Đông Dương, Hiến pháp 1959).

Nhìn chung thì cả trong nước và nước ngoài đều không để ý nhiều đến vai trò của ngụy quyền trong cuộc chiến Việt - Mỹ. Người ta đề cập nhiều đến vai trò của Hà Nội và Washington nhiều hơn. Lý do rất đơn giản là vì đây là cuộc đụng độ lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, một bên có sức mạnh con người, một bên có sức mạnh khoa học công nghệ. Họ mới là hai nhân vật chính cần đề cập tới. Ngụy Sài Gòn có vai trò mờ nhạt và lãng nhách, không đáng phải đề cập và vì thế người ta thấy không cần nhắc nhiều đến.

Nhìn lại thì thấy quả thật là vai trò của chế độ Sài Gòn, quân đội Sài Gòn rất mờ nhạt trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Các tài liệu đa chiều trên thế giới rất ít nói về ngụy Sài Gòn. Họ chú trọng đến vai trò của Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (họ gọi là “Việt Cộng”) và phía bên kia là Hoa Kỳ. Không có nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà báo nào tốn nhiều giấy mực, thời gian, công sức để viết về những chư hầu của Mỹ.

Trong lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam, giặc ngoại xâm nào vào bờ cõi nước Việt thì cũng tạo ra một đội quân người bản xứ để cho quân ngoại xâm đỡ tốn xương máu, đỡ hao binh tổn tướng. Trong chiến tranh chống Việt Nam cũng vậy, lính Pháp, lính Mỹ đáng lẽ còn hao tổn hơn nhiều nếu không nhờ lực lượng ngụy quân đỡ đạn cho lính Pháp, lính Mỹ, giúp quân đội Pháp - Mỹ giảm thương vong.

Vì sao cuộc chiến chống Mỹ dễ xuyên tạc hơn các cuộc chiến chống xâm lược khác trong Việt sử?

Về kháng chiến chống Pháp, ngoài ông Nguyễn Gia Kiểng (chủ tịch của tổ chức “Tập hợp Dân chủ Đa nguyên”, tai tiếng với cuốn sách “Tổ quốc Ăn năn” chê bai Bác Hồ, vua Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và nhiều anh hùng dân tộc khác của VN) gọi kháng chiến chống Pháp là cuộc “nội chiến” (giữa Việt Minh và “Quốc gia”) ra thì hầu hết đều thống nhất rằng đây là cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Ngay cả những kẻ chống Cộng cực đoan cũng không thể phủ nhận nổi điều này, ngay cả sách giáo khoa ở miền Nam dưới thời Mỹ cũng phải ghi đây là cuộc chiến giữa “nhân dân Việt Nam” và thực dân Pháp (lờ đi vai trò lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch). Sở dĩ kháng chiến chống Pháp khó xuyên tạc là vì thực dân Pháp đã đô hộ, bóc lột, nô dịch dân ta trong suốt gần một thế kỷ Pháp thuộc và khái niệm “trăm năm nô lệ giặc Tây” đã in ấn sâu đậm, khắc cốt ghi tâm trong lòng dân chúng.

Còn kháng chiến chống Mỹ dễ xuyên tạc hơn, do nó là cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới, trong thời đại mới, thông qua ngụy quyền mà nó dựng lên để kiểm soát miền Nam Việt Nam, khống chế khu vực và chiếm đoạt tài nguyên, trên danh nghĩa “tham chiến giúp đỡ đồng minh”. Chứ trên danh nghĩa họ không trực tiếp trắng trợn gọi miền Nam Việt Nam là thuộc địa như thực dân Pháp trong thời Pháp thuộc và cũng không chính thức sát nhập miền Nam Việt Nam vào lãnh thổ chính quốc như phong kiến Trung Hoa trong thời Bắc thuộc.

Đây là một hình thức xâm lược “văn minh” và ma giáo. Dân ta lại chưa kinh qua cuộc xâm lược kiểu này trong lịch sử và trước đó Mỹ cũng chưa xâm lược, chiếm đóng, đô hộ nước ta với hình thức như thực dân Pháp đã làm trong thời Pháp thuộc. Cái gì mà mới mẻ, chưa có kinh nghiệm cho nó thì thường dễ gây nhiễu nhân tâm hơn.

