KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo Báo chí Kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

BÁO PHỤ NỮ TP.HỒ CHÍ MINH BỊ TƯỚC QUYỀN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG 1 THÁNG

Ngày 28/5, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh về vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
BÁO PHỤ NỮ TP.HỒ CHÍ MINH BỊ TƯỚC QUYỀN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG 1 THÁNG

Theo đó, báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện hành vi vi phạm: thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng (5 thông tin, nhóm thông tin) trong các bài viết: "Sun Group- "Ông trời" không từ trên cao.


Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính 55 triệu đồng; hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 583/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/10/2015 trong thời hạn 1 tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh cải chính, xin lỗi theo quy định. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký./.

CẢNH BÁO TRÀO LƯU CHẾ HÌNH TIKTOK

Gần đây bên Cambodia (Campuchia) xuất hiện một nhóm người dùng nick ảo làm video ghép cờ Việt Nam và Campuchia cà khịa lẫn nhau gây bức xúc và với ý đồ chia rẽ tình đoàn kết giữa Việt Nam và Campuchia. Một số người trẻ Việt Nam mình thấy vậy cũng làm video cà khịa trở lại, vô tình tiếp tay cho số này chia rẽ tình đoàn kết giữa ta và bạn.
CẢNH BÁO TRÀO LƯU CHẾ HÌNH TIKTOK
Các bạn nên nhớ ở Việt Nam cũng như Campuchia đều có những thành phần phản động, chống phá; cái chúng muốn là đất nước rối loạn.
   Đất nước chúng ta là một đất nước xinh đẹp, người Việt Nam chúng ta xưa nay rất trọng tình cảm, sống có nghĩa có tình, có trước có sau và rất nhân ái, văn minh. Vì vậy các bạn phải tỉnh táo, chớ lạm dụng, nhiều khi chỉ là trò tiêu khiển cho vui nhưng vô tình đã gây tổn hại đến người khác, gây mâu thuẩn, rạn nứt tình cảm Quốc gia dân tộc, lúc đó hậu quả sẻ khó lường.
  Hãy để cho cả thể giới luôn ngã mủ kính phục, trân trọng và yêu mến Việt Nam các bạn nhé !!!!
Cre : DQTV

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO

   Bức ảnh thay lời muốn nói. Đất nước Syria, Lybia, Iraq, Yamen khi chưa được Mỹ và phương Tây ban cho "dân chủ nhân quyền" vốn là những nước giàu có và thái bình thịnh trị. Mỹ và phương Tây đã mang nhân quyền đến cho nhân dân các nước này, có sự trợ giúp của những kẻ "đấu tranh chống độc tài" ở trong nước làm nội gián. Đáng buồn là một bộ phận nhân dân Syria, Lybia, Iraq, Yamen đã tin chúng và theo chúng để "xoá độc tài". Lần lượt Gaddafi của Lybia và Saddam Hunsen bị giết không thương tiếc; Ali Abdullah Saleh, Tổng thống Yamen bị lật đổ và sau đó bị bắn chết năm 2017; chỉ khi Nga can thiệp thì Tổng thống Assad và Chính phủ Syria mới trụ vững, không bị Mỹ, Thổ Nhĩ kỳ và phương Tây lật đổ. Hoa Kỳ và phương Tây tự cho mình cái quyền can thiệp vào nội bộ của nước khác; biến các quốc gia thanh bình nhưng không theo trật tự của họ thành những đất nước sặc mùi thuốc súng và tanh tưởi máu tươi của người dân vô tội.
KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO
Phong trào mang tên gọi mỹ miều là “mùa xuân Ảrập” đã không hề đem lại chồi non, lộc biếc mà nó chỉ dẫn tới một loạt các cuộc nội chiến, tiếp theo đó là sự trỗi dậy của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) - một trong những lực lượng khủng bố lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Các thế lực phương Tây đã sử dụng truyền thông để kích động làn sóng biểu tình, nổi dậy lật đổ chính quyền đương nhiệm nhằm tạo dựng chính quyền mới thân phương Tây. Những cuộc nổi dậy mà ban đầu phương Tây ca ngợi là "vì tự do và dân chủ" cuối cùng có kết cục trái ngược hoàn toàn: thêm hỗn loạn, đất nước tan rã và sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Nhiều nhà lãnh đạo mà phương Tây gọi là những "nhà độc tài" đã bị lật đổ, để rồi nhiều nhóm quyền lực mới còn độc tài và cực đoan hơn đã nổi lên, sẵn sàng chém giết lẫn nhau để giành quyền lực. Nhiều người dân Ả Rập tỏ ra hối tiếc và muốn mọi thứ trở lại giai đoạn “tiền mùa Xuân”, giai đoạn với chính quyền dẫn dắt bởi những "bàn tay sắt" để có thể gìn giữ được ổn định và trật tự. Có điều là tất cả đã quá muộn màng; những Gaddafi, Saddam hay Ali Abdullah Saleh đã không thể sống lại và đất nước Syria, Lybia, Yamen và cả Iraq không còn nguyên vẹn như xưa. Hàng triệu người chết, và ly tán, đất nước giàu mạnh bỏng nhiên trở thành đóng hoang tàn vì khói lửa chiến tranh. Đắng lòng, thắt ruột!

Tiên trách kỷ hậu trách nhân, người Á đông chúng ta hay nói thế, có trách hãy trách một bộ phận nhân dân các nước trên đã quá ngây thơ khi tin rằng người Mỹ và phương Tây sẽ mang đến cho họ cuộc sống sung sướng, tự do, dân chủ và đầy tình hữu ái; họ đã lầm khi theo giặc để xâu xé đất nước bằng những nhát chém ngang lưng đầy bạo tàn. Giờ đây, khi đất nước hoang tàn và chia rẽ thì những kẻ cầm đầu, thân Mỹ và phương Tây đã cao chạy xa bay đến với vùng đất an toàn, sống sung sướng vì được Mỹ trả công thì nhân dân các nước Syria, Lybia, Yamen…đang được hít thở bầu trời nhân quyền đầy hắc ám. Nói thế để hiểu rằng chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Bác Hồ từng nói sẽ mãi mãi là chân lý bất diệt dù trải qua bất kỳ thực tế khách quan nào đi chăng nữa.

Việt Nam ta dù vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, tham nhũng, hối lộ, cửa quyền; song đó cũng chỉ là thiểu số; về cơ bản đất nước ta đã trở mình để vươn ra biển lớn. Giá trị của hòa bình, độc lập thật đáng trân quý biết bao vì nó được đánh đổi bằng cả non xương, bể máu của các thế hệ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Nhìn gương của các nước Trung Đông, Bắc Phi để mở to đôi mắt mà nhìn, mà ngẫm, mà thêm yêu quý dân tộc này. Nên nhớ là miếng pho mát chỉ nằm trong bẫy chuột, chúng ta đừng hy vọng quá nhiều vào ngoại bang; ta chỉ hợp tác với họ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau chứ không bao giờ lệ thuộc bất kỳ nước nào vì suy cho cùng thì chỉ lợi ích quốc gia mới là thứ bất biến. Đừng tin đám loạn thần tặc tử trong nước và đám vong quốc nô ở hải ngoại. Hãy nhìn gương Syria, Lybia, Yamen, Iraq./.

