KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo Báo chí Kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

NHÀ THỜ THÁI HÀ, HÀ NỘI ĐANG BIẾN CHẤT TRỞ THÀNH NƠI DUNG DƯỠNG CHO THÀNH PHẦN CHỐNG ĐỐI.

   Những kẻ mang danh nghĩa “dân oan” trá hình, những kẻ trong hội nhóm “No-U” Hà Nội đã có một đêm hoan hỉ bởi những hoạt động chống phá của chúng được tiếp tay bởi các linh mục ở giáo xứ Thái Hà trong Thánh lễ Công lý và hòa bình tối chủ nhật ngày 28/6 vừa qua.
NHÀ THỜ THÁI HÀ, HÀ NỘI ĐANG BIẾN CHẤT TRỞ THÀNH NƠI DUNG DƯỠNG CHO THÀNH PHẦN CHỐNG ĐỐI.

   Những hình ảnh lan truyền trên mạng cho thấy những kẻ “dân oan”, nhóm No-U dù không phải tín đồ trong Công giáo nhưng chiễm chệ đứng đầu dãy ghế nhà thờ Thái Hà để nghe thánh lễ, được cầu nguyện.
   Tất nhiên nội dung cầu nguyện xoay quanh những chủ đề phức tạp trong đời sống xã hội, nhấn mạnh tới việc ngày 24/6 qua Công an đã bắt giữ đối với những “dân oan” nổi tiếng hoạt động chống đối như Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội.
   Thế mà tất cả tín đồ, chức sắc ở Thái Hà vẫn cam chịu khoanh tay đốt nến cầu nguyện cho những kẻ có hoạt động vi phạm pháp luật, nguy hiểm hơn là hoạt động chống đối, trực tiếp uy hiếp tới sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, mà người dân hay quen gọi là thành phần phản động.
   Đây không phải lần đầu nhà thờ Thái Hà có hành động ủng hộ cho những kẻ có hoạt động vi phạm pháp luật. Trước đây, Thái Hà từng nuôi dưỡng, ủng hộ cho những kẻ biến chất, chống phá quyết liệt như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Vinh, ủng hộ các linh mục chống đối ở giáo phận Vinh như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục.
   Lý do các linh mục ở Thái Hà luôn ủng hộ cho những kẻ này có lẽ bắt nguồn từ chính việc tranh chấp giữa giáo xứ với chính quyền trong vụ việc chấn động năm 2008 khiến cho mối quan hệ giữa nhà dòng với chính quyền xuống thấp nhất. Từ đó tới nay nhà dòng luôn mang trong lòng đối lập tiếng nói với chính quyền.
   Có thể khẳng định việc làm trên của các linh mục ở nhà thờ Thái Hà là sai trái, không đúng với bản chất giáo lý tốt đẹp của giáo hội Công giáo.
   Thiên chúa không ủng hộ và khuyến khích giáo hội dùng thánh lễ để công khai chống chính quyền.
   Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng khuyên răn con chiên sống tốt đời đẹp đạo, cống hiến cho dân tộc Việt Nam.
   Thế mà vẫn còn những linh mục ở giáo xứ Thái Hà làm điều trái với luân thường đạo lý thì thật khó chấp nhận.

CÓ HAY KHÔNG CHUYỆN CÁN BỘ NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN CHƯ PĂH - GIA LAI "ĂN" TIỀN HỖ TRỢ COVID-19?

   Hôm qua ni, nhiều báo nhớn trong cả nước đùng đoàng giật tít: “Người chết, đi tù vẫn có tên nhận hỗ trợ Covid-19”, “Lạ lùng: Lập danh sách tiền hỗ trợ Covid-19 cho 1.200 người chết, người đi tù...”. Thì là nói về việc triển khai thực hiện hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tại huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai ấy mà. Chuyện lớn chứ chả đùa. Làm sao mà giữa lúc cả nước cùng chung tay vừa chống dịch như chống giặc, vừa kết nối, sẻ chia với biết bao chương trình ý nghĩa, được triển khai từ Trung ương xuống địa phương, trên dưới một lòng, lại có chuyện khai gian, kê khống để cấu nhéo vào miếng cơm, manh áo của người lao động, người nghèo như thế??
   Té ra, tít là vậy, đọc vào mới biết, tít là tít, mà ruột thì khác ạ! Té ra, ai đọc thì hiểu, không đọc, mà chỉ ngó mỗi cái tít không, thì đếch hiểu, hoặc hiểu sai, ráng mà chịu nhá! Báo chí không có trách nhiệm!
CÓ HAY KHÔNG CHUYỆN CÁN BỘ NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN CHƯ PĂH - GIA LAI "ĂN" TIỀN HỖ TRỢ COVID-19?
Té ra, chuyện 1.265 người đã chết, đi tù, người chuyển đi nơi khác, hộ nghèo - cận nghèo, trùng tên… ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai bỗng dưng có tên trong danh sách nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là có lý do của nó cả, chứ có đếch quan huyện, quan xã nào “ăn uống” gì được vào đâu… Thì nói thẳng ra là từ lúc có chính sách của trên, xã bê nguyên cái danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã được lập hồi cuối tháng 12/2019 nộp lên huyện. Lỗi của mấy anh xã là vừa lười, vừa thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm, không chịu xuống tận nơi để xem nhà ấy, khẩu ấy nay còn ai, có ông già bà cả nào từ tháng 12 đến giờ vừa tèo không, có chị đẹp, anh giai nào vừa lấy chồng lấy vợ bỏ xứ đi nơi khác không, có cậu ngáo cô ngơ nào đua xe, quýnh lộn vừa vào tù ăn cơm không… Ấy cứ thế tương lên, huyện nhận thì đưa ngay vào danh sách huyện.

Sai sót về số người thực nhận chỉ được phát hiện qua thực tế cấp phát cho người dân, và được báo cáo, công khai ngay sau khi phát hiện. Hỏi ra thì biết thêm nữa, ấy là việc cấp phát tiền tại địa phương được thực hiện qua dịch vụ bưu điện. Ai có tên trong danh sách, có đầy đủ giấy tờ CMND, hộ khẩu, sổ hộ nghèo, cận nghèo thì đến Bưu điện, trưng giấy tờ ra mới được nhận. Ờ, thế thì 69 người chết; 68 người đi làm xa, chuyển đi nơi khác không liên lạc được, đi tù; 95 người không có CMND, sổ hộ khẩu, không có giấy chứng nhận hộ nghèo; 503 người có tên trong danh sách nhưng không có tên trong sổ hộ khẩu, sai họ tên; 236 người là hộ nghèo, hộ cận nghèo trùng tên, trùng với đối tượng người có công, bảo trợ xã hội; 294 người là nhân khẩu đã tách khỏi hộ… làm đếch gì được nhận, được phát tiền mà bảo quan xã, quan huyện lập danh sách khống để “ăn” nhở?

Tiền vẫn ở trong ngân quỹ, chưa mẻ đồng nào cơ mà. Ấy thế thì báo chí, giật tít thế đấy à??? Phải tay ông, ông vả cho vỡ mồm. Giật thế, còn ai đọc thì hiểu, không đọc hiểu sao thây kệ à? Báo chí cách mạng mà vô trách nhiệm với thông tin, với sự thật, với bạn đọc thế đấy à?? Lại còn cái khoản thằng “Vịt tiềm”, sáng nay đọc báo chí cách mạng Việt Nam, thấy ngay cái tít hốt về, làm quả hết hồn! Chết chửa? Tai hại chửa??? Lại là cán bộ “ăn” tiền hỗ trợ của dân, “ăn” tiền trên xác chết, trên thân phận người tù tội chứ còn sao nữa! Nhưng mà hố rồi! quả này anh Vịt tiềm chắc cũng lười, đọc mỗi cái tít. Hoặc anh ấy có đọc, nhưng cố tình không hiểu! Nghe nói, xã, huyện đã có báo cáo đầy đủ, công khai, cầu thị, và cũng sẽ kiểm điểm, xử lý những cán bộ để xảy ra sai sót. Có điều, lâu lâu, nghĩ đến báo với chả chí mà chán, chả buồn chửi!

Củ Chuối

LỰA CHỌN NÀO CHO VIỆT NAM?

   Cho tới nay VN được xem là quốc gia chống dịch thành công ở nhóm đầu, trong đó bao gồm cả thang điểm phát triển kinh tế, ổn định xã hội, số ca lây nhiễm, tỷ lệ chữa thành công… Một trong những lý do quan trọng hàng đầu chính là việc cứng rắn trong cách ly, hạn chế tối đa nguồn vào từ bên ngoài.
LỰA CHỌN NÀO CHO VIỆT NAM?
   Tuy nhiên trên thế giới hiện đã qua đỉnh dịch, nhu cầu mở cửa giao thương rất lớn, và nhiều nước đã có quyết định mở bằng các thỏa thuận đơn lẻ. Gần VN nhất, CPC và Thái Lan đã thông báo cho phép nhiều đối tượng được nhập cảnh từ ngày mai 01/7. EU cũng có thỏa thuận mở cửa với nhiều nước, tuy nhiên theo nguyên tắc có đi có lại thì chưa có Việt Nam. Việc cho phép nhập cảnh đều dựa vào giấy xét nghiệm Covid âm tính và một số biện pháp kiểm soát khác đi kèm.
   Thực tế, có rất nhiều người VN đang phải về nước; nhiều người nước ngoài cần đến VN để công tác, thương mãi, lao động … Các hoạt động trên không thể trì hoãn mãi được, trong khi cái đuôi kinh khủng gây hậu quả kinh tế và bóng ma bùng phát trở lại còn chưa quét qua. Nếu chấp nhận mở cửa thì sẽ có rất nhiều rủi ro, nhưng không mở cửa thì không thể tiếp tục để công dân của mình bơ vơ bên ngoài, không thể không chơi với ai.
   Chính vì vậy, giải pháp lúc này là cần mở rộng thêm đối tượng được vào với các nước an toàn, tăng cường cho công dân về trên các chuyến thương mại, mở rộng khả năng cách ly qua các đơn vị có thu phí khi các cơ sở miễn phí đã quá tải và kinh tế đang khó khăn.
   Tuy là không dễ, nhưng không thể không có giải pháp./.
   Nguồn: Khánh Vân Trần

ĐỘC TÀI CỘNG SẢN VÀ CÂU CHUYỆN TẠI SAO VIỆT NAM BỊ NGHI NGỜ GIẤU DỊCH?