Đó cũng là lý do vì sao mà trong thời Pháp thuộc suốt gần 100 năm, Việt Nam lại có nhiều Việt gian cam tâm làm tay sai đắc lực cho Pháp đến như vậy, nhiều hơn gấp trăm lần so với các cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc. Đó là vì hình thức xâm lược của thực dân Pháp khác với hình thức xâm lược, đô hộ kiểu cũ của phong kiến Trung Hoa. Pháp không chính thức sát nhập Đại Nam vào lãnh thổ Pháp, mà sử dụng Đại Nam làm một thuộc địa (colony), làm một nơi để khai thác, vơ vét, bóc lột, trên danh nghĩa “bảo hộ” triều đình An Nam, An Nam vẫn có vua, nhà Nguyễn vẫn còn đó. Trước thời Pháp thuộc thì dân ta lại chưa kinh qua cách thức xâm lược và đô hộ như thế này, nên cũng có nhiều người mơ hồ về việc Pháp xâm lược Đại Nam, họ coi mình là đang phục vụ triều đình, chỉ huy lính Nam triều, chứ không nghĩ mình đang phục vụ cho Pháp; họ cho rằng Pháp đã đem ánh sáng văn minh phương Tây vào Đại Nam, giúp khai hóa dân tộc Việt, giúp Đại Nam có tự do tôn giáo, tự do truyền đạo, bảo hộ và giúp đỡ triều đình và đất nước ta, giúp người Việt chống Trung Hoa (quân Thanh, quân Cờ Đen, quân Cờ Vàng, quân Cờ Trắng v.v.), họ tự lừa dối bản thân, họ cố nghĩ như vậy, nhiều khi cũng chỉ để cho lương tâm không bị cắn rứt, tự an ủi bản thân, tương tự như nhiều người trong thời Mỹ sau này.

Trong lịch sử các nước, phía xâm lược luôn có những chiêu bài chính trị để hợp thức hóa hành động xâm lược, xâm phạm chủ quyền. Chiêu thức dựng lên một “đối tượng để giúp đỡ” là chiêu đã được dùng đi dùng lại từ ngàn xưa. Như nhà Minh “phù Trần diệt Hồ”. Như Mông Cổ “giúp” Trần Ích Tắc làm vua. Quân đội Mãn Thanh “giúp” Lê Chiêu Thống khôi phục cơ nghiệp tổ tông và chống “giặc Tây Sơn” v.v. Nó luôn lặp lại với những hình thức khác nhau, nhưng bản chất thì vẫn vậy, “bình mới rượu cũ”.

Trong lịch sử Việt Nam, mỗi thời kỳ giặc xâm lược đều có những hình thức xâm lược khác nhau và ngày càng tinh vi hơn. Mục tiêu xâm lược cũng có những khác biệt nhất định. Phong kiến Trung Hoa xâm lược Đại Việt, chiếm đất đai, sát nhập lãnh thổ Đại Việt vào Trung Hoa, biến đất Việt thành đất Trung Hoa, biến Đại Việt thành một quận, huyện của họ. Và trong thời gian đô hộ thì không tồn tại triều đình người Việt.

Pháp bắt đầu xâm lược Đại Nam năm 1858, ép nhà Nguyễn ký hiệp ước dâng lên Nam Kỳ Lục tỉnh rồi lần lượt “bảo hộ” Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Họ chiếm hữu và trục lợi ở Việt Nam và Đông Dương như một thuộc địa, nhưng trên danh nghĩa thì vẫn có vương quốc An Nam “độc lập”. Vẫn có triều đình Huế với các “hoàng đế” có ngai nhưng không quyền. Họ trực tiếp quản lý Việt Nam bằng Toàn quyền Đông Dương và dưới trướng có rất nhiều cộng sự người Việt mà dân gian gọi là “chó săn” của Pháp. Họ thiết lập một hệ thống ngụy quyền quy mô, rộng lớn, bao gồm những lực lượng ngụy quân (lính Nam triều, lính khố xanh, khố đỏ, khố vàng) được huấn luyện chu đáo và chuyên nghiệp.