“BA TÂY” TRONG ÂM MƯU “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Ở Việt Nam chỉ có 03 "chảo lửa" nóng nhất liên quan đến tất cả 04 yếu tố mà chiến lược "Diễn biến hòa bình" (do Mỹ phát động), thường sử dụng để lật đổ một chế độ hay tàn phá một quốc gia, gồm: "Dân tộc, Dân chủ, Nhân quyền, Tôn giáo". Thêm vào đó là vấn đề "kinh tế - trình độ văn hóa - vị trí địa lý".
“BA TÂY” TRONG ÂM MƯU “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Từ năm 1988, nhất là đến sau năm 1995, Văn phòng Tình báo và Nghiên cứu (INR, một cơ quan tình báo thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ) dựa trên các báo cáo của cơ quan sứ quán Mỹ tại Việt Nam cùng họp bàn với Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và Cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ (DIA) đã thống nhất kết luận: "Muốn chuyển hóa chế độ ở Việt Nam buộc phải lựa chọn khu vực hội tụ tất cả các điều kiện của chiến lược, vì đặc thù chính trị Việt Nam hoàn toàn khác (so với các quốc gia trước đây) và nền kinh tế Việt Nam vẫn ưu thế về nông nghiệp". Kết luận này sau đó đã được trình lên và thông qua, theo đó CIA đã lựa chọn ra 03 khu vực phù hợp là: TÂY BẮC, TÂY NGUYÊN, TÂY NAM BỘ.

Nói thêm thì 03 vùng này được gọi là 3T, và trên 3T này có 04 Nhà nước tự xưng được gọi là 4N. Cho nên ở Việt Nam có khái niệm là "3T 4N", là để chỉ 03 "chảo lửa" nóng nhất của Việt Nam. Bởi Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ là ba vùng trọng điểm của Việt Nam. Trong đó, theo NRO (Cơ quan trinh sát quốc gia Mỹ) đánh giá: (1). Tây Bắc được xác định là vùng phên dậu, địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của Việt Nam, Mỹ và Pháp trước đây đã từng chọn nơi này là cứ điểm cuối cùng, có tính chất quyết định trong chiến tranh Pháp -Việt, cụ thể là Điện Biên Phủ. Do đó, kiểm soát được Tây Bắc sẽ nắm được toàn bộ châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; (2). Tây Nguyên (nằm ở phía Tây Nam Trung bộ Việt Nam), là địa bàn chiến lược về mặt quân sự, nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Do đó, kiểm soát được khu vực này sẽ kiểm soát được mạch máu giao thông, kinh tế của Việt Nam; (3). Tây Nam Bộ là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam, là trung tâm an ninh lương thực cho toàn bộ Việt Nam. Vì vậy, kiểm soát được khu vực này sẽ kiểm soát được toàn bộ yếu tố quan trọng nhất gây thúc đẩy tan rã Việt Nam là “lương thực”.

Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ Mỹ đã duyệt chi hơn 30 tỷ USD cho các hoạt động của CIA tại 03 vùng này của Việt Nam, thực hiện xây dựng lên nhiều giáo phái tôn giáo như: "Tin lành Đề-ga (Tây Nguyên), đạo Vàng Chứ (Tây Bắc), Phật giáo Nam tông Khmer độc lập (Tây Nam Bộ)", nhằm đẩy mạnh việc chuyển hóa niềm tin tâm linh - xóa bỏ bản sắc dân tộc (cũ); tuyên truyền phân biệt vùng miền, dân tộc, gây ra xung đột đất đai giữa người đồng bào với người Kinh. Nhưng khi chính quyền Việt Nam mạnh tay xử lý số người dân tộc vi phạm thì chúng viết đơn thư khiếu nại vấn đề nhân quyền; sau đó tổ chức nhiều cuộc biểu tình, gây rối an ninh trật tự... dần dần dẫn đến nội chiến, xung đột vũ trang, bạo loạn lật đổ. Từ đó, tạo cớ cho Mỹ thực hiện chiêu bài: "nhân quyền cao hơn chủ quyền" như đã được thực hiện bài bản tại các quốc gia như Iraq, Afghanistan, Lybia...

Đặc biệt, vào năm 2004, hầu như tất cả các tổ chức của LHQ và Mỹ, EU đều đồng loạt lên tiếng chống lại Việt Nam. Đáng nói là ở chỗ, chính máy bay của LHQ còn chở bọn cầm đầu, cốt cán của FULRO, đứng đầu là Ksor Kok trốn thoát qua Mỹ; và chính Mỹ cùng Tổ chức nhân quyền sắp xếp cho Ksor Kok được ra phát biểu trước LHQ... Tuy nhiên, sau khi Việt Nam mời các tổ chức này trực tiếp vào Việt Nam để thị sát, kiểm tra thực tế thì hóa ra "chúng tôi bị lừa, xin lỗi Việt Nam" (có trong clip dưới comment).

Tất nhiên, đến nay mọi “mưu hèn, kế bẩn” nêu trên đều thất bại, nên vào năm 2011, Tổng thống Mỹ là Barack Obama đã yêu cầu Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ nghiên cứu và đề ra chiến lược mới được thực hiện song song với chiến lược cũ. Căn cứ các báo cáo trong 3 năm của các cơ quan đặc biệt và ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc đã đưa ra kết luận: "Trung Quốc là yếu tố tốt nhất hiện nay để kích hoạt các cuộc biểu tình, bạo loạn, kèm theo là vấn đề tham nhũng, môi trường, tự do ngôn luận". Chiến lược này đã được thực hiện ở Việt Nam và nổi lên các vụ việc cụ thể như sau:

❇️ Thông qua vụ việc liên quan đến giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của Việt Nam, việc Quốc hội đưa ra dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu), nên chúng đã tập trung vào điểm nhấn là vấn đề "bài Trung Quốc" hay còn được biết đến với cái tên "Cách mạng Hoa sen", tập trung chủ yếu là lợi dụng lòng yêu nước và tinh thần bài Trung Quốc để gây rối trật tự, phá hoại tài sản, xúi giục chiến tranh dẫn đến việc xảy ra các cuộc biểu tình, bạo loạn năm 2014 và 2018 tại Bình Dương, Bình Thuận.

❇️ Liên quan đến vấn đề Môi trường, thông qua các vụ việc như: Nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), Formosa (Hà Tĩnh), tại các địa phương khác hàng năm đều xảy ra các vụ biểu tình, chống người thi hành công vụ liên quan đến các vấn đề như: "Nhiệt điện, Phong điện, Điện hạt nhân, Cây xanh..." tập trung chủ yếu tại: Phú Yên, Bình Định, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nha Trang... vào các năm 2014, 2016. Những cuộc biểu tình này được gọi bằng nhiều cái tên như: "Cách mạng cá, cách mạng cây, Save..."