   Một thành viên trên Reddit bình luận rằng: "Tất cả những gia đình gốc Việt ở Mỹ thực sự nghĩ rằng Việt Nam đang che giấu đại dịch...".

Trong một cuộc tranh cãi diễn ra tại Palm Beach, Florida, có rất nhiều ý kiến phản đối việc "đeo khẩu trang", có người thì bảo: "Tôi không mặc quần lót vì cái gì cũng cần phải thở". Và một lần nữa, cụm từ "độc tài cộng sản" lại được nói đến, người đó cho rằng việc đeo khẩu trang là một việc tước đi quyền tự do dân chủ của người dân, đó là thứ luật lệ độc tài của cộng sản.
ĐỘC TÀI CỘNG SẢN VÀ CÂU CHUYỆN TẠI SAO VIỆT NAM BỊ NGHI NGỜ GIẤU DỊCH?
   Đôi khi, có vắt óc nghĩ ra, cũng không thể lý giải được là tại sao lại có những con người luôn có ánh mắt thù hằn đối với các quốc gia cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa. Theo họ, ở những quốc gia thế này, chắc chắn là nghèo đói hoặc cực kỳ độc tài mà vì thế, những thành tựu mà họ đạt được gần như là "mị dân", những bằng chứng được tung ra là "ngụy tạo".
   Trang PRI đã có một bài viết với tiêu đề: "Việt Nam có phải là nhà vô địch trong cuộc chiến chống Covid-19 hay không?".
   Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, New Zealand, Iceland là những quốc gia thành công trong cuộc chiến chống đại dịch, vậy Việt Nam thì sao?
   Một quốc gia có số ca nhiễm ít hơn hẳn, không có người thiệt mạng, lại giáp biên giới với Trung Quốc hơn tất cả các quốc gia trên, có dân số đông bằng toàn bộ các quốc gia trên cộng lại, Việt Nam cũng không phải là một quốc gia giàu có, vậy họ có xứng đáng được vinh danh hay không? Forbes thậm chí đã dẫn lời một tổ chức nghiên cứu độc lập "dọa" sẽ đưa Việt Nam ra khỏi những quốc gia an toàn nhất trong đại dịch vì "số liệu ngụy tạo, không trung thực".
   Thực ra, với các quốc gia phát triển, việc vinh danh một quốc gia ở "thế giới thứ ba" như Việt Nam lên vị trí đứng đầu trong chiến dịch chống đại dịch là một điều khó khăn. Sự tự tôn của các quốc gia phát triển không cho phép họ thừa nhận sự chiến thắng của Việt Nam, từ những quan chức, những người làm trong bộ phận nghiên cứu khoa học đến những người dân bình thường. Giáo sư Steve Hanke của Đại học Johns Hopkins đã viết rằng Việt Nam cố tình cung cấp dữ liệu không chính xác, mới đây, vị giáo sư kinh tế này cũng xếp Việt Nam chỉ hơn Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong một bảng xếp hạng liên quan đến quyền tự do ngôn luận, dân chủ. Chưa hết, trong một nghiên cứu về tự do trên Internet, giáo sư này đặt Việt Nam ở vị trí áp chót, chỉ hơn Trung Quốc - tức là nghiên cứu này chỉ ra Việt Nam là một quốc gia không có tự do trên mạng.
   Tờ Foreignpolicy còn cho rằng Việt Nam chiến thắng Covid-19 là do đàn áp quyền tự do dân chủ của người dân. Một viện dẫn được đưa ra là lực lượng quân đội, công an có mặt tại khắp nơi chống dịch là để bịt miệng người dân bất đồng chính kiến, những chốt cách ly được lập ở các sân bay và khu vực biên giới là để chặn những thông tin bất lợi cho chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam lan ra ngoài. Thậm chí việc áp lệnh hạn chế đi lại, kiểm soát ra vào các thành phố cũng là tước đoạt quyền tự do, dân chủ của người dân, tạo đà cho việc bắt giữ những người bất động chính kiến. Và chính quyền Việt Nam thậm chí phạt tiền những người đưa thông tin chính xác lên trên mạng xã hội(?).
   "Việt Nam đã chiến thắng Covid-19, thậm chí chiến thắng của Việt Nam là chiến thắng đáng được vinh danh ở mức độ cao nhất chứ không phải là bất cứ quốc gia nào khác. Nhưng các quốc gia giàu có không muốn như vậy, tương tự như Mỹ chưa từng tuyên bố thất bại ở Việt Nam mặc dù ai cũng biết Mỹ đã thất bại như thế nào".
   Đến thời điểm hiện tại, WHO không có bất cứ ngờ vực nào về cuộc chiến chống dịch ở Việt Nam, khoảng gần trăm chuyên gia của CDC Hoa Kỳ cũng nói rằng: "có niềm tin rất lớn vào Chính phủ Việt Nam". Một chuyên gia khác của CDC nói rằng trong quá trình làm việc chung, họ không tin các đồng nghiệp Việt Nam nói dối vì nếu bất cứ một người nào làm việc với các chuyên gia đến từ Việt Nam, họ cũng sẽ phải thừa nhận sự nghiêm túc, chuyên môn vững chắc và thật thà từ những người bạn Việt Nam.
   Họ đã không thể chứng minh được những con số mà phía Việt Nam đưa ra là ngụy tạo. Họ vẫn muốn chứng minh Việt Nam đã thất bại bằng nhiều cách khác nhau.
   Như việc BBC nói Việt Nam không bị Covid-19 tàn phá vì "ăn bẩn sống lâu", như VOA tiếng Việt nói rằng yêu cầu WHO điều tra độc lập các số liệu mà Việt Nam đưa ra và thả tù nhân lương tâm(?). Còn Reuters thì tiến hành thâm nhập vào các nhà tang lễ nhưng bị các quản lý ở đây kêu ca rằng "ế ẩm" quá, những camera tầm nhiệt được đặt, những báo cáo độc lập liên tục gửi về, những phóng viên túc trực khắp nơi, nhưng cũng chẳng chứng minh được bất cứ thứ gì.
   New Zealand tuyên bố chiến thắng đại dịch sau 17 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng, với khoảng gần 1.200 người mắc bệnh và 22 người chết. Trong khi đó, mặc dù đã trải qua 75 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, 355 ca nhiễm và không một người nằm xuống, Chính phủ Việt Nam vẫn cảnh báo người dân: "Không nên chủ quan".
   Có lẽ, Việt Nam không cần một lời tuyên bố chiến thắng, vì một tuyên bố chiến thắng giữa thời điểm bạn bè thế giới vẫn đang căng mình chống dịch là không cần thiết. Ăn mừng trong khi bạn bè gặp khó là không hay ho gì, lại còn phát sinh thêm tâm lý chủ quan.
   Nhưng những người Việt, rõ ràng đang tận hưởng thành quả chiến thắng.
   Những sân bóng đông đúc người, những địa điểm du lịch náo nhiệt trở lại, những trung tâm thương mại dần nhộn nhịp, những con đường lại ách tắc và náo nhiệt, các công sở sáng đèn, các nhà máy tấp nập công nhân, dù mọi thứ vẫn còn khó khăn nhưng đó là một lời tuyên bố chiến thắng rõ ràng nhất rồi./.
Nguồn tifosi
   Ảnh và lời dịch: Dịch ngắn lại và được cắt từ clip của nhóm Maybenews.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

CHU VĨNH HẢI LẠI "LÊN ĐƯỜNG" RỒI NHÉ

   Ngày 23/6/2020, đối tượng Chu Vĩnh Hải - một trong những thành viên cốt cán của "Hội nhà báo độc lập" đã được Cơ quan An ninh điều tra Công An tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mời uống nước trà. Chắc cậu vàng tiếp theo của Lão Hạc lại lên đường rồi bà con ạ!

