KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo Báo chí Kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

Lại tuyên truyền “bẩn”!

Sau khi thủ đoạn tung những video clip dàn dựng, cắt ghép, sưu tầm từ nhiều năm trước về cảnh “đi bộ đội bị lính cũ bắt nạt hoặc phải làm việc cực nhọc” bị bạn đọc bóc mẽ, vạch trần, một số trang mạng phản động, trong đó có Việt Tân tiếp tục dùng chiêu trò khác nhằm kêu gọi thanh niên trốn tránh nhập ngũ để thực hiện âm mưu chống phá đất nước ta.

Chúng tung tin rằng: Thanh niên nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự là lãng phí mất 2 năm tuổi trẻ (!)

Nghe luận điệu tuyên truyền “bẩn” này, thấy ngay sự nham hiểm nhưng lại rất ngô nghê của những kẻ có mưu đồ đen tối. Bởi vì chúng cho rằng 2 năm nhập ngũ là lãng phí thời gian, nhưng tuyệt đại đa số người dân Việt Nam đều hiểu rõ Quân đội như trường học lớn, là môi trường rất tốt để thanh niên học tập, rèn luyện, từ đó trưởng thành hơn.


Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh, tất cả thanh niên Việt Nam sau một thời gian nhập ngũ đều có sự tiến bộ rõ rệt về nhiều mặt. Hầu như ai hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cũng có sức khỏe, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, bản lĩnh, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong… chững chạc hơn, tốt hơn so với trước khi nhập ngũ.

Thực tế là đại đa số các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đều ưu tiên tuyển chọn người đã được học tập, rèn luyện qua môi trường Quân đội, bởi họ thường có phẩm chất, năng lực, uy tín cao hơn.

Thực tế trong các đợt tuyển quân hằng năm thì luôn có hàng vạn thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Họ vừa tự giác thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, vừa muốn được học tập, rèn luyện trong môi trường Quân đội để trưởng thành, có đủ hành trang cần thiết lập thân, lập nghiệp một cách tự tin, bền vững. Như huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang năm nay có 100% thanh niên nhập ngũ viết đơn tình nguyện nhập ngũ; trong tổng số công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự đầu năm 2024 của tỉnh Hà Giang có gần 70% viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Có những gia đình cả hai, ba anh em ruột cùng xung phong nhập ngũ một đợt (như Nguyễn Khắc Tự Hiền Phúc, Nguyễn Khắc Tự Hiền Nhơn, Nguyễn Khắc Tự Hiền Nhân ở phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng).

Chắc chắn, chẳng có người hiểu biết nào lại dại dột tin vào luận điệu tuyên truyền “bẩn”, rằng “Thanh niên nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự là lãng phí mất 2 năm tuổi trẻ” (!). Nghe theo lời xúi dại ấy, có khi tự đẩy mình vào ăn chơi sa ngã, vi phạm pháp luật, đánh mất tương lai.

BINH NHẤT

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2024

Trở về đức tin, giữ bình yên thôn làng

Giữa trưa, chúng tôi ghé thăm gia đình ông Siu Un (dân tộc Jrai, trú tại thôn Plei Glung Mơ Lan, xã Ia Ke, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), một trong những người từng nghe theo lời xúi giục của bọn Fulro lưu vong lôi kéo chống phá lại chính quyền, mơ tưởng hão huyền với cái gọi là “Nhà nước Đề ga”.

Trong căn nhà sàn nằm khép mình giữa vườn cây trĩu quả, ông Siu Un cho biết, sự sai lầm của mình đã phải trả giá bằng bản án 16 năm tù nên không muốn nhắc vì cảm thấy xấu hổ.
Sau khi ra tù được trở về địa phương, không muốn bà con mắc mưu kẻ xấu, lầm đường lạc lối giống như mình trước đây, Siu Un đã tích cực phối hợp với lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, vận động những người theo “Tin lành Đề ga” với hình thức “tu tại gia”, quay về với sinh hoạt tôn giáo thuần túy. “Mình từ bỏ “Tin lành Đề ga” đi, đấy không phải là một tôn giáo chính thống mà là tổ chức phản động, gây rối chống phá Nhà nước mà thôi. Theo chúng chỉ mang lại khổ đau và bất hạnh chứ không như mơ tưởng chúng vẽ ra đâu”, Siu Un chia sẻ.
Cùng chung tay tuyên truyền đến những người từng lầm đường lạc lối, ông Ksor Lý, Chức sắc Chi hội Tin lành truyền giáo cơ đốc xã Ia Heo, huyện Phú Thiện chia sẻ, trước đây do thiếu hiểu biết, một số bà con dân làng đã nghe theo bọn FULRO, tham gia nhóm họp “Tin lành Đề ga” dưới hình thức “tu tại gia”. Sau khi bị xử lý, nhiều đối tượng cầm đầu phải trả giá bằng những bản án nghiêm khắc của pháp luật. Những người trót nghe theo bọn xấu trở nên mặc cảm với lỗi lầm.