Cho thấy rằng Pháp cũng xâm lược, nhưng hình thức xâm lược, hình thức chiếm đóng, hình thức trục lợi là khác với phong kiến Trung Hoa. Pháp không chủ trương sát nhập Đông Dương vào “nước mẹ Đại Pháp”, mà chỉ muốn xơ múi, khai thác, bóc lột, vơ vét những lợi ích tài nguyên màu mỡ, những nguồn nhân lực, nô lệ, lao công phong phú ở đây. Tóm lại là hút cạn kiệt thuộc địa để làm giàu cho mẫu quốc.

Pháp không cần Việt Nam thành một phần của nước Pháp. Không coi Đông Dương là nước Pháp, mà họ coi Đông Dương và Việt Nam là một vùng thuộc địa (colony) để họ khai thác, họ coi họ là “nước mẹ” của thuộc địa này. Ngụy triều của người Việt được phép tồn tại và làm vật trang trí. Ngụy quân người Việt được xây dựng, trang bị, huấn luyện và trả lương. Đây gọi là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, khi mà tên giặc không cần sát nhập lãnh thổ, cướp đất đai trên danh nghĩa, thay vào đó, họ mị dân bằng những tuyên bố “bảo hộ” sự “độc lập” của vương quốc An Nam trên danh nghĩa. Họ cho người Pháp vào trực tiếp quản lý, trực tiếp nắm lấy. Và các cộng sự người Việt chỉ là loại thừa hành cấp thấp. Người Pháp chỉ việc tha hồ bóc lột và nô dịch nhân dân bản xứ.

Hoa Kỳ viện trợ và giúp đỡ Pháp tái chiếm Việt Nam thất bại, sau đó trực tiếp nhảy vào rồi từng bước hất cẳng Pháp, thu nhận và nuôi dưỡng ngụy quyền và ngụy quân mà Pháp đã sử dụng và để lại. Thay tên đổi họ lại cho ngụy quân, ngụy quyền, tổ chức lại, xây dựng lại, vá lại, thay đổi tay sai, chỉ giữ “quốc kỳ” và “quốc ca”.

Cách thức xâm lược của giặc ngoại xâm theo tiến trình lịch sử, theo sự tiến hóa của văn minh nhân loại, cũng thay đổi và “nâng cấp” theo thời gian, càng lúc càng mị dân và được ngụy trang tinh vi hơn.

Mỹ xâm lược Việt Nam là xâm lược kiểu thực dân mới. Theo đó, ông chủ đứng ngoài thu lợi, quan sát, kiểm soát. Còn phần quản lý thuộc trách nhiệm của ngụy quyền bản địa, chứ giặc xâm lược không trực tiếp bắt tay vào làm như thực dân cũ. Tương tự như người đạo diễn đứng ngoài điều khiển, chỉ đạo, các diễn viên cứ thế mà diễn tuồng, đóng kịch. Đến khi diễn viên bất tài vô dụng quá mức, không đảm đương nổi vai diễn, vai trò, thì có khi đạo diễn phải nhảy ra sân khấu làm kép chính luôn, và 58 vạn quân Mỹ, trong giai đoạn 1964 - 1973, đã tiến vào tham chiến trực tiếp như bọn thực dân cũ, như xâm lăng thời phong kiến.

Do đó nếu chỉ nhìn các cuộc chiến tranh trong lịch sử hiện đại và ngày nay bằng cặp mắt phong kiến lạc hậu, chỉ biết đến các hình thức xâm lược của phong kiến từ xa xưa mấy ngàn năm trước, cứ phải có cùng một hình thức thủ đoạn chính trị, quân sự đó thì mới là xâm lược, thì thật là thiếu sót, lạc hậu, kém cập nhật.

“Thắng làm vua, thua làm giặc”?