❇️ Thông qua mạng Internet, trước đây là các trang Blog, Diễn đàn, Youtube và giờ tập trung chủ yếu là trên Facebook để thực hiện đăng tải các bài viết công kích chính quyền Việt Nam, nhất là lĩnh vực kinh tế, chủ yếu là liên quan đến "minh bạch, tham nhũng, tự do ngôn luận" (cơ mà chính quyền không công khai thì sao mà biết đưa tin nhỉ?), chủ yếu là tập trung vào các vụ việc “nóng” mà dư luận xã hội đang đặc biệt quan tâm, chú ý.

❇️ Theo tính toán của chúng, thì trong 10 năm, mâu thuẫn giữa tầng lớp trung, hạ lưu tại Việt Nam sẽ diễn ra ngày sâu sắc với thượng tầng chính trị, dẫn đến xuất hiện các "tổ chức, nhóm, hội, cá nhân tranh thủ được cộng đồng hoạt động tự do ngoài khuôn khổ pháp luật Việt Nam được Quốc tế công nhận, bảo trợ"; từ đó tiến hành các hoạt động yêu sách đòi "tranh cử, đề cử" vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy, song song với đó là việc các “3T 4N” trở thành nguồn hỗ trợ cho số đối tượng, hội nhóm "độc lập" kia thực hiện các hoạt động đánh phá từ bên trong, dẫn đến việc chính quyền từ Trung ương đến cơ sở bị tê liệt, dần dần tách và hình thành các "khu tự trị".

Khi thời cơ chín muồi, Mỹ sẽ tái kích hoạt chiêu bài "nhân quyền cao hơn chủ quyền" để đưa quân đội quay lại Việt Nam, lập nên chính quyền thân Mỹ (như các nước ở khu vực Trung Đông hay Bắc Phi).

Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch này của Mỹ đang bị phá vỡ do 02 yếu tố mà Mỹ không thể lường trước được là: Sự lãnh đạo sáng suốt, mực thước, có tâm và có tầm của “người đốt lò” lịch sử: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 cũng như thành công của Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh, đã được WHO, CDC (Mỹ) và cả thế giới ghi nhận, tôn vinh. Đây cũng là 02 yếu tố góp phần rất lớn để khơi dậy, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, do tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và việc Mỹ "xoay trục" nên Bộ Chính trị đã giải thể 03 Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ. Nhưng tiếp tục giao cho các đơn vị chuyên sâu thực hiện các hoạt động của 03 Ban này để phù hợp với tình hình hiện tại.

ĂN THỊT CHÓ KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ LỊCH SỬ VĂN HÓA DÂN TỘC

   Người phương Tây, không có quyền chỉ dạy cho người Việt ăn gì và ăn như thế nào. Văn minh ở đây - là tôn trọng văn hóa địa phương, trong đó có văn hóa ẩm thực, chứ không phải áp tiêu chuẩn của quốc gia này vào quốc gia khác, đề cao văn hóa nước này mà phủ nhận văn hóa của quốc gia khác.
   Dĩ nhiên, có một số ngoại lệ, nhưng những ngoại lệ đó phải dựa trên những tiêu chuẩn đồng nhất mang tính bảo tồn quốc tế. Như việc lên án việc săn bắt cá heo/cá voi của các quốc gia Tây Âu như Đan Mạch, Na Uy hay Nhật Bản. Hoặc nghiêm cấm tour săn bắn gấu Bắc Cực vốn được người Mỹ, Anh, Canada rất ưa thích.
ĂN THỊT CHÓ KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ LỊCH SỬ VĂN HÓA DÂN TỘC
   Người châu Âu có một tiêu chuẩn kép đến lạ kỳ. Như việc họ phòng dịch không tốt, rồi quay qua mắng các nước châu Á nói rằng vì châu Á vi phạm nhân quyền, che giấu thông tin nên mới phòng dịch tốt. Ở phương Tây, tự do cá nhân luôn được đề cao, vậy thì khi người phương Đông, trong đó có người Việt, tự do ăn thứ mà họ thích - miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức mà lại bị lên án?
   Nói về dịch bệnh từ thịt chó ấy, thì có lẽ người châu Âu cần nhìn nhận rõ hơn, thịt chó được chế biến rất kỹ ngay từ khâu sơ chế (thui qua rơm để phần da vàng đen óng) đến khâu chế biến thì lại càng kỹ hơn, nhiệt độ và thời gian nấu thịt chó cao hơn hẳn các loại thịt khác. Người Việt chế biến thịt chó phải chín kĩ, không chín hồng - như bít tết mà phương Tây ăn.
   Mới đây, Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) đã gửi bản kiến nghị tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong đó, chủ đạo là việc ACPA đề nghị Chính phủ ngay lập tức thực hiện cấm vĩnh viễn vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ chó mèo để làm thịt tại Việt Nam, phạm vi áp dụng là trên toàn quốc. Bên cạnh đó là những tuyên bố về sức khỏe cộng đồng liên quan đến việc ăn thịt, nuôi nhốt chó mèo.
   Tại Việt Nam, chỉ có Quốc Hội - cơ quan quyền lực cao nhất mới có quyền lập pháp và quy định các hoạt động của Chính phủ. Văn bản của ACPA không có giá trị pháp lý, càng không phù hợp với luật pháp Việt Nam. Nhưng những “chó quyền” lại tung hô và ủng hộ văn bản của ACPA, không khác gì cổ vũ cho một văn bản vi hiến, sai quy định và mang tính trịch thượng, ra lệnh cho Chính phủ như vậy.
  Quay lại câu chuyện ăn thịt chó, thì chín người, mười ý. Một số người bảo, chó là vật nuôi chứ không phải gia súc như lợn, bò hay gia cầm như gà, vịt… Vì thế, chó không phải để “ăn”? - SAI TOÉT.
   Theo Luật Chăn nuôi 2018, bắt đầu thực hiện từ 01/01/2020 thì vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi. Trong đó, gia súc là loài động vật có vú, có 4 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi nhằm mục đích lấy sức lao động, làm thực phẩm. Dĩ nhiên, trong phân loại gia súc có cả chó và mèo. Thêm nữa, trong bộ luật này có quy định các động vật khác trong chăn nuôi được ưu tiên bảo vệ bao gồm các loài thú quý hiếm, có trong sách đỏ, có số lượng cá thể ít, động vật hoang dã cần bảo tồn theo các công ước quốc tế. Và lại phải khẳng định thêm một lần nữa, chó không có trong phân loại các động vật khác cần được ưu tiên và bảo vệ.
   Vì thế, nếu nói chó là vật nuôi thì lợn cũng là vật nuôi. Còn nếu nói lợn là gia súc thì cũng phải nói chó là gia súc. Chó, lợn, bò hay các loại gia súc khác đều bình đẳng trước pháp luật.
   Con người có thể tận dụng chó để lấy sức lao động (trông nhà, canh giữ, biểu diễn...) hoặc để làm thực phẩm và không hề vi phạm các quy định của pháp luật. Hiện nay, kể cả việc nuôi chó cảnh, về mặt bản chất, cũng tức là đang tận dụng chó để phục vụ nhu cầu giải trí, nuôi nhốt của con người. Kể cả bạn có đối tốt với chó thế nào, về mặt bản chất, chó vẫn là gia súc chứ không phải con người. Nhiều người có thể coi chó là "bạn" hay "người thân" nhưng luật pháp thì không.
   ACPA cần đọc Luật Chăn nuôi 2018, có quy định rõ ràng về bảo vệ động vật. Đặc biệt chú ý các quy định về bỏ đói, ngược đãi, hành hạ vật nuôi quy định trong điều 29 của luật này. Và mình cần phải nói lại, luật áp dụng cho tất cả các loài động vật được chăn nuôi, không áp dụng riêng với bất cứ loài vật nào cả.