CHU VĨNH HẢI LẠI "LÊN ĐƯỜNG" RỒI NHÉ
Chu Vĩnh Hải, sinh năm 1964, là cựu học sinh chuyên văn của tỉnh Nghệ Tĩnh, sau đó là sinh viên ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng làm Thư ký tòa soạn cho tờ Tạp Chí Việt Nam Logistics Review (Tạp chí quảng cáo cho doanh nghiệp tại Việt Nam).
   Thế nhưng vào tháng 5 năm 2014, Chu Vĩnh Hải tìm gặp Phạm Chí Dũng để bàn kế lập một hội nhóm riêng chống lại chế độ XHCN; đến ngày 04/7/2014 cái tên "Hội Nhà báo độc lập" này chính thức ra đời và điên cuồng xuyên tạc, chống phá chế độ. Hải thường xuyên viết bài xuyên tạc trên trang “Việt Nam thời báo” với bút danh "Tâm Don", "Lân Hộ" hòng hạ bệ, vu khống, bôi nhọ cán bộ cấp cao của Đảng, quy chụp xuyên tạc chính sách của Nhà nước gây hoang mang trong dư luận xã hội và gây phẫn nộ trong nhân dân.
   Những hành vi chống phá điên cuồng của Hải cùng với Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và vài chục tên trong hội này suốt thời gian qua sẽ phải trả giá đắt trước pháp luật./.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

GIỮ GÌN VĂN HOÁ ỨNG XỬ TỐT ĐẸP TRONG GIA ĐÌNH!

   Dù chịu sự tác động, ảnh hưởng của nền văn minh phương Đông hay phương Tây, chắc chắn mỗi người đều cảm nhận được vai trò, vị trí của gia đình. Gia đình là tổ ấm, là chốn bình yên của mỗi chúng ta. Chính môi trường gia đình là cội nguồn nuôi dưỡng tình yêu thương gia đình, dòng họ, cộng đồng, quê hương, đất nước. Câu nói “Dù là vua hay dân cày, người nào tìm thấy sự bình yên dưới mái ấm gia đình thì đó là người hạnh phúc” phản ánh trọn vẹn vai trò, ý nghĩa của tổ ấm gia đình.
   Với tất cả ý nghĩa tốt đẹp đó, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2020 có chủ đề “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình” mang đến cho chúng ta nhiều thông điệp hay, hữu ích: Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc; xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; xây dựng môi trường gia đình - cộng đồng - xã hội an toàn, lành mạnh; yêu thương và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình; ông bà, cha mẹ mẫu mực - con cháu thảo hiền...
GIỮ GÌN VĂN HOÁ ỨNG XỬ TỐT ĐẸP TRONG GIA ĐÌNH!
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Do vậy, kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam, quan tâm đến công tác gia đình, trong bất cứ thời kỳ nào cũng rất cần thiết. Qua đó, nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình; khẳng định vai trò to lớn của gia đình là tế bào của xã hội với mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; phòng, chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới. Đồng thời, đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và hạnh phúc.

“Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”; “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”; “Anh em như thể chân tay/ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”... đều là những câu ca dao lưu truyền từ đời này qua đời khác ca ngợi truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam. Trước những tác động của mặt trái xã hội đến gia đình, các cấp, các ngành, đoàn thể cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng, kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị mới, tiến bộ, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc...

Trong bộn bề lo toan của cuộc sống, mỗi người, mỗi gia đình nên cố gắng “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình”. Gia đình luôn luôn mở rộng vòng tay chào đón chúng ta trước những ưu phiền, thất bại trong cuộc sống. Dù đi đâu, làm gì, mỗi người hãy luôn nhớ phía sau lưng mình là những người thân đang trông ngóng, chờ đợi. Bữa cơm gia đình chính là bữa ăn hạnh phúc, ý nghĩa nhất, dù đạm bạc. Hãy dành những tình cảm tốt đẹp nhất, những lời động viên, sẻ chia, yêu thương dành cho nhau...

Trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần gương mẫu xây dựng gia đình văn hóa, nêu gương người tốt, việc tốt, phòng, chống bạo lực gia đình và nuôi dạy trẻ em tốt, an toàn./.

KQ.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

TẠI SAO VIỆT NAM CHỈ MÃI "QUAN NGẠI" VỚI TRUNG QUỐC

   Gần đây tin tức nóng hổi nhất là về các cuộc đụng độ giữa TQ và Ấn Độ tại biên giới, khiến cho hàng chục người thiệt mạng. Truyền thông và người dân Ấn Độ đã thực sự phẫn nộ, các cuộc tẩy chay, đốt phá hàng TQ diễn ra khắp nơi. Thậm chí những người dân TQ vô tội đang sống và làm việc tại Ấn độ cũng có thể gặp nguy hiểm.
   Chưa bao giờ tình hình giữa 2 đất nước đông dân nhất thế giới lại nóng như vậy. Nhưng nhìn lại cuộc chiến này, Ấn Độ đang chính thức tự đẩy mình vào thế thua cuộc.
TẠI SAO VIỆT NAM CHỈ MÃI "QUAN NGẠI" VỚI TRUNG QUỐC
1. Thời đại của chiến tranh kinh tế chứ không phải chiến tranh quân sự.
   Hiện tại chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ 21, thời khắc có thể nói là văn minh nhất trong lịch sử nhân loại. Các cuộc chiến tranh thế giới đã thành dĩ vãng và trôi qua từ hàng chục năm trước. Hầu hết mọi đất nước đều được sống trong hòa bình và ổn định, hiếm thấy cái cảnh nước này đi xâm lược nước nọ để bành trướng chủ nghĩa thuộc địa.
   Thời đại này, không còn hơn thua nhau về thực lực quân sự nữa, mà phải về kinh tế.
   Thật vậy, hãy nhìn Triều Tiên, một đất nước thuộc top đầu về sức mạnh quân sự trên thế giới bạn sẽ hiểu cái giá phải trả cho quân sự không hề rẻ.

Triều Tiên đã sử dụng khoảng 1/4 khoản thu từ các hoạt động kinh tế cho chi tiêu quốc phòng, đầu tư quá nhiều cho lĩnh vực quân sự, đặc biệt là cho phát triển hạt nhân và tên lửa.

Vậy hậu quả của việc này là gì? Dĩ nhiên là đời sống người dân sẽ khó khăn, đất nước sẽ bị chậm phát triển lại.
   Mặc dù cơ sở hạ tầng của Triều Tiên không hề lạc hậu như báo chí phương Tây đưa tin, họ cũng có tàu điện ngầm, từ mấy chục năm trước, đường phố rộng rãi, khang trang với rất nhiều tòa nhà cao tầng hoành tráng. Nhưng GDP bình quân đầu người của Triều Tiên chỉ là 1.800 USD, quá thấp so với hàng xóm Hàn Quốc là 32.400 USD.
   Vì vậy nếu là người dân, bạn muốn tiền thuế của mình được Nhà nước sử dụng vào việc phát triển nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống hay đổ hết vào súng ống đạn dược vô tri?

Ví dụ mạnh mẽ nhất về việc các nước lo lắng cho kinh tế hơn cả quân sự là về cuộc chiến thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc. Thật vậy, chỉ cần thay đổi một vài đạo luật mà tổng thống Donal Trump cũng khiến nền kinh tế Trung Quốc đã có lúc rơi vào khủng hoảng, làm đất nước tỷ dân phải nhìn nhận lại sức mạnh thực sự của mình trên thương trường quốc tế. Không súng đạn, không đổ máu nhưng Donal Trump đã "đánh" Trung Quốc một "cú" đau như trời giáng.

2. Thắng thua đã được định đoạt kể cả khi chiến tranh không nổ ra.

Hiện tại bên phía Ấn Độ người dân đang biểu tình mạnh mẽ, đốt phá đồ Trung Quốc, gây sức ép lên các công ty Trung Quốc, yêu cầu họ phải rút khỏi nước này. Vậy ai mới là người thiệt hại thực sự đây?

Dĩ nhiên chính là người dân Ấn Độ.

Đi biểu tình là coi như một hình thức đình công rồi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, khiến giao thông bị ách tắc, tâm lý bất an. Ngoài hậu quả trực tiếp về tiền, thì gián tiếp sẽ khiến các hoạt động đầu tư từ nước ngoài bị đổ vỡ, liệu có ai dám đầu tư vào một đất nước đang bất ổn? Người dân chỉ mải đi kích động bạo lực?

Đừng quên năm 2014, ngay tại Việt Nam, những kẻ nhân danh chống phá Trung Quốc nhưng lại đốt phá các công ty đến từ... Hàn Quốc, Nhật Bản ...?? Hàng nghìn tỷ đồng đã bay đi theo chúng mà không lấy lại được.

Rồi 2018, lại một đám người quá khích đốt cháy các sơ sở hành chính của Bình Thuận, coi như hàng trăm tỷ đồng cũng bị chúng "hóa vàng" mất luôn.

Trung Quốc chưa thấy hề hấn gì nhưng chúng ta đã thực sự thiệt hại tiền bạc vì tư duy ấu trĩ và hiếu chiến của một bộ phận người dân "yêu nước nửa mùa".

Trở lại tình hình bên Ấn Độ, khá hài hước nhưng các công ty Trung Quốc lại đang bán sang Ấn các sản phẩm như áo thun, mũ, băng rôn... với nội dung "bài trừ TQ"?? Hành động tưởng như "phản quốc" từ các công ty Trung Quốc nhưng thực chất lại mang về lợi ích kinh tế khổng lồ.

Một bên thì ngày càng suy giảm nền kinh tế, một bên lại làm giàu từ chính sự khủng hoảng đó. Thế mới biết ai là người chiến thắng ngay cả khi chiến tranh chưa bắt đầu.

3. Vị thế và cách làm của Việt Nam là đúng đắn!

Chúng ta đang bị chèn ép ở biển Đông, đây là sự thật không thể chối cãi cho hành vi vô lý của phía Trung Quốc, nhưng đời là vậy mà bạn?