Một luận điệu lệch lạc, phi thực tế thường xuất hiện sau ngày Việt Nam chiến thắng: “Được làm vua, thua làm giặc”, “lý lẽ và chân lý thuộc về kẻ chiến thắng”. Hai câu này đã có từ lâu và cũng đúng phần nào, tuy nhiên, những kẻ phản động đã lấy 2 câu này của người xưa rồi gán ghép bừa bãi và dùng những câu này để bóp méo bản chất của kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam.

Thực tế mà nói, hai câu trên không tuyệt đối đúng: Triệu Đà chiến thắng và có tuyên truyền thế nào thì An Dương Vương cũng không phải là giặc. Phong kiến Trung Hoa chiến thắng và có tuyên truyền đến thế nào thì Trưng Vương, Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế, Lý Nam Đế cũng không là giặc. Lý Phật Tử đã chiến thắng nhưng Triệu Việt Vương cũng vẫn không phải là giặc. Nhà Minh chiến thắng và có tuyên truyền đến mức nào thì Hồ Quý Ly, Trần Giản Định, Trần Trùng Quang cũng không phải là giặc. Nhà Nguyễn chiến thắng và có tuyên truyền đến mức nào suốt hơn 100 năm thì người dân vẫn xem nhà Tây Sơn là anh hùng, không phải là giặc. Thực dân Pháp và bọn phản động trong thời Pháp thuộc dù có tuyên truyền đến thế nào thì các nghĩa quân cũng không phải là “giặc phiến loạn”.

Giặc Pháp, giặc Mỹ và tay sai trong suốt hơn 30 năm chiến tranh, thắng bao nhiêu lần, nhưng dù có tuyên truyền đến mức độ nào thì cũng không biến được cuộc kháng chiến chống Mỹ thành cuộc “nội chiến”, “ý thức hệ”, “cuộc chiến quốc tế”, “cuộc chiến ủy nhiệm”. Thực tế lịch sử đã cho thấy: Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ chiến thắng, mà thuộc về nhân dân, thuộc về chính nghĩa dân tộc.

Chân lý chỉ thuộc về kẻ chiến thắng với điều kiện kẻ chiến thắng đó chính là nhân dân, là dân tộc, và lực lượng quân sự, chính trị mà dân tộc đó, nhân dân đó ủng hộ. Thực tế lịch sử khách quan thì không thể phủ nhận được.

Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Quang Phục, 11 sứ quân, nhà Hồ, nhà Hậu Trần, nhà Mạc, chúa Nguyễn, chúa Trịnh v.v. đều đã thua nhưng dân tộc Việt Nam không coi họ là giặc, là ngụy.

Còn các triều đình Huế thời Pháp thuộc, ngụy quyền Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu v.v. thì dân ta đã gọi họ là ngụy, là giặc ngay trong lúc chưa chiến thắng, ngay trong lúc giặc chưa thua. Trước 1975, khi Mỹ - Việt chưa biết ai thắng ai thua thì dân miền Nam đã gọi ngụy quyền là “ngụy” rồi.

Quan niệm “thắng làm vua, thua làm giặc” cũng không phải lúc nào, thời nào cũng đúng với thực tế, đúng với lịch sử. Quan điểm này chỉ đúng trong những cuộc chiến nội bộ trong thời phong kiến. Trong lịch sử nước ta, giặc Đông Hán, giặc Minh, giặc Pháp từng chiến thắng nhưng họ vẫn mãi là giặc. Họ vẫn là giặc khi bắt đầu cuộc chiến, trong cuộc chiến và sau cuộc chiến, dù thời điểm nào thì vẫn đều là giặc.

Giặc là giặc, ngụy là ngụy, chính là chính, tà là tà, chính nghĩa là chính nghĩa, phi nghĩa là phi nghĩa, tự vệ là tự vệ, xâm lược là xâm lược, nội chiến là nội chiến, chống ngoại xâm là chống ngoại xâm. Những điều này không phụ thuộc vào sự duy ý chí của con người, cảm tính, cảm nghĩ của cá nhân, niềm tin cá nhân của con người, mà nó phụ thuộc vào thực tế lịch sử khách quan và bản chất của các đối tượng tranh đấu trong cuộc chiến đó. Bạn có nghĩ, tin, tuyên truyền cá đi trên bờ thì con cá vẫn lội dưới nước.