Vì người Việt không phân biệt chủng tộc, ngay cả với động vật.
   Một số người khác, bày tỏ quan điểm rằng: Ăn thịt chó là tiếp tay cho nạn trộm chó (?)

Có một sự thực không cần chối cãi, hầu hết các vụ chó bị trộm thì gia chủ đều có lỗi. Vì đơn giản một lý do thế này thôi, nếu nuôi nhốt, chuồng trại đều đầy đủ, rọ mõm thì chẳng thằng trộm điên nào vào tận nhà và bảo:

- Ê mày, tao trộm con chó xíu ha.

Liên minh bảo vệ chó (ACPA), hay những nhà hoạt động vì quyền của chó quên rằng các chủ vật nuôi cũng phải có trách nhiệm phòng bệnh truyền nhiễm cho chó, mèo qua Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về việc nuôi nhốt động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp ban hành. Trong đó có các quy định được tóm tắt như sau:

- Phải đăng ký nuôi nhốt chó, mèo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Xích, nhốt chó trong khuôn viên gia đình, không làm ảnh hưởng đến người khác. Đưa chó ra ngoài phải đeo rọ mõm, xích và có người dắt.
- Đảm bảo điều kiện thú y, không gây ồn ào đến những người khác.
- Tiêm thuốc đúng quy định.
- Chịu mọi chi phí trong trường hợp thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí tiêu hủy, nuôi giữ. Phải đền bù nếu chó, mèo gây hại cho người khác.

Bản thân lên án trộm chó là đúng, nhưng không thể mượn việc lên án trộm chó để cấm ăn thịt chó được. Đó là dạng thức đấu tranh ngụy biện.

Lên án trộm chó, thì phải lên án cả trộm vịt, trộm gà, rồi đưa vào chung một bộ luật kiểu như tăng hình phạt cho các tội danh trộm gia súc, gia cầm. Chứ đừng có tách chó riêng, chỉ lên án mỗi trộm chó mà các loại trộm khác thì thờ ơ, mặc kệ, thì đó là đấu tranh bất bình đẳng, làm tăng mâu thuẫn giữa các loài động vật với nhau.

Thịt chó mà người dân tiêu thụ hiện tại chủ yếu dựa vào thịt chó từ chăn nuôi, từ nhập khẩu thịt chó chính ngạch hoặc nhập khẩu nguyên con. Mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 triệu con chó, trong đó, báo cáo tháng 10/2018 của Bộ Nông nghiệp cho biết tổng số lượng chó thịt chăn nuôi cả nước vào khoảng 11 triệu con.

Nếu đặt giả sử đúng như các bạn "chó quyền" nói là: Thịt chó chủ yếu đến từ bắt trộm. Vậy mình tạm lấy 80% chó thịt từ trộm chó để đúng với từ "chủ yếu" chẳng hạn. Tính ra mỗi tháng, đội trộm chó cần phải bắt được 300 ngàn con chó. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 10 ngàn xã/phường/thị trấn, tức là nếu chia trung bình, hàng tháng, mỗi xã/phường/thị trấn ở Việt Nam sẽ bị trộm mất 30 con chó.

Như thế thì nước Việt Nam này loạn rồi.

✳️ Góc nhìn từ lịch sử, văn hóa.

Ở Việt Nam, con trâu, mới xứng đáng với vị trí số 1 trong tất cả các loài vật được người Việt chăn nuôi. Từ thi ca, nhạc họa, văn hóa dân tộc, con trâu đóng góp trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại bậc nhất lịch sử, là biểu tượng của một nền văn hóa lúa nước ở hai đầu Việt Nam. Và nó, cũng trở thành linh vật của một kỳ đại hội thể thao lớn nhất mà Việt Nam từng tổ chức.

"Sống trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ, biết có hay không?'' - Ca dao xưa.

Trâu - cũng là loài vật duy nhất trong văn hóa dân gian Việt Nam coi là "bạn của nhà nông".

Trâu là vật tế, là biểu tượng văn hóa của nhiều đồng bào dân tộc ít người, là hình tượng của chinh phục tự nhiên.

Chính nó, cũng là loài vật duy nhất trong lịch sử Việt Nam, có những điều luật, sắc lệnh riêng nhằm nghiêm cấm giết thịt bừa bãi. Đó là sắc lệnh 144-SL, ngày 02/3/1948 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Xa hơn, đó là luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết trâu bò, hay Luật Hồng Đức - thời nhà Lê cũng có nhưng quy định cấm giết trâu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói về việc ăn thịt chó: "Thịt chó là món ăn độc đáo của Việt Nam và nhiều nước châu Á, Bác lấy làm lạ thấy có người Việt Nam không biết ăn thịt chó”.

✳️ Chấm dứt tranh cãi.

Mình nghĩ thế này, ăn hay không, là quyền của mỗi người, miễn là những gì "đưa vào miệng" không vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống, văn hóa là được.

Các bạn "cuồng chó" và "chó quyền" rất hay sỉ nhục những người khác là mọi rợ, là kém văn minh. Nhưng đấu tranh, không phải từ việc sỉ nhục người khác, mà phải bằng phản biện. Và phản biện ấy, phải bằng thực tiễn, số liệu đàng hoàng, luật pháp, căn cứ. Chứ không phải quăng vài ba câu quy chụp như "Ăn thịt chó là mọi rợ", như thế thì chán chả muốn tranh luận nữa.

Thực chất, có không ít người coi chó Tây mới được coi trọng, còn chó Ta thì... (?).

Bảo vệ động vật là đúng nhưng hãy bớt "ngáo quyền lực" lại, việc đưa loài chó lên vị trí thượng đẳng không giúp chúng ta văn minh hơn, cũng không giúp chúng ta tiến bộ hơn. Nó thậm chí còn khiến chúng ta đi lùi hơn trong văn hóa ứng xử với tự nhiên - đó là việc "phân biệt chủng tộc trong động vật".

Muốn sống văn minh, không phải từ việc sống như Tây, mong muốn như phương Tây, dùng tiêu chuẩn phương Tây làm tiêu chuẩn sống. Mà phải hiểu giá trị cốt lõi văn hóa, đất nước, luật pháp tại quốc gia mà mình đang sống trước đã.
(St)

Nguyên Phó Thủ tướng VŨ KHOAN chia sẻ suy nghĩ về người tài như sau:

" Tôi không phải người tài nhưng được người tài sử dụng. Là phiên dịch, tôi được tiếp xúc và học hỏi nhiều ở các tiền bối như Bác Hồ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…

Nguyên Phó Thủ tướng VŨ KHOAN chia sẻ suy nghĩ về người tài như sau:
Tôi đã lăn lộn trong ngành ngoại giao 45 năm trời, từ năm 1955 đến năm 2000. Nếu kể cả thời gian sang Bộ Thương mại (một phần cũng làm ngoại giao kinh tế) và tham gia lãnh đạo Đảng, Nhà nước (được phân công phụ trách công tác đối ngoại) thì trọn cả đời làm ngoại giao.