Mạnh được yếu thua, cá lớn bắt nạt cá bé thì ở đâu mà chẳng có? Ngay trong trường học, công sở mà bạn tiếp xúc hàng ngày thì chuyện này cũng xảy ra thường xuyên, đến mức chúng ta phải chấp nhận sống chung với nó.

Nếu một đứa lớp 5 gây hấn với đứa lớp 1 thì bạn có khuyên đứa lớp 1 "huyết chiến" với thằng to béo cục súc kia không? Thắng bại chắc chắn đã rõ phải không nào? Rồi sau khi đánh nhau đứa lớp 5 cùng lắm chỉ bị kỷ luật nhưng bạn lớp 1 thì sẽ chấn thương cả về tâm lý lẫn thể xác. Có thể sẽ ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển sau này.

Chúng ta cũng như cậu học trò lớp 1 đó vậy! Việt Nam không nên so sánh với Trung Quốc về tiềm lực kinh tế, quân sự hay số dân. Đó là một việc vô cùng khập khiễng. Mặc dù chúng ta có một lịch sử hào hùng, nhưng sử dụng bề dày lịch sử đó không khiến bạn có cơm ăn, áo mặc. Nó chỉ mang giá trị về tinh thần mà thôi.

Nhưng chính lịch sử đã dậy cho chúng ta một bài học không thể nào quên, khi chúng ta đã vô cùng kiên cường trước sự xâm lược của Trung Quốc, cho dù chúng có đô hộ ta 1.000 năm nhưng dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại cho đến ngày nay, mạnh mẽ và kiêu hùng sánh vai cả với cường quốc năm châu, nổi tiếng trên toàn thế giới.

Vì vậy cho dù Trung Quốc có động thái gây hấn căng thẳng hơn nữa thì mong lớp trẻ đừng lên mạng cào phím đòi "bắn nhau" hay tẩy chay hàng tàu? Việc của các bạn không phải là cầm súng hay kích động chiến tranh kinh tế, mà hãy tập trung HỌC, chỉ có học mới khiến nước ta thoát cảnh khó khăn, thay đổi đời sống, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà thôi.

Hiện tại nền kinh tế của nước ta đang phụ thuộc rất nhiều vào TQ, kể cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, đây không phải là một dạng "ăn bám quốc mẫu" như lũ phản động nhận định, mà chúng ta đang "tận dụng triệt để" mọi nguồn lực để phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. Bằng chứng là Việt Nam sau khi "đủ lông đủ cánh" đã bắt đầu giảm lệ thuộc vào Trung Quốc bằng cách ký kết hiệp định tự do thương mại (EVFTA) với Liên minh châu Âu vào những tháng đầu năm 2020.

Vì vậy việc ứng phó với Trung Quốc cứ để Nhà nước lo, các bạn đừng núp sau bàn phím thể hiện khả năng thao lược quân sự và kỹ năng đối ngoại nữa. Nếu chúng ta cứ mãi "quan ngại" Trung Quốc mà không đáp trả thì cũng là việc đúng đắn nên làm.

Và khi hiểu chuyện hơn, các bạn sẽ tự biết rằng: Đối ngoại là thế, nhưng Việt Nam không hề sợ hãi Trung Quốc ngoài biển Đông, chúng ta đã và đang đổ rất nhiều xương máu ngoài đảo xa để giữ gìn bờ cõi của dân tộc. Chỉ là các thông tin này không công khai trên truyền thông mà thôi, lý do một phần vì Chính phủ sợ các vụ bạo động tương tự năm 2014, 2018 lại xảy ra.

Nếu muốn đóng góp cho đất nước thì các bạn chỉ cần chung tay lên án một cách văn minh về hành động của Trung Quốc ngoài biển Đông và vụ việc đường lưỡi bò là đủ. Chứ đừng như Ấn Độ bây giờ - thua đấy./.
Nguồn TTTPHCMYN

CÁC "NHÀ ĐẤU TRANH" BỊ BẮT: CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI?

  Nhiều anh em hỏi tôi rằng mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư bị bắt với tội danh "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; phía Công an và truyền thông đưa tin rằng các tài liệu thu giữ được bao gồm cả các sách của em nhà báo tuột xích Phạm Đoan Trang viết như "Chính Trị Bình Dân", "Cẩm Nang Nuôi Tù"... thì liệu Phạm Đoan Trang có bị bắt không? Hehe, đứa tàng trữ và phát tán còn bị xích thì há gì đứa viết sách lại ở yên, tôi nói thế có phỏng?
CÁC "NHÀ ĐẤU TRANH" BỊ BẮT: CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI?

Phạm Đoan Trang - em nhà báo tuột xích vừa x.ấu vừa á.c, có g.ương m.ặt m.a h.ờn q.uỷ k.hốc không chỉ là tác giả của các cuốn sách cổ vũ các hoạt động phản kháng, lật đổ chính quyền như nêu ở trên mà còn là tác giả của hàng nghìn bài viết có nội dung tương tự trên truyền thông nước ngoài và mạng xã hội. Phạm Đoan Trang trở thành ngọn cờ và là 1 trong các thủ lĩnh lý luận của giới "đấu tranh dân chủ". Tất nhiên, từ lâu nay Phạm Đoan Trang chủ yếu "đấu tranh" bằng cách núp lùm huých chó, tức đấu tranh bằng máu kẻ khác. Nhưng nói gì nói, hehe, xúi kẻ khác ăn cứt không phải là không có lỗi và đương nhiên xúi kẻ khác phạm tội là phạm tội, ơ kìa...

Phần em Trang cơ bản đã rõ, vấn đề còn lại là khi nào bắt thôi. Như Trang bây giờ đang đi bằng nạng, âu cũng là cái nghiệp mà ẻm phải gánh cho những việc làm xúi kẻ khác làm hình nhân thế mạng cho mình. Tôi cho rằng anh em Công an cũng đủ nhân văn để chưa tính đến việc bắt Trang giữa lúc đang điều trị bệnh tật, nhưng nếu ẻm tiếp tục ngoan cố thì chưa biết thế nào. Điều tôi muốn nói đến trước khi dừng tút - rằng thì là như tít tôi giật - "chuông nguyện hồn ai"? Còn nguyện hồn ai nữa, mẹ con thằng bán cua bị xích vì bán sách của Phạm Đoan Trang thì những đứa khác bán sách cho Trang cũng chuẩn bị tinh thần là vừa. Chuông gọi tên mấy anh linh mục vừa bị treo chén như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân... Những kẻ trực tiếp làm đầu mối phân phối, bán sách cho Phạm Đoan Trang.

(Hi vọng tút nài không bị report vì sử dụng hình ảnh gây kinh sợ)./.
H.C

VẤN ĐỀ LÀ TRƯỚC HAY SAU MÀ THÔI…

   Trong vụ khởi tố, bắt tạm giam Cấn Thị Thêu cùng 02 con trai là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và “cộng sự” Nguyễn Thị Tâm để điều tra về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, đáng chú ý là quá trình bắt, khám xét đối với Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư, Cơ quan Công an đã thu được một số đồ vật, tài liệu là: Một số cuốn sách “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Đặt bàn tay lên Việt Nam”, “Chính trị bình dân” các cuốn sách trên đều của Phạm Đoan Trang; một số tài liệu viết tay có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước của các đối tượng, hơn 10 đĩa CDC, DVD, USB, 03 điện thoại di động.

VẤN ĐỀ LÀ TRƯỚC HAY SAU MÀ THÔI…

   Như vậy đã rõ, mẹ con đối tượng Cấn Thị Thêu cùng Nguyễn Thị Tâm bị khởi tố, bắt tạm giam vì có hoạt động soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi của các đối tượng đã phạm vào tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.
   Trong thông báo phát đi của Cơ quan Công an có nhắc đến việc thu giữ được số cuốn sách “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Đặt bàn tay lên Việt Nam”, “Chính trị bình dân” của Phạm Đoan Trang tại nhà của Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư điều này cho thấy sự dính líu nhất định của ả nhà báo mất dạy này trong vụ án. Và từ những diễn biến mới đây trong vụ án Phạm Chí Dũng cho thấy, khi vụ án Cấn Thị Thêu được điều tra mở rộng, việc Phạm Đoan Trang và đám đồng đảng… trong cái gọi là “Nhà Xuất bản tự do” bị Cơ quan Công an “sờ gáy” âu cũng là chuyện sớm hay muộn mà thôi.
   Lẽ nào gieo nhân mà không gặt quả, lẽ nào vay mà không trả phải không Trang ơi và … ơi ???

Nguồn CIA

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

PHÁP LUÂN CÔNG HAY LÀ PHÁP BÊ-TÔNG?