Dĩ nhiên trong trường hợp khoa học lịch sử, thì gọi thế nào ít nhiều có phụ thuộc phần nào đó vào góc độ lợi ích của quốc gia dân tộc liên quan, trong trường hợp của Đại Việt - Việt Nam nghìn năm nay thì đều có những tiêu chí rất rõ ràng, khó nhầm lẫn, để đánh giá, nhận định ai là giặc, ai là ngụy. Không thể chỉ vin vào kết quả thắng - thua hay thực lực yếu - mạnh rồi đánh đồng tất cả, đánh tráo khái niệm, cào bằng giá trị, vàng thau lẫn lộn, thiện ác bất phân.

Như tại miền Nam Việt Nam trong khi cuộc chiến vẫn đang diễn ra thì những cụ già từ thôn quê đến thành phố đã gọi Mỹ-ngụy là giặc, họ gọi thế ngay dưới mạng lưới truyền thông, sách báo, hệ thống tuyên truyền, và bộ máy trấn áp khổng lồ và tinh vi của giặc Mỹ và tay sai. Họ thấy khắp miền Nam đều dày đặc người Mỹ, lính Mỹ, “Tây ba lô” da trắng, mắt xanh mũi lõ. Những kẻ mà họ gọi là “chó săn” kia thì khúm núm trước quan thầy Hoa Kỳ, ai được chụp hình chung với người Mỹ là mặt mày tươi rói, kênh kiệu, vênh váo, sáng rỡ hẳn lên, rồi dựa thế của Mỹ lên mặt với đồng bào, cướp bóc, vơ vét, xách nhiễu, quấy rối, gây khó dễ. Thì họ coi Mỹ-ngụy là giặc là chuyện tất nhiên.

Bà con mình thấy bọn Việt gian chỉ đường và thông ngôn, thông dịch cho quân Mỹ đi càn quét khắp miền quê Nam Bộ, đi càn hết làng này sang thôn khác thì không gọi là giặc thì gọi là gì? Liên quan gì đến kết quả ai thắng, ai bại?

Thực dân Pháp đã từng chiến thắng hàng trăm cuộc chiến trong thời Pháp thuộc, từng tiêu diệt hàng trăm lực lượng nghĩa quân, lê máy chém trên khắp đất Việt chặt đầu hàng chục ngàn thủ lĩnh, lãnh tụ, tướng lĩnh của nghĩa quân. Nhưng thực dân Pháp mãi mãi là giặc, các ngụy triều ở Huế thời Pháp thuộc mãi mãi là ngụy, lính khố xanh, khố đỏ là ngụy, bọn tay sai đắc lực của Pháp như Trần Tiễn Thành, Hoàng Cao Khải, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân v.v. luôn luôn là ngụy, chắc chắn là ngụy. Dù bên nào thắng, bên nào thua thì lịch sử vẫn không thay đổi.

Hữu Cầu

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

VẮNG LUẬT SƯ BÀO CHỮA, "DŨNG PHI HỔ" XIN HOÃN TÒA


Do các luật sư bào chữa cho bị cáo vắng mặt, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Viết Dũng về tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

VẮNG LUẬT SƯ BÀO CHỮA, "DŨNG PHI HỔ" XIN HOÃN TÒA
Hội đồng xét xử tiến hành các thủ tục tố tụng tại phiên tòa

Sáng 28/3, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Viết Dũng (tức "Dũng phi hổ", sinh 1986, thường trú ở xã Hậu Thành, Yên Thành, Nghệ An) về tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tuy nhiên tại phiên tòa, các luật sư bào chữa cho bị cáo Dũng đã vắng mặt không có lý do. Bị cáo Dũng xin hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa. 