Tôi khởi đầu ở phòng phiên dịch tại Bộ Ngoại giao, đi dịch cho lãnh đạo bộ và các vụ, phục vụ các đoàn. Lúc đầu tôi dịch cho tùy tùng, kể cả đầu bếp của các đoàn, sau dịch cho các đoàn viên rồi mới tới các lãnh đạo. Dưới thời Pháp thuộc, người ta gọi phiên dịch là "ông thông ngôn", chuyên bám gót ông tây bà đầm, do đó người dân coi là tay sai của thực dân và rất khinh rẻ. Dưới chế độ ta, tuy nhiều người không còn nghĩ như vậy song thực ra cũng chẳng coi trọng lắm. Có người còn cho rằng nghề này khó gì đâu, người ta nói sao cứ dịch ra làm vậy là được. Phiên dịch chỉ ăn theo nói leo, nhiều khi chỗ ăn chẳng có, chỗ ở cũng không, khi khách ăn mình phải dịch, giờ nghỉ có khi ngồi ngoài gốc cây, bờ biển, đường thăng tiến chẳng có.

Nhưng tôi tâm niệm cái nghề này rất quan trọng. Phiên dịch viên là cầu nối với các nước khác. Nếu cái cầu ấy ọp ẹp, bấp bênh, ván lát rơi ra thì quan hệ quốc tế có thể "thụt chân" chứ chẳng chơi. Cái cầu ấy mà vững chắc, qua lại thông thoáng thì sự giao lưu giữa các dân tộc tốt đẹp hơn. Đấy là đối với xã hội, còn đối với bản thân, nghề này cũng rất hay. Một là, anh có được công cụ rất quan trọng để tiếp cận với văn hóa, văn minh của các dân tộc khác. Hai là, anh có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều giới, tiếp cận nhiều vấn đề khác nhau. Ba là, anh có dịp đi thăm nhiều nơi, nhiều nước, mở rộng tầm nhìn, được "gặp nhiều VIP" theo cách nói bây giờ.
Bản thân tôi đã có dịp phục vụ và quen biết với tất cả các nhà lãnh đạo đất nước thuộc "thế hệ lập quốc" và học hỏi được nhiều điều. Có thể nói không ngoa rằng, sở dĩ tôi tiến bộ được một phần quan trọng là do được "gặp mặt, bắt tay" với nhiều nhân vật như tất cả các Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên xô, từ Khrushchev cho tới Brezhnev, Andropov, Chernenko, Gorbachov. Tuy không dịch tiếng Trung nhưng do đi theo các đoàn cấp cao nên tôi đã từng gặp mặt Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai và cả "bè lũ bốn tên" nữa. Rồi Kim Nhật Thành, Fidel, Che, Raoul của Cuba, các nhà lãnh đạo Đông Âu và phong trào cộng sản công nhân quốc tế.

Rồi tôi trưởng thành lên được vì đã được giao những công việc khó và đòi hỏi cao. Vào cuối những năm 1980 thế kỷ trước, khi là vụ trưởng rồi trợ lý bộ trưởng, tôi đã được ông Nguyễn Cơ Thạch lúc đó là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao cho nhiều việc "trái khoáy" buộc tôi phải vượt qua chính mình. Những thử thách ấy buộc tôi phải học tập, nghiên cứu, đi vào cuộc sống, từ đó trưởng thành. Kiến thức và kinh nghiệm thâu lượm được đã giúp tôi đỡ lúng túng khi giữ các cương vị trái nghề như khi được bổ nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Sau này, nghĩ về việc dùng người, theo tôi có thể nhìn từ bốn góc độ.
Thứ nhất, phải trả lời được câu hỏi: ta có thật lòng cần họ không và cần những loại nhân tài nào? Có người nói, khi đã cầu hiền tức là thừa nhận mình dốt, vậy điều trước hết là phải chấp nhận người ta giỏi hơn mình cái đã.
Thứ hai, đã cầu hiền thì phải tạo môi trường, điều kiện cho người ta cống hiến bằng cách giao cho họ những công việc có giá trị đích thực, đòi hỏi gay gắt và đánh giá đúng công việc họ làm vì người tài thích được đòi hỏi, thậm chí đòi hỏi khắt khe.
Thứ ba, cần có sự đãi ngộ thỏa đáng. Người tài thường không đòi hỏi vật chất nhiều đâu mà điều quan trọng hơn với họ là sự tôn trọng, công bằng.
Thứ tư, phải rộng lượng vì người tài hay có tật. Nếu vì tật nhỏ mà rũ bỏ thì thật hoài phí - những tật không ảnh hưởng tới công việc, không trái với nhân cách làm người, chẳng hạn tật hay cãi. Các cuộc họp mà không có người cãi thì chán lắm, đã dám dùng người tài thì phải chịu nghe họ.
Một khía cạnh nữa về nhân tài còn ít được đề cập đúng mức. Đó là bản thân nhân tài phải có hoài bão, phải dấn thân, ham mê học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, sống lương thiện chứ không nên chỉ đòi hỏi một chiều ở xã hội. Ai cũng thế thì lấy đâu ra nhân tài để làm cho đất nước giàu mạnh, từ đó có khả năng đãi ngộ xứng đáng nhân tài?
Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi. Ta cứ nói ta "là lương tri của thời đại", nhưng sự thật thì nhiều việc, nhiều người chưa thể hiện được điều đó. Nhiều người đã đánh mất "gene xấu hổ". Làm hỏng việc không xin lỗi, không từ chức, ra đường thì chen chúc, phóng uế bậy bạ, thấy hoa đẹp thì vặt bẻ không thương tiếc, người ta gặp tai nạn thì xông vào hôi của, quan chức thì tham nhũng vơ vét, "văn hoá phong bì" tràn lan, tệ "chạy" lây lan sang mọi lĩnh vực. Do đó, không nên nói quá nhiều những chuyện cao xa mà hãy học làm người tử tế đã. Tôi hay khuyên các cháu thanh niên rằng, trước hết hãy cố nói chứ đừng chửi thề, nhặt rác chứ đừng vứt rác, trồng cây chứ đừng chặt cây, đi chứ đừng chen lấn. Không làm người lương thiện thì khoan nói đến chuyện lý tưởng, hoài bão.

Giá trị sống thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh, giai tầng, nhưng có những giá trị vĩnh cửu được gọi chung là cái thiện, cái tử tế, cái con người, trong đó tôi trân trọng nhất là lòng tự trọng. Tôi sợ nhất, thậm chí ghê tởm nhất những người không biết tự trọng, quỵ lụy, cúi mình nịnh nọt, chạy chọt và tệ hơn nữa là làm hại đồng loại để mưu lợi cho mình. Thật đau buồn thấy bây giờ sao lòng tự trọng bị đánh mất nhiều thế. Ai đời Đại hội Đảng cũng phải thốt lên trước tình trạng chạy tràn lan: chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương. Thực ra danh mục "chạy" còn dài hơn nhiều, kể cả chạy nghi thức và đất mai táng nữa. Đáng buồn nhất là cái cơ chế sinh ra nạn "chạy" vẫn tồn tại và đáng trách nhất là những người đáp ứng sự chạy chọt đó. Chính những người ấy cũng đã để mất lòng tự trọng một khi hạ mình sánh vai cùng với những kẻ chạy.