   Tại phiên tòa vào sáng nay (25/6) xét xử vụ án "giết người, đổ bê tông phi tang xác", xảy ra tại Bình Dương trong tháng 5/2019, bị cáo Phạm Thị Thiên Hà (32 tuổi, ngụ TP.HCM) khai báo trước tòa "lúc đầu ở Khánh Hoà nhóm tu luyện theo phương pháp có sẵn. Sau đó bị cáo chuyển hướng tu luyện theo phương pháp riêng của bị cáo. Những phương pháp này do bị cáo tự tìm hiểu trên mạng và áp dụng để tu luyện".
PHÁP LUÂN CÔNG HAY LÀ PHÁP BÊ-TÔNG?
Khi được HĐXX hỏi lý do vì sao khi tu luyện tịnh cốc bị cáo lại cho những người trong nhóm uống rượu và hút thuốc lá? Hà trả lời "Khi tu luyện tịnh cốc không được ăn cơm nên đưa ra việc uống rượu để đảm bảo sự sống cho những người tu luyện; cho hút thuốc lá là để cho người tu luyện tỉnh táo để không có những hành vi sai trái như việc ăn thịt đồng loại chẳng hạn..."
   Đồng thời bị cáo cho rằng, việc đổ bê tông vào xác nạn nhân không phải là phi tang xác mà là bảo quản. Bị cáo Hà tin những người đã chết vài ngày nhưng vẫn có thể sống lại được.
   Đến chịu với tà đạo này thật rồi...

ĐƯỢC Ở VIỆT NAM TRONG ĐỢT DỊCH COVID-19 NÀY LÀ VẬN MAY CHẲNG KHÁC NÀO TRÚNG XỔ SỐ

"Sau Vũ Hán, mọi thứ diễn ra rất nhanh ở Việt Nam. Một nhà trẻ của chúng tôi phải đóng cửa. Khẩu trang trở thành bắt buộc. Việc theo dõi và truy dấu được thực hiện đầy đủ. Những người nhiễm bệnh phải nhập viện, những người tiếp xúc với người nhiễm bệnh được cách ly từ xa.
ĐƯỢC Ở VIỆT NAM TRONG ĐỢT DỊCH COVID-19 NÀY LÀ VẬN MAY CHẲNG KHÁC NÀO TRÚNG XỔ SỐ
Những người tiếp xúc với những người tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng được cách ly", Steve Jackson - Giám đốc truyền thông số tại tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ các em nhỏ mang tên OneSky, mở đầu bài viết ngắn với tựa đề: "Dịch COVID-19 ở Việt Nam - nỗi sợ hãi, nước mắt, niềm tự hào và món nợ".
   Với Jackson, được ở Việt Nam trong đợt dịch COVID-19 này là vận may chẳng khác nào "trúng xổ số". Jackson muốn đền đáp ân huệ của Việt Nam, nơi cho anh và 95 triệu người dân cuộc sống đủ đầy, bình yên, trái ngược với sự hoang mang, hỗn loạn ở nhiều nơi trên thế giới.
   Jackson nói rằng mình có "món nợ" ân tình với Việt Nam và mong muốn sẽ trả lại bằng một điều gì đó. "Tôi đã mang nợ Việt Nam. Có thể tôi sẽ trả lại bằng một điều gì đó, hoặc có thể, tôi chỉ cố gắng để bản thân mình tốt hơn", Jackson chia sẻ. Anh cũng tin rằng với tinh thần đoàn kết cùng sự tài hoa của người Việt, đất nước này có thể làm được bất cứ điều gì.
   "Người ta từng nói người Việt Nam làm việc chăm chỉ, nhưng họ không thể sáng tạo. Và rồi, một chủng virus toàn cầu đáp xuống và đập tan tư tưởng này. Người ta nói người Việt Nam có thể sản xuất, nhưng không thể triển khai. Vậy nhìn đi, họ đã làm ra những bộ kit xét nghiệm virus cho bạn lựa chọn.
   Tôi cũng cá rằng Việt Nam có thể điều chế vaccine phòng chống virus. Họ có thể làm bất cứ điều gì", Jackson khẳng định.

Theo VTC News

KẺ XÚC PHẠM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI KHÁNH HÒA ĐÃ BỊ BẮT


   Ngày 24/6/2020, cùng với đợt hoạt động trấn áp tội phạm nguy hiểm trên cả nước, Cơ quan An ninh điều tra tỉnh Khánh Hòa đã bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Cẩm Thúy, ngụ tại Cam Thành Bắc, Cam Lâm, Khánh Hòa vì có hành vi tuyên truyền chống nhà nước và xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, xúc phạm Quốc Kỳ.
KẺ XÚC PHẠM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI KHÁNH HÒA ĐÃ BỊ BẮT
Thúy từng là giáo viên Cấp 2 Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Hiền bị đuổi khỏi Trường vì có nhiều hành vi suy đồi đạo đức, có biểu hiện theo các tổ chức cá nhân phản động chống phá chính quyền.
Ra khỏi ngành, "cô ráo mất dạy" này thường xuyên giao du với đám phản động trong và ngoài nước phát tán live streams với nội dung xuyên tạc, kích động hướng dẫn người dân chế tạo bom xăng, chế tạo vũ khí nhằm sát hại cán bộ sĩ quan Công An nhân dân, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh với những ngôn từ cực kỳ khốn nạn.

Gần đây 30/04/2020 nhân dịp kỷ niệm 45 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Nguyễn Cẩm Thúy đã tự tay đốt Quốc Kỳ, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và xúc phạm lãnh đạo Đảng, Nhà nước live streams phát tán trên mạng xã hội gây bức xúc cho hàng triệu người dân.

Đây là chân dung đối tượng Thúy:
Với loại đàn bà này thì nên có hình phạt đích đáng chứ cứ để viễn vông ngoài xã hội thì không biết ả sẽ làm gì nữa đây?

CHIỀU NAY: BẮT TẠM GIAM ĐỐI TƯỢNG ĐỐT CỜ TỔ QUỐC

  Chiều 24/6, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa thi hành lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị Cẩm Thúy (sinh năm 1976, trú tại thôn Tân Quý, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) để điều tra về tội danh: Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại Điều 117 - Bộ Luật Hình sự.
CHIỀU NAY: BẮT TẠM GIAM ĐỐI TƯỢNG ĐỐT CỜ TỔ QUỐC
Theo Cơ quan An ninh điều tra, từ ngày 29/4 đến ngày 03/5 vừa qua, tại thôn Tân Quý, đối tượng Thúy cùng một số đối tượng đã liên tiếp thực hiện hành vi phát trực tiếp (livestream) trên Facebook với nội dung nói xấu Đảng, Nhà nước, 2 lần thực hiện hành vi đốt cờ Tổ quốc, đốt cờ Đảng và dùng kéo cắt, đốt hình ảnh Bác Hồ.
   Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 16/6, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự: Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến ngày 17/6, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Cẩm Thúy.
   Cũng theo Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa, thời điểm thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, tại nhà Thúy, lực lượng chức năng đã khám xét và thu giữ nhiều hung khí như rựa, mã tấu, dao nhọn cùng 4 bình gas, 150 lít xăng được đựng trong 5 can xăng và ná bắn đạn bi. Đây là số hung khí cùng các loại nhiên liệu mà đối tượng đã tập hợp nhằm cố thủ, chống đối lại lực lượng chức năng nhưng bất thành.
   Thời tiết đang vào cao điểm nóng, có chuyến đi tránh nóng vui vẻ nhé (vào nhà đá chắc mát😎).

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

NHÂN QUYỀN

   Có một câu chuyện thú vị mà anh em ngoại giao hay nhắc lại về chuyến đi của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi đến Mỹ (tháng 6/2007). Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam đến Mỹ, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam - Mỹ đã được bình thường hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, chính giới cũng như giới báo chí Mỹ vẫn có nhiều người có cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam, thậm chí muốn làm bẽ mặt nguyên thủ của Việt Nam. Trong một buổi họp báo, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có đoạn trả lời phỏng vấn đài CNN của Mỹ:
NHÂN QUYỀN

PV CNN:"Chúng ta hãy nói qua vấn đề khác, về nhân quyền? Khi Ngài sắp đi thì có hai người tù được thả. Vậy còn một số người nữa có được thả không?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo pháp luật, còn có thả hay không còn tùy thuộc vào người ta có thành khẩn nhận lỗi đến đâu. Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng, Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân Việt Nam không có đầy đủ quyền con người. Người ta bắt bớ, giam cầm, tra tấn không cần ra tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó. Bây giờ đất nước Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Việt Nam cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý".

Phóng viên CNN lúc đó chỉ biết câm lặng mà không hỏi thêm câu nào nữa./.

KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM ĐỐI TƯỢNG VŨ TIẾN CHI

   Cuối cùng thì cái gì đến sẽ phải đến. Kẻ đi ngược lại lợi ích dân tộc, phỉ báng quê hương đất nước, chửi bới Tổ quốc mình cũng đã phải trả giá. Theo thông tin Góc nhìn người Đà Lạt mới nhận, ngày 24/6/2020, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Lâm Đồng đã KHỞI TỐ VỤ ÁN, KHỞI TỐ BỊ CAN VÀ THỰC HIỆN LỆNH BẮT BỊ CAN ĐỂ TẠM GIAM, LỆNH KHÁM XÉT ĐỐI VỚI VŨ TIẾN CHI (sinh năm 1966; quê tỉnh Nam Định, ngụ tại TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Các Quyết định, Lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê chuẩn.
KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM ĐỐI TƯỢNG VŨ TIẾN CHI

Thông tin từ những người dân ở gần nơi Vũ Tiến Chi cư trú cho biết: Chi không có việc làm ổn định, mặc dù đã có tuổi nhưng ăn chơi lêu lổng, bồ bịch, gái gú “nổi tiếng” cả vùng. Năm 2009, Chi cùng “bồ nhí” buôn bán lấn chiếm lòng lề đường thì bị lực lượng chức năng xử lý; sau đó Chi chống đối, xô xát và từ đó nảy sinh tư tưởng bất mãn, chống đối chính quyền, Nhà nước.