“Những người này họ thường sống khép mình, không muốn giao lưu với ai, thế nhưng thực tế trong lòng họ không muốn điều đó. Khi tôi và cán bộ Công an huyện đến từng nhà gặp gỡ, tiếp xúc tuyên truyền vận động, họ quay trở lại sinh hoạt trong điểm nhóm Tin lành truyền giáo cơ đốc, ban đầu mọi người né tránh, nhưng chúng tôi nhiều lần đến nhà quyết tâm gặp gỡ và trải lòng, họ từng bước hiểu ra lẽ phải và tinh thần phấn khởi. Mọi người thực sự đã được tháo gỡ “nút thắt” bấy lâu trong lòng, từ đó hăng hái tham gia sinh hoạt tôn giáo, sống hoà hợp với bà con dân làng”, ông Ksor Lý cho biết.
Trước việc các đối tượng FULRO lưu vong lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu hiểu biết của một số người dân tộc thiểu số để lừa phỉnh bà con nhóm họp “Tin lành Đề ga” dưới hình thức “tu tại gia” nhằm mục đích chống phá chính quyền, năm 2022, Công an huyện Phú Thiện đã phối hợp với các ban, ngành đoàn thể và hệ thống chính trị ở cơ sở triển khai thí điểm mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn làng”.
Mô hình nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng gạt bỏ quá khứ lỗi lầm, yên tâm lao động, sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, hòa nhập với cộng đồng. Giải quyết tư tưởng, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo, thức tỉnh những người đã tin theo FULRO , “Tin lành Đề ga” dưới hình thức “tu tại gia”, quay về sinh hoạt trong tôn giáo thuần tuý được Nhà nước công nhận.
Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai cho hay, sau hơn 1 năm thành lập, ra mắt mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn làng” tại địa bàn huyện Phú Thiện đã giải quyết được các vấn đề, như: Phát huy vai trò của người uy tín, chức sắc tôn giáo và hệ thống chính trị ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, cảm hoá những người từng lầm lỡ, tích cực vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt pháp luật, không nghe, không tin các đối tượng tuyên truyền, xuyên tạc âm mưu phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc.
Giải quyết được niềm tin tôn giáo, nhu cầu tín ngưỡng của bà con nhân dân, đặc biệt là những người từng lầm lỡ theo FULRO , “Tin lành Đề ga”, từng bước làm mất đi những điều kiện mà các thế lực thù địch, bọn phản động FULRO âm mưu thực hiện hành vi câu móc, lôi kéo hoạt động chống phá, thực hiện mưu đồ đen tối của chúng. “Bên cạnh đó, mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn làng” cũng đã giúp mọi người dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số hiểu và nhận thức đúng về niềm tin tôn giáo, từ đó để họ cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng FULRO lưu vong và bọn phản động”- Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định.
Cũng theo Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn, mô hình là cách làm sáng tạo mang lại hiệu quả cao, góp phần bảo đảm tốt an ninh trật tự ở cơ sở. Mô hình đã được lãnh đạo Bộ Công an ghi nhận, đánh giá cao, đồng thời chỉ đạo các cục nghiệp vụ, Bộ Công an phối hợp Công an tỉnh Gia Lai thông báo quy trình, cách thức thực hiện để Công an các tỉnh Tây Nguyên, vùng phụ cận và các tỉnh Tây Bắc nghiên cứu, vận dụng vào thực tế.
Tin tức Vùng cao

MƯU SINH VÀ SỰ TỬ TẾ...