Sau khi hội đồng xét xử hội ý, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, chủ tọa phiên tòa đã đọc quyết định tuyên bố hoãn phiên tòa và chuyển phiên xét xử sơ thẩm sang ngày 12/4/2018.

VẮNG LUẬT SƯ BÀO CHỮA, "DŨNG PHI HỔ" XIN HOÃN TÒA
Bị cáo Nguyễn Viết Dũng xin hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Trước đó, theo tài liệu cơ quan điều tra, năm 2015, Nguyễn Viết Dũng từng bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng và bị xét xử 15 tháng tù. Sau khi ra tù, Dũng không ăn năn hối cải, tu chí làm ăn mà cố tình lên mạng xã hội, cấu kết với các đối tượng phản động để viết bài, chụp ảnh tuyên truyền, xuyên tạc bóp méo sự thật, chống phá đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân.

Với những hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật, ngày 27/9/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã thi hành Lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Viết Dũng, về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 88 - Bộ luật Hình sự.

Bài đối thoại của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ngọc Tươi, biệt động Sài Gòn trong buổi gặp gỡ với cựu binh Mỹ


Sáng ngày 20/3/2018, tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh (đường Võ Văn Tần, thành phố Hồ Chí Minh) diễn ra cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa Cựu chiến binh Việt Nam với Cựu binh Hoa Kỳ vì hòa bình và phát triển. Buổi gặp thân mật, ấm áp, ý nghĩa. Tất cả thẳng thắn nhìn thẳng sự thật, tôn trọng lịch sử, chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh để hướng tới tương lai. Những Cựu binh Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam rồi cũng chính họ từng phản chiến do nhận thức cuộc chiến mà Chính phủ Mỹ gây ra tại Việt Nam là phi nghĩa. Nay tới Việt Nam, một lần nữa họ nhận lỗi và xin được nhân dân Việt Nam tha thứ. Ấy vậy mà một bộ phận tàn binh ngụy, từng bán nước cầu vinh sao vẫn chưa chịu thức tỉnh để quay về (!?).

Bài đối thoại của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ngọc Tươi, biệt động Sài Gòn trong buổi gặp gỡ với cựu binh Mỹ


Xin trân trọng giới thiệu bài đối thoại của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ngọc Tươi, biệt động Sài Gòn trong buổi gặp gỡ nói trên:

“Thưa quý vị và các bạn!
Tôi là Phan Thị Ngọc Tươi, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hồi kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi là biệt động, sau này tôi hoạt động báo chí, nay đã nghỉ hưu.

Bài đối thoại của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ngọc Tươi, biệt động Sài Gòn trong buổi gặp gỡ với cựu binh Mỹ


Tôi nhiệt liệt chào mừng quý vị và các bạn, những người tiến bộ luôn đấu tranh vì hòa bình đến với đất nước chúng tôi.
Là nhân chứng lịch sử trong cuộc chiến vệ quốc, tôi thật sự xúc động khi được nghe phát biểu nhận lỗi về cuộc chiến do Chính phủ Mỹ gây ra cho Việt Nam và những hoạt động chống chiến tranh, khắc phục hậu quả chiến tranh của quý vị và các bạn. Nếu như Chính phủ Mỹ cũng hành động như vậy thì đất nước tôi đỡ khổ biết bao.

Bài đối thoại của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ngọc Tươi, biệt động Sài Gòn trong buổi gặp gỡ với cựu binh Mỹ


Bài đối thoại của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ngọc Tươi, biệt động Sài Gòn trong buổi gặp gỡ với cựu binh Mỹ