Chi đã mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để BIÊN TẬP, ĐĂNG TẢI, CHIA SẺ HÀNG TRĂM TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN, XUYÊN TẠC… bôi nhọ danh dự Chủ tịch Hồ Chí Minh; kích động tư tưởng chống đối; tung tin thất thiệt, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân nhằm chống phá Nhà nước. Không những vậy, Chi còn nhiều lần THAM GIA CÁC CUỘC BIỂU TÌNH, ĐẬP PHÁ, GÂY RỐI an ninh trật tự tại TP Hồ Chí Minh, phá hoại cuộc sống bình yên của người dân.

Trước khi bị bắt, Vũ Tiến Chi đã được chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng MỜI LÊN LÀM VIỆC NHIỀU LẦN VÀ NHẮC NHỞ, GIÁO DỤC. Bà con hàng xóm láng giềng với y cũng nhiều lần khuyên can. Tuy nhiên, bất chấp những lời nhắc nhở, thậm chí cảnh báo, Chi vẫn CHỨNG NÀO TẬT ẤY KHÔNG CHỊU SỬA ĐỔI VÀ TIẾP TỤC CÓ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT. Do vậy, cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt giam Vũ Tiến Chi để ngăn chặn hành vi phạm tội của y và truy tố xét xử trước pháp luật.

Vào sáng nay, theo chứng kiến của đại diện tổ dân phố, Vũ Tiến Chi bị bắt quả tang khi đang livestream clip có nội dung chống nhà nước. Quá trình khám xét, Cơ quan Công an cũng thu nhiều tài liệu, chứng cứ quan trọng.

Theo những người dân địa phương, VIỆC VŨ TIẾN CHI BỊ BẮT LÀ RẤT CẦN THIẾT VÀ CHÍNH XÁC, ĐÚNG NGƯỜI, ĐÚNG TỘI. Đây cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc tới những ai còn đang ảo tưởng sử dụng mạng xã hội để làm ra, tán phát các thông tin tài liệu có nội dung xấu.

Tuy nhiên, sau sự việc này, chắc chắn một số phần tử “cùng hội cùng thuyền” với Chi cũng như các tổ chức mang danh “dân chủ, nhân quyền” thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài sẽ lại nhao nhao lên đòi can thiệp, kêu oan cho Chi nhưng mọi hành vi vi phạm của Chi rất rõ ràng, muốn kêu cũng chẳng được.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

ĐÁNH ĐUỔI PHÁP, MỸ LÀ ĐÁNH ĐUỔI NỀN VĂN MINH HAY LÀ TƯ DUY NÔ LỆ

Trước khi trả lời câu hỏi này, xin nói một chút về khoảng thời gian cả ngàn năm Bắc thuộc. Chắc chắn vào thời điểm ấy, Trung Quốc là quốc gia hùng mạnh và là nền văn minh bậc nhất thế giới. Vậy tại sao các thế hệ người Việt vẫn luôn giương cao cờ khởi nghĩa, liên tục đòi độc lập, tách ra khỏi Trung Quốc chứ không chấp nhận trở thành một phần của “Trung Hoa vĩ đại”? Liệu các thế hệ sinh sống sau thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc ấy có nói về những thế hệ trước kiểu như: “Đánh đuổi Trung Quốc là đánh đuổi nền văn minh” hay không?
ĐÁNH ĐUỔI PHÁP, MỸ LÀ ĐÁNH ĐUỔI NỀN VĂN MINH HAY LÀ TƯ DUY NÔ LỆ

Câu trả lời chắc chắn là không rồi.

Nhưng hiện nay, dần dà, nhiều người Việt bắt đầu có xu thế biện minh, bênh vực cho Pháp, Mỹ. Rằng những việc mà người Pháp, người Mỹ làm chỉ là nhằm mục đích “khai hóa nền văn minh” và nếu không có người Pháp, người Mỹ thì Việt Nam vẫn chỉ là một quốc gia phong kiến lạc hậu, cổ hủ.

Thực ra thì vế thứ 2 ở trên, nghe qua có vẻ đúng nhỉ? Thực chất, người Pháp là “chất xúc tác” gián tiếp khiến cho chế độ phong kiến Việt Nam đi vào đổ vỡ. Nhưng, người Pháp đến Việt Nam không phải là để “giúp đỡ”, mà đơn giản chỉ muốn Việt Nam trở thành thuộc địa Pháp, việc chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ là hệ quả của một chế độ thối nát, yếu kém về quân sự và kinh tế và mất quyền lãnh đạo đất nước.

Nhiều người, nhìn vào đường tàu Bắc Nam vẫn còn tồn tại và được sử dụng đến tận ngày nay, hay những công trình thời kỳ đó và đến giờ vẫn “đẹp”, những khu vực quy hoạch “đầy mảng xanh” trong nhũng tấm ảnh phục chế, và ngộ nhận, đó là “văn minh” và những gì tinh túy của người Pháp đem lại cho Việt Nam. Thực chất, cái đường tàu Bắc Nam ấy, là một con đường đau khổ, được Pháp xây dựng để khai thác khoáng sản khắp Việt Nam, di chuyển lực lượng để đàn áp các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp cả nước. Dân Thanh Hóa có câu: “Ăn rau má, phá đường tàu” là ngụ ý cho việc người dân xứ Thanh phản đối quân Pháp bằng cách phá đường tàu. Khi một vị quan được Pháp triệu đến tra hỏi, vị quan này nói rằng: “Do dân chúng con khổ quá, mà chẳng có cái gì ăn nên đi ăn rau má, đường ray kia đẹp quá nên rau má mọc bên. Chẳng biết là của trên nên chúng con mới có chuyện phá” - Mình mượn lời từ bài hát “Tự hào quê hương Thanh Hóa” để nói rõ hơn về tích này.

Rồi những công trình đẹp mà Pháp để lại vẫn còn đến tận bây giờ, đó phải chăng là biểu hiện của “sự tự do văn minh”? Như Nhà thờ lớn chẳng hạn, cũng được xây dựng nhờ việc Pháp phá nát chùa Báo Thiên - vốn là một trong những ngôi chùa cổ kính, đồ sộ, mang bản sắc lịch sử của toàn bộ các thời kỳ phong kiến Việt Nam. Trong chùa Báo Thiên từng có tháp Báo Thiên vốn là một trong “An Nam tứ đại khí” - những bảo vật của Việt Nam được cho rằng chứa “linh khí” của người Việt, người Pháp đã đốt chùa, xây dựng Nhà thờ Lớn - muốn áp đặt một công trình của một tôn giáo không phải là tôn giáo truyền thống của người Việt ở một khu đất linh thiêng của Thăng Long cũ.

Rồi nhắc về chùa Một Cột, một trong những biểu tượng của Hà Nội, cũng đã bị những đội quân người Việt đánh thuê cho Pháp đặt mìn cho nổ trước khi chúng cút chạy khỏi Hà Nội. Những kẻ đặt mìn hạ gục công trình ngàn năm tuổi này là những tên lính vốn là linh mục theo Pháp từ lâu. Hoặc như cầu Long Biên, vốn cũng là một công cụ khai thác thuộc địa của Pháp, nhưng cầu Long Biên lại trở thành một “chứng nhân lịch sử” cho công cuộc kiến thiết, bảo vệ Tổ Quốc.

Những gì người Pháp đã xây dựng, không có nghĩa là để giúp người Việt và càng không có nghĩa lý gì trong việc “khai hóa văn minh”. Có thể ví dụ bằng một câu chuyện thế này:

Bây giờ, anh Nguyễn Văn A có một miếng đất, trên miếng đất đó có nhà thờ Tổ, một thằng chết tiệt nào đó đến chiếm đất, sau đó đập bỏ nhà thờ Tổ, đào mả ông cha, dựng lên một căn nhà hai tầng, sau đó ép anh Nguyễn Văn A vào làm tạp vụ. Anh Nguyễn Văn A tỏ ra biết ơn thằng chết tiệt đó, và nghĩ rằng, chính thằng chết tiệt đó đã giúp đỡ mình phá đi những điều cũ kỹ, lạc hậu và mang “văn minh” đến?

Những di sản của những thế hệ cha ông đi trước, như chùa Báo Thiên, chùa Một Cột đã bị phá hủy. Pháp sẵn sàng đặt một phiên bản tượng Nữ Thần Tự Do thay cho Tháp Rùa, đó là văn minh à? Hay là thứ văn minh ngoại lai, dị hợm đạp đổ lên những giá trị truyền thống dân tộc. Mà còn hàng ngàn bảo vật Việt Nam, được Pháp cướp trắng và đem trưng bày tại các bảo tàng tại Pháp hiện tại. Nhưng với lũ mất gốc, sẽ nói là nhờ Pháp mà những bảo vật đó được biết đến nhiều hơn.

Nhắc đến Mỹ và cuộc chiến tại Việt Nam, một nền "văn minh" mà nhiều người thèm muốn, đó kiểu như là một hình mẫu Hàn Quốc mà một MC chuyên kể chuyện ma luôn ảo tưởng.