Tôi tình cờ chụp được bức ảnh này khi đi ăn trưa tại một nhà hàng nằm ở mặt tiền đường Hàm Nghi, trung tâm Q1, đối diện toà nhà Bitexco. Khi ngồi xuống ghế được 2 phút thì có một anh chàng shipper bước vào, bộ đồ anh ấy mặc trên người bạc thếch, ở phần nách áo có một chỗ rách khá to, anh ấy bước đến quầy để xác nhận đơn, chuẩn bị bước ra thì nhân viên bảo anh ấy cứ ngồi lại trong quán vì ngoài trời rất nóng dù khung giờ trưa là giờ đông khách. Chắc vì quá mệt, chỉ tầm 1 phút sau thì tôi thấy anh ấy đã ngủ say. Không có bất cứ nhân viên nào trong nhà hàng kêu anh ấy dậy dù khách cứ nối tiếp nhau bước vào để dùng bữa trưa.

Khách ở nhà hàng chủ yếu là dân văn phòng ở các toà nhà gần đó, nhìn rất dễ nhận ra thông qua trang phục họ mặc trên người… có khi họ đi ăn cùng một nhóm 5-7 người, họ bước vào, mặc nhiên không ai ngồi bàn đó, tôi còn nghe có người nói “để anh ấy ngủ, đừng làm phiền anh ấy” rồi họ bước sâu vào quán hoặc lên lầu để ngồi.



Chẳng ai thấy phiền khi thấy anh ấy ngủ, kể cả chủ và nhân viên của nhà hàng, những vị khách bước vào, trên môi họ nở một nụ cười nhẹ khi nhìn thấy anh shipper ngủ say sưa… Tầm 10 phút sau, nhà hàng chuẩn bị xong đơn và kêu anh shipper thức dậy, anh ấy bừng tỉnh và gãi đầu theo kiểu rất ái ngại… chắc anh ấy không nghĩ rằng mình đã ngủ khi đang chờ đơn.
Albert Schweitzer đã nói thế này: “Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống tử tế, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn”… Tại sao sống tử tế mà ta lại khó khăn? Vì sự tử tế ấy luôn phải đánh đổi bằng quyền lợi của mình, trong câu chuyện này, nhà hàng đã từ chối để anh shipper ra ngoài chờ đơn vì trời quá nóng, để thực hiện sự tử tế của mình thì họ phải mất một chỗ ngồi cho anh ấy phía trong nhà hàng, trong khi nhà hàng đang giờ đông khách. Nhìn dưới ánh mắt tích cực của Charlie Chaplin thì: “Chúng ta ai cũng muốn giúp người khác. Con người là thế. Chúng ta muốn sống bên hạnh phúc của nhau chứ không phải sự khổ sở của nhau.”
Credit: Dương Anh Vũ

Đột phá về... họp

“Họp” chính là từ xuất hiện nhiều nhất trong lịch công tác của các cơ quan, đơn vị. Họp cũng là việc chiếm rất nhiều thời gian của cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị.

Điều đáng suy nghĩ, đáng bàn là có nhiều cuộc họp không cần thiết, khiến công việc bị đình trệ. Rất nhiều cuộc họp (hội nghị, hội thảo, tọa đàm...) mời hoặc triệu tập thành phần tham dự tràn lan, thậm chí cả những người chẳng hề liên quan nhưng vẫn mời cho “sang”, cho đông đúc, “hoành tráng”(!)
Không ít cán bộ đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải đi họp suốt, có ngày 3-4 cuộc, vì cấp trên yêu cầu cấp trưởng phải dự, không được cử cấp phó đi thay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp trực tuyến đến các tỉnh, thành phố/ Ảnh minh họa/TTXVN