Có người hỏi tôi rằng, khi về nghỉ hưu, ông hối tiếc điều gì nhất. Tôi nghĩ điều hối tiếc nhất là có những chuyện sai trái rõ mười mươi mà mình không làm gì được để đẩy lùi nó, như vậy là mình thiếu dũng khí, thậm chí còn hèn.

Nhìn bề ngoài hoặc xem lý lịch thì có vẻ đời tôi thuận buồm xuôi gió, nhưng thật ra không phải vậy. Tôi cũng đã từng trải qua biết bao thử thách, thậm chí bị trù úm, gièm pha đủ điều chứ đâu có sóng yên biển lặng. Nay nhìn lại thấy rợn tóc gáy, nhiều khi tưởng như không thể vượt qua nổi. Còn sức mạnh nào đã giúp tôi vượt qua thì tôi đã nói rồi: bất luận thế nào "mình vẫn là mình", tự trọng, không quỵ lụy luồn cúi.

Chữ tài đi với chữ tâm là vì thế. Dù anh là ai, tài đến đâu cũng phải biết lượng sức, đừng bao giờ nghĩ mình là người không thay thế được. Tôi luôn tâm niệm: "Không nên biết cách lên", nhưng nhất định phải "biết cách xuống" đúng lúc và đúng cách.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

ĐẾN TRƯỜNG SA ĐỂ YÊU HƠN TỔ QUỐC MÌNH!

Tôi rất tự hào là một người con đất Việt, và càng hãnh diện, vinh dự hơn khi tôi được góp một phần công sức nhỏ bé của mình nơi đầu sóng ngọn gió, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này là không thể tranh cãi. Đây là một phần máu thịt không thể tách rời.
ĐẾN TRƯỜNG SA ĐỂ YÊU HƠN TỔ QUỐC MÌNH!
Trường Sa ở giữa bốn bề mênh mông sóng nước, với nhiều đảo chìm, đảo nổi, bãi san hô tuyệt đẹp. Sừng sững, hiên ngang, kiên cường trước bão giông và trước quân thù không mảy may run sợ.
Nhiều người nói: "Đi Trường Sa khó hơn đi nước ngoài. Có tiền đi du lịch nước ngoài được, chứ có nhiều tiền chưa chắc đã đi được Trường Sa".
Họ nói vậy cũng đúng thôi, vì không phải ai cũng đi được Trường Sa.
Như tôi, sau nhiều năm viết đơn tình nguyện, hiện nay tôi đang dạy học tại trường Tiểu học xã đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Trường Sa có rất nhiều đảo xinh đẹp, như đảo Trường Sa lớn, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Trường Sa Đông… Khi đến nơi đây công tác, tôi mới hiểu và thấm thía nỗi gian truân vất vả của các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm "trừng mắt sa trường" canh giữ biển trời quê hương, chịu đựng "nắng cháy da/ gió khô rát mặt".
Sau một thời gian công tác tại xã đảo, tôi về đất liền nghỉ phép. Gặp tôi, ai cũng hỏi, nếu bây giờ anh chị muốn đi thăm Trường Sa thì phải làm thế nào, cần những điều kiện gì thì mới đi được.
Tôi biết, mọi người trên đất nước mình điều mong mỏi là được đến với Trường Sa, nơi hồn thiêng của Tổ quốc.
Trong thâm tâm tôi cũng mong muốn nhà nước mình mở tuyến du lịch đến với quần đảo Trường Sa. Trường Sa là của Việt Nam, mọi người dân khi có điều kiện thì có thể du lịch đến thăm, cũng giống như đi du lịch ở các địa điểm khác trên đất nước ta.
Đến với Trường Sa, ngoài tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các đảo giữa biển khơi mênh mông xanh biếc, chiêm ngưỡng cảnh sắc trời mây, sóng nước hòa lại làm một, còn là để ghi nhớ công ơn ông cha ta đã dày công chiến đấu gìn giữ và bảo vệ.
Đến để biết yêu thương, chia sẻ với những khó khăn, thiếu thốn, vất vả của các cán bộ chiến sĩ hải quân, nơi mà "những con sóng phả đầu ngọn gió" nhưng "vẫn nở nụ cười rạng rỡ trên môi".

KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY SINH CỦA BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH (26/5/1927- 26/5/2020)

Bà Nguyễn Thị Bình tên thật là Nguyễn Châu Sa, có tài liệu ghi là Nguyên Thị Châu Sa. Bà là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY SINH CỦA BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH (26/5/1927- 26/5/2020)
Bà tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định.
Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.
...
Một con người quả cảm, mưu trí tuyệt vời xứng đáng là người phụ nữ ưu tú thời đại Hồ Chí Minh, kính chúc bà luôn mạnh khỏe !
Ảnh: Nụ cười của bà Nguyễn Thị Bình tại hội nghị Paris

NIỀM TIN NHÂN DÂN LÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG TA!

Tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 26/5/2020 dưới sự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Ban Chỉ đạo đã đánh giá cao những kết quả đạt được trong thời gian qua.
NIỀM TIN NHÂN DÂN LÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG TA!
Trong gần 5 tháng kể từ cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng lần thứ 17, Các ban Đảng của Ban Thường trực đã phối hợp tích cực, khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng kết thúc xác minh 01 vụ việc; kết thúc điều tra 8 vụ án, 49 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 4 vụ án, 30 bị can; hoàn thành xét xử sơ thẩm 6 vụ án, 17 bị cáo; xét xử phúc thẩm 3 vụ án, 34 bị cáo; thu hồi gần 7.600 tỷ đồng; tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch các tài sản có giá trị 773,37 tỷ đồng, 2,23 triệu USD, 34 bất động sản, 5 ô tô và nhiều tài sản khác. Các vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đã đưa ra xét xử khẩn trương, nghiêm minh trước pháp luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã tiến hành xem xét kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với 01 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị; 01 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; 02 đồng chí nguyên cấp Thứ trưởng có sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Phòng, chống tham nhũng vẫn phải làm rất mạnh mẽ, quyết liệt, nhân dân đang rất đồng tình. Sự phối hợp giữa các cơ quan vừa qua rất tốt, sắp tới phải làm tiếp, phục vụ cho công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng..."
Trong một thời gian rất ngắn nhưng kết quả phòng chống tham nhũng của Đảng đã gặt hái được rất nhiều thành công. Phòng chống tham nhũng vẫn là cuộc chiến đầy trăn trở, thách thức bởi bên cạnh sự quyết liệt của toàn hệ thống chính trị của Đảng thì các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, phủ nhận, suy diễn cuộc chiến này là "đấu đá nội bộ", là "phe cánh triệt hạ nhau trong Đảng" nhằm lèo lái dư luận, gây hoài nghi trong nhân dân, nhằm tấn công vào bản chất của Đảng. Tuy nhiên, những thành quả đạt được trong Hội nghị này, một lần nữa khẳng định rằng công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng đã đi đúng ý nguyện của nhân dân.
Dù các thế lực thù địch có ra sức xuyên tạc, phủ nhận thì "ý Đảng, lòng dân" vẫn không thay đổi. Lò vẫn cháy rừng rực và cuộc chiến sẽ kết liễu tất cả những tên giặc nội xâm dù chúng còn len lỏi vào bất kỳ cấp nào trong hệ thống chính trị của Đảng. Niềm tin của nhân dân với Đảng vẫn là sức mạnh trường tồn trong chống giặc nội xâm và giặc ngoại xâm./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì phiên họp

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

THẺ BHYT, CHIẾC BLACK CARD CỦA TOÀN DÂN.