Nhìn về Hàn Quốc, mà quên rằng, có rất nhiều đồng minh khác, từng theo Mỹ, như anh bạn hàng xóm Philippines và Thái Lan, có giàu có không? Có được như Hàn Quốc không? Hay như Iraq, Iran, Palestin, từng thân Mỹ lắm, nhưng rồi lại trở thành những kẻ thù. Mà còn cả Đài Loan nữa, cũng từng có quan hệ với Mỹ, rồi đùng cái, Mỹ đẩy Đài Loan ra cho Trung Quốc thế chân trong "Liên Hợp Quốc".

Là một quốc gia nhỏ bé, Việt Nam cũng muốn hợp tác và phát triển, và đáp lại lời mời mong muốn trở thành bạn bè từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quốc gia văn minh đó, như Pháp và Mỹ, đã làm gì? Xua quân đến đốt phá, đem chất độc màu da cam đến, dùng bom Napalm, ném bom rải thảm miền Bắc, rồi chia cách Việt Nam. Đó là cách hành xử của những quốc gia "văn minh" à?

Có hàng trăm quốc gia đã biến mất trên tiến trình lịch sử thế giới, thậm chí có nhiều quốc gia hùng mạnh, đế quốc, có thể kể đến như Đế chế Khơ Me, La Mã Thần Thánh, Ba Tư... Thật may vì bằng những gì thế hệ cũ đã làm được, Việt Nam đã độc lập, toàn vẹn và tồn tại đến bây giờ, nhưng, vẫn có những ngoại lệ, mong muốn trở thành nô lệ cho các quốc gia khác.

Hiện nay, vẫn còn hơn chục quốc gia châu Phi phải nộp "thuế thuộc địa" cho Pháp và bằng ấy quốc gia đó, có được hưởng sự văn minh của người Pháp không? Hay vẫn là "lục địa đen" - ở đây không phải là lục địa của người da đen, mà là lục địa có một lịch sử đen tối, bị nô lệ và đến giờ vẫn phải chịu áp bức. Rồi như Philippines, từng bỏ phiếu mong muốn trở thành một bang của Hoa Kỳ và thế nào?

Tư duy nô lệ hình thành ra những con người nô lệ với suy nghĩ nô lệ và hành động nô lệ. Thay vì độc lập, tự chủ, tự do, thì luôn mong ngóng được ban phát "văn minh, văn hóa"? Không làm, mà muốn có ăn?

Làm chủ cuộc đời không thích, lại thích sống kiếp sống mặc bay phó mặc cho kẻ khác. Rồi hàng triệu người Việt đã hi sinh đánh đuổi các nền văn minh đó, đem lại độc lập, tự do, chấm dứt chiến tranh, giờ trở thành những cái chết vô nghĩa hay sao?

Bảo khai hóa văn minh, mà lại đốt chùa, phá làng xóm, chia cắt lãnh thổ, coi người dân là nô lệ, đem bom đạn, lính đánh thuế đến, hãm hiếp, tra tấn, tàn sát? Vậy là mà khai hóa văn minh à?
Nguồn: tifosi

MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ ĐỔ XUỐNG ĐỂ CHO "CÂY ĐỜI" CAMPUCHIA ĐƯỢC HỒI SINH!


43 năm trước, ông Hun Sen và một số cộng sự của mình vượt vòng lửa đạn của quân Pôn Pốt, sang Việt Nam tìm đường cứu nước. Bằng tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả của mình, Đảng, Nhà nước và quân đội nhân dân Việt Nam đã cưu mang Hun Sen; sau đó đại quân ta Tây chinh, giúp nhân dân Campuchia thoát hoạ diệt chủng; khai tử tập đoàn Pôn Pốt tàn bạo và khát máu do người Trung Quốc nuôi dưỡng, giật dây. Cứu nhân dân Campuchia khỏi cảnh tàn sát, chết chóc. Quân đội nhà Phật cứu rỗi một Campuchia hoang tàn và đổ nát mà xây dựng nên một đất nước giàu mạnh như hôm nay.
MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ ĐỔ XUỐNG ĐỂ CHO "CÂY ĐỜI" CAMPUCHIA ĐƯỢC HỒI SINH!
Thủ tướng Hun Sen sau này luôn luôn ca ngợi tình đoàn kết, hữu nghị gắn bó giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng, đầy tình đồng chí, anh em và chủ nghĩa nhân văn cao cả của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot, hồi sinh mạnh mẽ và xây dựng một xã hội tốt đẹp, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Campuchia.

Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam và Campuchia chưa phải là "mặt hồ phẳng lặng" kiểu như ta và Lào anh em, luôn thủy chung, son sắt. Việt Nam - Campuchia có dấu hiệu căng thẳng kể từ 2012. Căng thẳng này có thể là kết quả của thay đổi chiến lược, cũng như các vấn đề nhạy cảm về biên giới và người gốc Việt ở Campuchia. Về mặt chiến lược, Campuchia và Việt Nam gần đây có tiếp cận rất khác nhau trước môi trường an ninh thay đổi của châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam chủ động sử dụng mối quan hệ hợp tác đa phương trong khu vực, như Asean, trong chiến lược cân bằng trước Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đa dạng hóa, đa phương hóa trong các mối quan hệ.

Ngược lại, Campuchia ngày càng phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế và quốc phòng. Xung đột biên giới Campuchia - Thái Lan từ 2008 tới 2011 đẩy Campuchia thành lập quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, do Phnom Penh nhìn nhận có đe dọa trở lại từ Thái Lan. Đáng chú ý, Campuchia và Việt Nam có tiếp cận rất khác nhau về tranh chấp trên Biển Đông. Campuchia, là nước không có tranh chấp, không muốn vấn đề này chi phối ngoại giao đa phương khu vực mà có thể làm phật lòng Bắc Kinh, gây hại cho quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và Campuchia. Vì thế, Campuchia thỉnh thoảng lại từ chối cùng Việt Nam và một vài nước Asean trong vấn đề Biển Đông. Tại hội nghị ngoại trưởng Asean ở Phnom Penh tháng 7/2012, tranh chấp biển đảo gây ra bế tắc, khiến các nước không thể ra thông cáo chung là ví dụ điển hình.

Tất nhiên, lợi ích quốc gia là mãi mãi trường tồn. Tuy nhiên, nếu chơi theo kiểu nước đôi thì rõ ràng là rất nguy hiểm cho quan hệ hai nước. Chưa kể là người Việt ở Campuchia luôn bị phân biệt đối xử. Máu người Việt Nam đã đổ để "cây đời" Campuchia được tái sinh; vẫn tin tưởng là Campuchia không quên ơn, phụ nghĩa, luôn giữ mối quan hệ hàng xóm, láng giềng hữu hảo. Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây luôn tương trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh./.

Lão chăn bò DVK

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

GÓC LỠ DẠI CHƠI NGU

Triều Tiên đã có ít nhất 3 lần cảnh báo Hèn Quốc về việc bọn vượt biên thả truyền đơn bằng bóng bay từ Hàn Quốc sang Triều Tiên thời gian gần đây. Trong đó có những truyền đơn mang tính sỉ nhục lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và phu nhân. Họ ghép hình phu nhân ông Kim với các diễn viên JAV, xuyên tạc thông tin lãnh đạo Triều Tiên sát nhân diệt khẩu để bảo toàn danh dự... và những lá truyền đơn như thế vẫn cứ bay sang mặc cho Triều Tiên cảnh báo 
Do vậy, dễ hiểu khi em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên lên tiếng dằn mặt, gọi Hèn Quốc là 'kẻ thù' thì tòa văn phòng liên lạc chung giữa hai miền được giật sập tan tành bằng bom 💣💣💣

GÓC LỠ DẠI CHƠI NGU

Sau khi Triều Tiên có biện pháp đáp trả mạnh tay, Hèn Quốc lập tức thảo luận với bố Mẽo và 'lên án' Triều Tiên đang hành động quá khích, tuyên bố sẽ không nhân nhượng Triều Tiên nữa. (quân đội Hèn Quốc do mẽo nắm tất).

Dĩ nhiên, bố mẽo hiện tại đâu dám nói gì, chắc cũng lèm bèm trong bụng: "nó có hột nhãn đấy, bố đếch dám đâu con ạ, hôm trước bố bị Iran vả sấp mặt chưa đủ nhục nhã à 🙄"

Hèn Quốc mặc bỉm mạnh miệng tuyên bố hùng hồn, rưng rưng chờ bố mẽo lên tiếng ủng hộ trong lo sợ 😢

Sau vụ này mơ ước hoà hợp của nhân dân liên triều đã đỗ vỡ, dân Hèn Quốc có thể mặc bỉm đi ra đường, sống trong thấp thởm, lo âu, sợ sệt vì không biết khi nào làm "cái bùm" về với chúa😌😌😌

Đấy, thân phận nô lệ mẽo không bao giờ có kết cuộc tốt đẹp. Và trên đời cũng không có cái ngu nào giống cái ngu nào và độ ngu của con người không bao giờ có giới hạn 🧐😁🧐😁

Liêu Hùng

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã một lần được nghe, được đọc, được suy ngẫm và rưng rưng xúc động về bài thơ “Người đi tìm hình của Nuớc” của nhà thơ Chế Lan Viên. Có thể nói, mỗi vần thơ cất lên như chứa đựng bao nỗi niềm của tình cảm, sự tự hào, hãnh diện, kính trọng và biết ơn công lao trời bể của nhà thơ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình suốt cuộc đời phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp, từ ngày ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911) trở thành nhà hoạt động cách mạng kiên cường và bền bỉ cho đến hơi thở cuối cùng (2/9/1969) đưa đất nước và dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Mỗi lần đọc những dòng thơ trên, trước mắt ta như thấy giây phút thiêng liêng: Đó là hình ảnh của một chàng trai yêu nước tên Ba, tuổi mười tám đôi mươi đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước vào ngày 5-6-1911 trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin tại bến cảng Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh). Trong chuyến hành trình đầu tiên đó, Bác đã đến Sing-ga-po, Cô-lôm-bô, Po Xa-ít, rồi Đa-răng Mác-xây và ngày 15 tháng 7, Bác đến Lơ Ha-vrơ, cảng chính của miền Bắc nước Pháp.

Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm nhận sâu sắc nỗi lòng của Người trong những ngày tháng lênh đênh trên đại dương bao la, xa lạ. Bác đã quyết chí ra đi tìm ánh sáng cho dân tộc giữa mùa bão tố tháng sáu với một trái tim vĩ đại mang trọn tình yêu quê hương đất nước. Từ buổi trưa đó, Bác bước vào cuộc đời của một người lao động cực khổ để ra đi và để rồi:

Đêm xa Nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa Nước rồi, càng hiểu Nước đau thương

Vần thơ thật sâu lắng, giàu cảm xúc như hồi tưởng lại tâm sự của Bác Hồ trong “đêm xa Nước đầu tiên”, tưởng chừng như có thể thấy mỗi đau mất nước ngày đêm giày vò Người; hình ảnh của Người trằn trọc không ngủ trong những đêm dài lênh đênh nơi xứ lạ. Người ra đi thầm lặng, đơn độc trên con tàu vượt đại dương nhưng trong lòng vẫn luôn khắc khoải, canh cánh, day dứt một nỗi niềm mang tên “tình đất nước”, “vận mệnh dân tộc”. Xúc cảm của người xa xứ pha lẫn nỗi đau thương da diết vì mất Nước thật nghẹn ngào khi đồng bào còn chìm đắm trong bùn đen nô lệ, cam chịu sự thống trị của thực dân, đế quốc. Tàu càng đi xa, tiếng sóng càng trở nên xa lạ, nỗi đau như tăng dần lên “xa Nước rồi, càng hiểu Nước đau thương”.

Từ ngày 5 tháng 6 năm 1911 ấy, Người đã trải qua bao gian nan, cực khổ của các nghề “bồi” ở dưới tàu, “bồi” ở khách sạn, làm nghề rửa ảnh, vẽ sơn mài, làm nghề cào tuyết cho một trường học để sống, để đi, để hiểu và hoạt động cách mạng. Trong chuyến hành trình tìm đường cứu nước, Người đã đi khắp thế giới với nhiều khó khăn, vất vả, hiểm nguy nhưng ý chí, quyết tâm và lòng tin của Người về con đường giải phóng dân tộc luôn trước sau như một, chưa một phút giây thôi nghĩ về vận mệnh của đất nước, đời sống của đồng bào. Ý thơ đã cho ta thấy được tình yêu Tổ quốc luôn luôn cháy bỏng đến thiết tha trong tâm trí của Người:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi

Đêm mơ Nước, ngày thấy hình của Nước

Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà

Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc

Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

Sống giữa trời Âu phủ đầy tuyết trắng giá lạnh “một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá”, châu Mỹ, châu Phi xa xôi và nhiều lạ lẫm nhưng trong thẳm sâu tâm hồn Bác hình ảnh quê hương hiện lên với màu xanh của cỏ cây tươi tốt như màu xanh của hi vọng, mong ước về màu xanh của hòa bình dân tộc, sự yên bình, ấm no, tự do, hạnh phúc của đồng bào. Đọc câu thơ, ta bắt gặp một sự đối lập về hình ảnh, điều đó đã càng làm rõ hơn sự tinh tế đầy sâu lắng trong tâm hồn của Hồ Chủ tịch, đó là sự trăn trở, day dứt khôn nguôi đối với vận mệnh của đất nước. “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”. Trái tim giàu lòng yêu nước của Người như đang run lên, như đang nức nở, trong từng bữa ăn, giấc ngủ - Người cùng đau nỗi đau của dân tộc.

Xa Tổ quốc nhưng trái tim của Người luôn đập cùng nhịp đập trái tim của hàng triệu đồng bào. Đó là sức mạnh to lớn nhất giúp Người vượt qua mọi trùng dương, khó khăn để tiếp bước, tìm thấy ánh sáng chân lý soi rọi con đường đi đang đầy bùn đen tăm tối cho cả dân tộc. Khi đọc được Luận cương của Lê-nin, ngồi trong căn nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17, ngoại ô Paris, Người đã bật khóc - khóc trong niềm hạnh phúc, khóc trong hi vọng về một ngày mai tươi sáng sẽ đến với dân tộc.

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.

Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp

Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Niềm hạnh phúc như vỡ òa khi Người tiếp nhận Luận cương Lê-nin. Người tiếp nhận chân lý cách mạng ấy bằng tất cả trái tim, sự nhiệt huyết và khối óc của mình. Người tập trung lật giở từng trang sách và dường như cả đất trời cùng nín thở chờ đợi giây phút thiêng liêng, trọng đại này. Giây phút ló rạng ánh sáng của con đường giải phóng dân tộc, thời khắc lịch sử của một dân tộc đang trong cảnh lầm than, nô lệ hi vọng về ngày mai tươi sáng. Chân lý cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã soi sáng tâm hồn Người, đất trời và vạn vật xung quanh như bừng tỉnh, cùng hòa chung niềm hạnh phúc vô bờ:

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc

“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”

Hình của Đảng lồng trong hình của Nước

Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười

Những câu thơ chứa đựng niềm hân hoan trào dâng đầy xúc động. Niềm vui náo nức của cả dân tộc trong giờ phút trọng đại hòa chung cùng tiếng reo mừng sung sướng của Người “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”. Con đường đi của cả dân tộc sẽ còn vô vàn những khó khăn, hi sinh, gian khổ nhưng hình ảnh của Đảng lồng trong hình đất nước đã khẳng định niềm tin vô cùng sâu sắc và mãnh liệt đối với Đảng quang vinh, đối với linh hồn của dân tộc. “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” - câu thơ giàu hình ảnh ấy đã làm người đọc xúc động xen lẫn vui mừng khi Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Và hơn cả là niềm hạnh phúc khi gặp những phác họa đầy tươi sáng về tương lai mới của đất nước:

Bác thấy:

Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt

Ruộng theo trâu về lại với người cày

Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc

Không còn người bỏ xác bên đường ray

Giặc Nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát

Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân

Những kẻ quê mùa đã thành trí thức

Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê

Thành nước Việt nhân dân trong mát suối

Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói

Những đời thường cũng có bóng hoa che

Từ ngày 5 tháng 6 năm 1911, Bác rời xa Tổ quốc, quyết chí ra đi tìm đường cứu nước và Người đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Sau bao năm bôn ba, nay Người trở về với quê hương, trở về với đồng bào. Mang trên vai sứ mệnh cao cả cùng với chân lý sáng ngời của chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết chí đồng lòng, trải qua nhiều chiến đấu, hi sinh, gian khổ đưa cả dân tộc thoát khỏi đêm dài nô lệ:

Luận cương của Lê-nin theo người về quê Việt

Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi

Kìa, bóng Bác hôn lên hòn đất

Lắng nghe trong màu hồng, hình Đất nước phôi thai

Ngày Bác ra đi chỉ có hai bàn tay với chí lớn tìm ra con đường cứu nước. Mùa Xuân của 30 năm sau (tháng 2 năm 1941), vượt qua biết bao khó khăn, trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua nổi, mong ước được trở về Nước cùng đồng bào đấu tranh của Bác Hồ đã trở thành hiện thực. Bước chân đầu tiên về đất Mẹ, là giây phút thiêng liêng khó diễn đạt bằng lời, Người như lặng đi bên cột mốc 108 biên giới Việt - Trung, mặt hướng về Tổ quốc, ngắm nhìn núi rừng trùng điệp Cao Bằng - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, rồi Người cúi xuống cầm nắm đất Tổ quốc lên hôn mà đôi mắt rưng rưng, tiếng lòng như thẳm sâu lắng đọng, cảm nhận sự sống của “hình Đất nước” đang phôi thai trong lòng mình, hình ảnh của một đất nước Việt Nam mới tươi sáng:

Kìa, bóng Bác hôn lên hòn đất

Lắng nghe trong màu hồng, hình Đất nước phôi thai

Những vần thơ xúc động nhưng giản dị đã cho ta cảm nhận thấy phong cách gần gũi, vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt hành trình 30 năm tìm đường cứu Nước. Có thể nói “Người đi tìm hình của Nước” đã diễn đạt lòng yêu nước vô cùng sâu nặng của Bác Hồ, đồng thời để lại cho các thế hệ Việt Nam một trong những bài thơ hay nhất, thành công nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đã 109 năm trôi qua kể từ ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu Nước với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu” nhưng ý nghĩa lịch sử sâu sắc của sự kiện ngày 5/6/1911 vẫn luôn sáng mãi trong tâm thức của hàng triệu trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh với trái tim yêu Nước nồng nàn đã đánh đổi tuổi trẻ, thanh xuân của mình để giành lấy mùa Xuân cho dân tộc, Người đã mở rộng cánh cửa để cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới, để cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là một bộ phận đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì hòa bình và những giá trị nhân đạo./.

Huyền Trang