Tình trạng ngồi họp mà lo ngay ngáy những công việc cần làm gấp, thậm chí tự cảm thấy mình là người thừa trong cuộc họp-có lẽ cán bộ, công chức nào cũng nhiều lần trải qua và không khỏi ngao ngán.
Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25-12-2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó có yêu cầu giảm hao phí trong sử dụng lao động, thời gian lao động, thực hiện nghiêm quy định về tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách... bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không lãng phí, phô trương.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, ngày 27-11-2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu, cần nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm với dân, với nước để “không cần phải họp nhiều mà công việc vẫn chạy”.
Lâu nay, ở nước ta đã có rất nhiều ý kiến, bài viết nêu kinh nghiệm, biện pháp để giảm họp, nhất là khắc phục tình trạng tổ chức những cuộc họp vô bổ, triệu tập thành phần dự họp không cần thiết. Tuy nhiên, thực hiện được hay không thì chỉ người đứng đầu các tổ chức mới quyết định được việc này.
Bởi thế, việc cần làm ngay là phải phát huy đúng vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu, người được giao phụ trách. Chỉ những vấn đề theo quy định phải lấy ý kiến tập thể thì mới họp, còn việc trong thẩm quyền thì phải dám chịu trách nhiệm, tránh việc gì cũng họp bàn (nhiều trường hợp chỉ làm hình thức). Cùng với đó, kiên quyết cắt giảm chi phí hội nghị thì sẽ bớt thành phần dự họp và những cuộc họp không thiết thực.
Đã đến lúc các cơ quan, đơn vị, địa phương phải quyết tâm đổi mới phương pháp họp hành, theo hướng "họp ít mà công việc vẫn chạy". Cần bỏ ngay tư tưởng coi việc chính của cán bộ, công chức là họp!
Giảm họp cần được xác định là nội dung đột phá trong cải cách hành chính năm 2024 này.
HUY QUANG

Cảnh giác những chiêu trò xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên

 Tây nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước ta. Đồng thời, đây cũng là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung hoạt động chống phá trên nhiều mặt, nổi lên gần đây là hoạt động xuyên tạc về tôn giáo do các đối tượng FULRO lưu vong thực hiện…

Từ thực tiễn đời sống xã hội cho thấy sinh hoạt tôn giáo hiện nay ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định pháp luật. Tôn giáo đã được Đảng, Nhà nước ta tạo mọi điều kiện hoạt động tốt nhất, thế nhưng thời gian gần đây, các đối tượng FULRO lưu vong vẫn không ngừng xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên bằng những luận điệu hết sức lố bịch nhằm vu khống, chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Để thực hiện mưu đồ này, bọn chúng tìm cách tiếp xúc với những cá nhân, nhân vật bất mãn trong các tôn giáo để phỏng vấn, ghi hình… sau đó tung lên mạng với luận điệu vu khống: “Chính quyền vẫn hạn chế tôn giáo”, “Chính quyền áp đặt tôn giáo”… nhằm mục đích vu cáo chính quyền Việt Nam không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Điển hình như trang “Người Thượng vì công lý” đã đăng tải nhiều bài viết xoay quanh nội dung “Chính quyền tấn công Đạo Tin lành người Thượng ở Tây Nguyên” nhân vụ khủng bố ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6 vừa qua trên Facebook với lời lẽ xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Cụ thể, cuối tháng 12/2023, trang này đã liên tục “rêu rao” với những lời lẽ hết sức lố bịch như: “Chính phủ Việt Nam chấm dứt chính sách đàn áp tôn giáo đối với người Thượng. Như hôm nay, chính quyền đang giữ người không thông báo đối với thầy Y Cung Niê, Y Nuêr Buondap, Y Thinh Niê, Y Phúc Niê… hiện nay Công an đang giữ điều tra về vấn đề yêu cầu chính quyền hướng dẫn cách đăng ký sinh hoạt tôn giáo tại nhà, chính quyền gọi mời làm việc với nội dung hướng dẫn về việc sinh hoạt nhưng từ hôm qua chưa có thông tin hay thông báo gì về cho gia đình và đã giữ người tùy tiện…”.