Cách đây vài tháng, chắc hẳn các bạn cũng từng nghe và suýt xoa những chiếc black card quyền lực mà chỉ có các chính khách, sao lớn, hay là đại gia mới có được. Nhưng chắc hẳn, ít ai biết trong tay các bạn cũng đang sở hữu một loại thẻ có "quyền lực" không hề kém cạnh, đó chính là chiếc thẻ BHYT bằng giấy màu trắng trắng, mà thỉnh thoảng bạn còn chả quan tâm đến mức vứt nó tùm lum, rách rưới dơ dáy cơ.
THẺ BHYT, CHIẾC BLACK CARD CỦA TOÀN DÂN.
Để mình list ra cho các bạn một số "quyền năng" của chiếc thẻ này nhé:
1️⃣ Tất nhiên đáng nói nhất đó chính là giảm chi phí khám chữa bệnh. Có cái thẻ visa, master, ngân hàng nào cho bạn mức "khuyến mãi" 80%-100% (cho một số đối tượng đặc biệt như: cận nghèo, nghèo, quân nhân, người thân của quân nhân...) chi phí như BHYT không? Thậm chí nếu bạn là khách hàng "trung thành" của "hãng" thì sau 5 năm bạn còn được tự động nâng cấp lên thành "khuyến mãi" 100% cơ.
2️⃣ Mang đến cho bạn giải pháp thanh toán tối ưu, và hiệu quả nhất. Trong khi những bệnh nhân khác đang quay cuồng chạy qua chạy lại giữa phòng bác sĩ và quầy thu ngân, cứ hễ phát sinh dịch vụ là lại chạy ra đóng tiền, mệt bở cả hơi tai. Thì với thẻ BHYT trong tay, bạn cứ ung dung vào khám, rồi làm dịch vụ, sau khi đã làm xong hết tất cả, bạn bước tới quầy thu ngân, tay cầm ly rượu vang lâu năm, lắc nhẹ, với ngón út cong vồng lên đầy quý phái, bạn mỉm cười, chờ đợi chị thu ngân xinh đẹp nói bạn phải đóng thêm vài chục ngàn tiền phí chênh lệch sau đó thì bạn ra về, trong khi những người kia vẫn đang quay cuồng trong vòng lặp bác sĩ - nơi chỉ định dịch vụ - thu ngân và mơ ước về một giải pháp THANH TOÁN KHÔNG TIỀN MẶT nào đó xa vời. Bạn biết rõ, việc thanh toán không tiền mặt nghe thì có vẻ hay thật, nhưng quy trình thanh toán một lần mới là chân ái, nếu bạn chỉ phải thanh toán 1 lần và hỗ trợ quẹt thẻ nữa, thì việc có một giải pháp high-tech nào đó bạn cũng chả quan tâm mấy đâu.
P/S: Không phải đóng phí trước trong trường hợp ngoại trú nhé các bạn, còn nội trú thì vẫn đóng tạm ứng và hoàn tạm ứng bình thường. Mình ghi thiếu nên hơi nhiều bạn hiểu lầm chỗ này thì phải😞
3️⃣ Mang thông tin của bạn đi mọi nơi (đừng sợ về vụ lộ thông tin nhé, BHYT đã tính cả rồi).
Để ý trên chiếc thẻ của bạn có một chiếc mã QR code (đừng làm nó bị mờ nhé), toàn bộ thông tin hành chính của bạn đều được mã hóa và nằm ở đây, nhân viên tiếp nhận của bệnh viện chỉ cần quét thẻ của bạn và bùm thế là họ chẳng cần phải gõ lại bất cứ thứ gì vào máy tính. Hãy tưởng tượng, bạn xòe thẻ ra nhân viên quét 1 tiếng bíp, rồi mời bạn tới phòng khám, trao nhau ánh mắt ôn nhu và đầy thỏa mãn. Quầy dịch vụ bên cạnh, bệnh nhân lẫn nhân viên đang hét vào mặt nhau vì bệnh viện ồn quá, không thể nghe rõ tên, tuổi, địa chỉ là gì để gõ vào máy tính. Bạn nhẹ nhàng bước đi, bỏ lại thị phi sau lưng, ung dung, khoan thai với mây trời.
Ngoài ra, Bộ Y tế và BHXH kết hợp để làm ra một cổng BHYT mà từ đó có thể truy cập thông tin bệnh án của bạn thông qua thẻ BHYT. Điều này có nghĩa là, dù bạn có đi khám ở đâu, thì việc bạn đang mang bệnh gì trong người, đã từng uống thuốc gì, các chỉ số xét nghiệm và kết luận siêu âm, CT, X-Quang của bạn đều được truy cập một cách đầy đủ, giảm thiểu tối đa việc bác sĩ vì không khai thác được bệnh lý nền bạn đang có mà kê thuốc gây ảnh hưởng tới bạn. Hoặc là bạn đang theo dõi bệnh ở một nơi khác, đến đây bác sĩ đều được kế thừa đầy đủ thông tin khám cũ để chăm sóc cho bạn tốt hơn.
4️⃣ Các chương trình "Khuyến mãi" ngầu lòi: Một ngày bạn có quyền đi khám 1 lần, và nếu tiền khám nằm dưới mức trần bảo hiểm thì bạn sẽ được miễn phí luôn. Khi có thẻ bảo hiểm trong tay, nhân viên y tế nói chung, và bệnh viện nói riêng đều "sợ" bạn hơn một bước (vì chỉ cần nhận thông tin phản ánh thôi, bảo hiểm sẽ cắt luôn chi trả tiền cho bệnh viện, bệnh viện phải chịu lỗ), Bác sĩ cũng không dám bịa thêm thuốc cho bạn uống bậy bạ (thuốc không khớp với bệnh thì Bảo Hiểm còn lâu mới chi trả nhé) - Chỗ này mình hơi high nên viết hơi quá, các bạn đừng hiểu sai cho bác sĩ, thực ra ý khúc này mình chỉ muốn nói là giám định bảo hiểm sẽ check thuốc so với bệnh, tránh kê thuốc và bệnh không liên quan. Với một thẻ BHYT bạn mua ở bệnh viên A, bạn vẫn có thể khám và hưởng đầy đủ quyền lợi ở bệnh viện B (nằm trong diện thông tuyến). Có cái thẻ khách hàng nào mà có quyền lợi trên hàng ngàn chi nhánh cả nước như thẻ BHYT không?
Khi bạn gặp tai nạn cấp cứu, Thẻ BHYT của bạn sẽ tự động kích hoạt chế độ "Đồng Lào" mode, chuyển mức hưởng trên thẻ từ XX% sang thành 100% mức hưởng mà không cần một form đăng ký hay thủ tục lằng nhằng nào.
Các bạn đã thấy Bộ Y Tế cấp cho bạn một cái thẻ quyền lực cỡ nào chưa? Thấy mình vip chưa?
P/S: BHYT đã ban hành chính sách một thẻ (hạn chế việc phải cấp lại thẻ sau mỗi 3-6 tháng) nên các bạn nhớ bảo quản, giữ gìn thẻ cho cẩn thận nhé./.