Thưa quý vị và các bạn! 
Qua một số hình ảnh tại bảo tàng này cũng đã tố cáo một phần nào tội ác chiến tranh. Chiến tranh thật khốc liệt. Hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề. Chiến tranh đã qua hơn 40 năm rồi nhưng vết thương chiến tranh vẫn rỉ máu. Những thương binh bước ra từ cuộc chiến mang thương tật suốt đời, những bà mẹ mất con vết thương lòng luôn âm ỉ, đặc biệt là những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam được sinh ra trong thời bình nhưng chẳng được bình yên!Điển hình như gia đình tôi, ba tôi tham gia kháng chiến bị máy bay Mỹ giết chết khi tôi chưa kịp lớn, anh trai bảo vệ tổ quốc cũng ngã xuống trước ngày hòa bình. Gia đình ly tán, nhà tan. Tôi yêu hòa bình nên tôi cầm súng đánh Mỹ ở tuổi 13… Tôi từng chỉ huy những trận đánh vào sào huyệt giặc khi còn tuổi thiếu niên. Tôi yêu đất nước tôi, tôi chống xâm lăng để giành lại độc lập tự do nên bị giặc bắt bỏ tù tra tấn dã man… Trong cuộc chiến có hàng triệu trường hợp như tôi, hoặc đau thương hơn cả tôi; hàng triệu liệt sĩ, hàng ngàn thương binh, hàng ngàn bà mẹ mất con, vợ mất chồng, hàng triệu đứa trẻ lớn lên thiếu cha…hậu quả đó làm sao khắc phục!Kết thúc chiến cuộc đã lâu, nhưng đâu đó trên đất nước nầy vẫn còn có người ngã xuống vì bom mìn của Mỹ còn sót lại trong lòng đất. Đặc biệt, đau thương vô hạn là còn vô số nạn nhân chịu hậu quả tàn độc của chất độc màu da cam do Mỹ rải xuống đất nước tôi, loại chất độc tàn hại nhiều thế hệ con cháu chúng tôi. Đó là nỗi đau còn đau hơn thời chiến!Tội ác chiến tranh để lịch sử phán xét. Trước hết, hành động đúng đắn của những trái tim nhân ái đầy trách nhiệm là chúng ta hãy chung tay xoa dịu nỗi đau của đồng bào, đồng loại… bằng những hoạt động thiết thực. Chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã và đang làm hết sức mình để khắc phục. Chúng tôi hoan nghênh nhiều người nước ngoài, nhiều cá nhân, tập thể đã giúp đỡ chúng tôi khắc phục hậu quả chiến tranh như các bạn đã hiểu và giúp đỡ.
Thưa quý vị và các bạn!Nhân danh người đi qua chiến tranh kéo dài mấy mươi năm liên tục, chúng tôi hiểu sự quý giá của hòa bình và chúng tôi quyết giữ cho đất nước, dân tộc sống trong hòa bình. Chúng tôi làm bạn với các nước và hữu nghị với mọi dân tộc. Chúng tôi phản đối mọi cuộc chiến phi nghĩa, mọi mưu toan xâm lược của ngoại bang. Chúng tôi quyết bảo vệ hòa bình để phát triển.Quí vị đã đến Việt Nam mang theo thông điệp của tình hữu nghị, đoàn kết của nhân dân Mỹ, cựu binh Mỹ. Chúng tôi cảm kích lời xin được tha thứ của quý vị và trân quý tình cảm tốt đẹp, thiện chí khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam do Mỹ gây ra. Chúng ta có những cơ hội tuyệt vời để thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và cựu binh 2 nước thông qua những dự án nhân đạo, những việc làm từ thiện phù hợp với năng lực của chúng ta nhằm mục tiêu xoa dịu nỗi đau chiến tranh như giúp đỡ nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc da cam, rà phá bom mìn… Tôi nghĩ bằng những hoạt động có ý nghĩa, mối quan hệ giữa nhân dân và cựu binh 2 nước Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng gắn bó.
Bài đối thoại của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ngọc Tươi, biệt động Sài Gòn trong buổi gặp gỡ với cựu binh Mỹ

Cho chúng tôi gửi tới nhân dân Mỹ, các cựu binh Mỹ yêu chuộng hòa bình sự trân trọng và tình hữu nghị sâu sắc. Chúc quý vị những điều tốt đẹp nhất! Chúc khỏe mạnh, hạnh phúc, thành công, chúc tình hữu nghị bền vững.Trân trọng cảm ơn!”

Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 
Phan Thị Ngọc Tươi