Hay như trước đó vào ngày 22/11/2023, trang này từng viết “Chính quyền Đắk Lắk gia tăng đàn áp “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên””. Chúng cho rằng, chính quyền một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk tăng cường sách nhiễu và đàn áp các thành viên thuộc “Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên”, buộc họ không được tụ tập cầu nguyện và phải rời bỏ nhóm tôn giáo này. Trang này rao giảng: “Khi hàng chục tín đồ đang tập trung tại nhà của bà H Ik Kbuôr, là vợ của “thầy truyền đạo” Y Krec Byă ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn vào ngày 15/11 thì Công an và cán bộ địa phương xông vào yêu cầu giải tán và lập biên bản về việc tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép. Đến ngày 17/11, Công an huyện Buôn Đôn đã triệu tập nhiều người tham gia “buổi sinh hoạt tôn giáo” tại nhà bà H Ik Kbuôr để “tra khảo” và “ép” ký cam kết không tái phạm…”.
Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, đây chính là những đối tượng tham gia sinh hoạt tôn giáo trái phép, tập trung đông người, không xin phép cũng như chưa được cơ quan chức năng đồng ý, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Hay như trên trang Facebook cá nhân của đối tượng Y Quynh Buon Dap, kẻ cầm đầu cái gọi là “Nhóm người Thượng vì công lý” đang sống lưu vong tại Thái Lan và đang bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra lệnh truy nã đặc biệt về tội: “Khủng bố” liên quan đến vụ việc ngày 11/6 tại Đắk Lắk.
Trên trang cá nhân của mình, đối tượng Y Quynh Buon Dap rêu rao: “Những hoạt động của tôi là về lĩnh vực tôn giáo và đòi nhân quyền cho người Thượng bản địa tại Việt Nam. Mọi hoạt động của “Nhóm Người Thượng vì công lý” với mục đích là đấu tranh cho công lý và đấu tranh ôn hòa. Tôi biết rằng nhà nước Việt Nam đã lợi dụng vụ này và vu khống cho “Nhóm Người Thượng vì công lý” của chúng tôi…”.
Trên thực tế, cái gọi là “Nhóm Người Thượng vì công lý” do đối tượng Y Quynh Buon Dap cầm đầu, với các hoạt động chống phá, như: Chỉ đạo cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên lợi dụng, núp bóng tôn giáo để lôi kéo người dân, tập hợp lực lượng chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”; liên hệ, vận động các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam can thiệp, giúp đỡ để “Nhóm Người Thượng vì công lý” được hoạt động công khai trong nước.
Ngoài ra, đối tượng Y Quynh Buon Dap cũng đã liên tục liên kết với một số tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài như: “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS”, nhóm “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”… sử dụng không gian mạng, tổ chức tập huấn nhân quyền, tự do tôn giáo nhằm đào tạo, huấn luyện, tạo dựng “ngọn cờ” trong nước và thu thập thông tin, tình hình trong nước để xuyên tạc, vu cáo, chống phá.
Thượng tá Lữ Thị Anh Đào, Phó trưởng Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trước tình hình trên, các lực lượng của Công an tỉnh đã đấu tranh quyết liệt, không để các đối tượng đội lốt tôn giáo hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. “Đến nay, qua công tác cảm hóa giáo dục, đấu tranh xử lý của lực lượng Công an tỉnh, đã có nhiều trường hợp bị các đối tượng phản động dụ dỗ, lôi kéo, tin theo đã nhận thức rõ sai phạm, từ bỏ và quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy, ổn định trong các tổ chức, nhóm phái Tin lành hợp pháp”, Thượng tá Đào thông tin.
Văn Thành

BÁO MỸ XẾP VIỆT NAM LÀ ĐIỂM ĐẾN AN TOÀN NHẤT CHÂU Á CHO NĂM 2024

An toàn là mối quan tâm hàng đầu của người Mỹ khi đi du lịch nước ngoài, đặc biệt trong tình hình hiện tại, khi xung đột dường như đang bùng phát ở khắp mọi nơi và an ninh đang giảm sút ở một số điểm đến.

Vì vậy, dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, Travel Off Path, tờ báo chuyên về du lịch ở Mỹ đã xếp Việt Nam là điểm đến an toàn nhất châu Á cho mùa du lịch mới 2024.
Trên thực tế, theo Chỉ số trật tự và luật pháp Toàn cầu (Global Law and Order Index) do Gallup công bố cuối năm 2023, Việt Nam không chỉ là quốc gia hòa bình nhất ở châu Á mà còn là quốc gia thứ 7 trên toàn thế giới.
Trong vài năm gần đây, châu Á không hề bình yên bởi có một số quốc gia với những chính sách hung hăng và liên tiếp các cuộc đảo chính quân sự khác nhau ở rìa Đông Nam lục địa xảy ra.
Tuy nhiên, có một quốc gia đặc biệt đã được chứng minh là khá ổn định và an toàn cho khách du lịch. Đây là lý do tại sao quốc gia này - Việt Nam - nên nằm trong danh sách an toàn nhất của du khách cho năm 2024 ở châu Á.
Việt Nam an toàn
Sau những khủng hoảng do đại dịch, có thể chắc chắn rằng năm 2024 sẽ là năm du lịch ở châu Á quay trở lại hoàn toàn.
Du khách phương Tây lũ lượt quay trở lại lục địa này với những nụ cười thân thiện và mọi điểm đến lớn ở châu Á, cho dù đó là Malaysia và khung cảnh đa văn hóa của nó hay Indonesia có vô số hòn đảo thiên đường, đều chắc chắn sẽ có sự tăng trưởng lịch sử trong những tháng tới.
Tuy nhiên, mọi ánh mắt của chúng ta đều đổ dồn vào Việt Nam. Theo bảng xếp hạng Chỉ số luật pháp và trật tự Toàn cầu mới nhất, Việt Nam là quốc gia có thứ hạng cao nhất châu Á, với số điểm đáng ghen tị là 92, trên tổng điểm tối đa 100, nằm trong top 10 chủ yếu do các nước châu Âu thống trị.
Mặc dù danh sách trên được dẫn đầu bởi Tajikistan, một quốc gia ở Trung Á, nhưng quốc gia này thường không được coi là châu Á truyền thống.
Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia an toàn nhất ở Đông Á, nhưng bản thân điều đó đã là một thành tựu to lớn bởi chiến tranh chỉ mới đi khỏi nơi này cách đây 4 thập kỷ, và lệnh cấm vận do phương Tây dẫn đầu đối với Việt Nam chỉ được dỡ bỏ hoàn toàn vào đầu những năm 1990.
Nhận thức của du khách về sự mất an toàn ở Việt Nam cũng đến từ chiến tranh vốn đã qua từ lâu. Tuy nhiên, Việt Nam ngày nay thịnh vượng, hòa bình, có tỷ lệ tội phạm thấp và sự ổn định chính trị ấn tượng.



"Trên thực tế, đất nước này an toàn và ổn định hơn Mỹ. Mỹ có số điểm thấp hơn nhiều là 83 trong xếp hạng chỉ số nói trên, do tình hình chính trị nóng và tội phạm gia tăng ở các thành phố lớn như San Francisco. Không thể phủ nhận Việt Nam an toàn hơn rất nhiều so với Mỹ và hầu hết các nước châu Âu, nơi bạo lực ngày càng gia tăng", Travel Off Path nhận định.
Một trong những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á
Về mặt ưu đãi du lịch, Việt Nam là nơi lý tưởng cho những du khách yêu thích sự chậm rãi và du khách ba lô muốn kết nối lại với thiên nhiên và tiếp xúc với một nền văn hóa gần như hoàn toàn khác với nền văn hóa của họ ở phương Tây.
Khi đi du lịch Việt Nam từ Bắc vào Nam hoặc ngược lại, bạn nhất định nên dành thời gian đi dạo trên những con đường vàng rực quyến rũ của Hội An, một cảng sông và di sản thế giới được UNESCO công nhận với nhiều ngôi đền lịch sử và kiến trúc thuộc địa Pháp độc đáo.
Cũng không thể bỏ qua vùng lân cận Huế, nơi có thành cổ hùng vĩ; xa hơn về phía bờ biển, những bãi biển đầy cát và khu bảo tồn thiên nhiên của Đà Nẵng là điểm dừng chân bắt buộc, cũng như những cồn cát vàng và những thị trấn ven biển yên bình dọc theo khu vực Mũi Né.
Từ những kỳ nghỉ sôi động ở TP.HCM, cảng biển sầm uất của Nha Trang hay Hà Nội - thủ đô trang nghiêm, đến hòa mình vào thiên nhiên ở Ninh Bình, nổi tiếng với những cánh đồng lúa và những kiến tạo địa chất hoành tráng, bạn thực sự có thể không bao giờ cạn kiệt danh sách "việc cần làm" của mình khi khám phá đất nước này.
Việt Nam gần đây đã nới lỏng các yêu cầu về thị thực đối với người Mỹ, cho phép họ ở lại Việt Nam trong 90 ngày. Trước đây, người mang hộ chiếu Mỹ chỉ có thể ở lại 30 ngày một lần trước khi rời khỏi lãnh thổ và xin thị thực du lịch mới...
Theo TNO