CHUYỆN BÁC HỒ BỎ THUỐC LÁ.

Theo đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh hút thuốc lá rất nhiều. Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí Vũ Kỳ đã được Bác Hồ tâm sự: Những năm ở Pháp, Người là một thanh niên kháng Pháp nên luôn bị mật thám Pháp theo dõi ở khắp mọi nơi. Người biết bị theo dõi mà không dám quay đầu lại để nhìn. Để có thể quan sát được sự theo dõi, Người nghĩ ra cách hút thuốc.
CHUYỆN BÁC HỒ BỎ THUỐC LÁ.
Mỗi lần như vậy, đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng ba bước chân, Người dừng lại châm thuốc hút, rồi quay lại thùng rác để vứt que diêm, như vậy là Người có dịp quan sát xung quanh, liệu cách đối phó với kẻ theo dõi. Do giả vờ hút thuốc mãi mà đã trở thành thói quen của Người.
Năm 1957, trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã sản xuất loại thuốc lá có đầu lọc để biếu các đại biểu dự đại hội. Đây là loại thuốc mà Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng. Loại thuốc có đầu lọc này nhẹ và ngon hơn loại thuốc của Mỹ và Pháp sản xuất vốn nặng và thường pha thuốc phiện. Các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc đã biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh hộp thuốc lá này, có lẽ vì cũng biết Người thích hút loại đó. Khi hết thuốc, đồng chí Vũ Kỳ đã giữ lại chiếc hộp để đựng các loại thuốc lá khác cho Người hút vì hộp rất vừa và thuận tiện để bỏ túi.
Về sau Trung Quốc sản xuất loại thuốc lá Seo Mao (tức Gấu Mèo) chuyên dùng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Chủ tịch Mao đã gửi biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, Người hút thuốc Gấu Mèo (thuốc đựng trong hộp giống hộp sữa bò).
Năm 1967, sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yếu nhiều, Người hay mệt và ho. Lo cho sức khoẻ của Người, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho các bác sĩ phải chăm sóc Người thật tận tình, chu đáo. Các bác sĩ đã đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh không hút thuốc lá nữa. Người nói với đồng chí Vũ Kỳ rằng: "Các bác sĩ bảo Bác không hút thuốc lá nữa thì chú thấy thế nào?". Đồng chí Vũ Kỳ trả lời: "Các bác sĩ lo cho sức khoẻ của Bác là điều tốt, tôi tán thành". Người lại nói: "Mình đã hút thuốc gần 50 năm, bỏ cũng được, nhưng bỏ thì vẫn ho chứ không phải là hết ho" và Người kể cho đồng chí Vũ Kỳ nghe một câu chuyện cười của Pháp là "bỏ thuốc rất dễ, có người bỏ hút thuốc 50 lần nhưng vẫn hút lại, tức là sau mỗi lần bỏ dễ bị hút lại. Nhưng bác sĩ yêu cầu thì nên thôi, chú quản cho Bác". Từ đó đồng chí Vũ Kỳ bỏ hộp thuốc vào túi, thỉnh thoảng đưa cho Người hút một điếu.
Việc bỏ thuốc lá của Hồ Chủ tịch không phải nói là chấm dứt ngay được mà phải trải qua một quá trình như khi làm bất cứ một việc gì. Đó là phải đặt ra kế hoạch, có quyết tâm và biện pháp thực hiện. Người nói: "Quyết tâm một, kế hoạch mười, thì biện pháp phải hai mươi, có như vậy mới thực hiện được và bỏ hút thuốc cũng vậy".
Trong thời gian làm việc ở Phủ Chủ tịch, Người ở ba nơi: nhà sàn, nhà 54, nhà 67. Người bảo đồng chí Vũ Kỳ để ba lọ penixilin ở ba nơi làm việc.
Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu (một ngày nhiều nhất là 10 điếu), mỗi lần hút xong cho vào lọ pe-ni-xi-lin thì tắt luôn để nhìn thấy đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa.
Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.
Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.
Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.
Theo lời kể của bác sĩ Lê Văn Mẫn (bác sĩ chăm sóc sức khoẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1967 đến năm 1969), hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Người thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của hội đồng thầy thuốc, Người có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Người nói: Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này.
Rồi Người tự đề ra chương trình bỏ thuốc lá dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Người làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi Người đã cao mà phải làm như vậy thật quá vất vả. Việc tập một thói quen, rồi bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Người bảo đồng chí giúp việc để cho Người một vỏ lọ pe-ni-xi-lin ở nơi làm việc và ở phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Người dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành, anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Người bảo: "Nhưng hút thế để có cữ". Với cách làm đó Người đã giảm từ cả bao xuống ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Người hút thưa dần.
Đầu tháng 3-1968 nhân khi bị cảm ho nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự quyết định bỏ hẳn thuốc lá. Mấy ngày sau, anh em phục vụ vẫn để gói thuốc chỗ bàn làm việc của Người suốt một tuần liền nhưng Người không dùng.
Trong một tuần thấy Người quyết tâm như vậy anh em cất hẳn thuốc lá. Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Người nói: "Bác đã bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá".
Sau này Người đã làm bài thơ Vô đề về việc Người bỏ thuốc lá như sau:
"Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa xuân".
Trong lớp trẻ ngày hôm nay nhiều nam thanh niên đôi khi muốn chứng tỏ mình bằng những thói quen xấu mà không ý thức được mặt tiêu cực của nó, đặc biệt là hút thuốc. Vì thế câu chuyện của Bác Hồ lại càng là bài học quý báu cho lớp trẻ noi theo.
Đúng như nhà thơ Hải Như đã viết "Trận thắng lớn - hỡi ai đừng xem nhỏ". Một việc nhỏ, bình dị trong đời thường, nhưng đã nhắn gửi với đời một thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh lớn lao: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, hãy tự chiến thắng mình từ những việc cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày”.

TRỌN ĐỜI THEO ĐẢNG

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, người sinh cùng ngày tháng với Đảng và yêu Đảng đến lạ kỳ.
TRỌN ĐỜI THEO ĐẢNG
"Cả cuộc đời theo Đảng, chiến đấu vì lý tưởng của Đảng, tôi đã chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước, của Đảng ta. Tình hình bây giờ có khó khăn nhưng cũng chưa thấm gì với các giai đoạn cách mạng trước đây. Không có bản lĩnh thì Đảng ta không tồn tại được, cũng không có Nhà nước ngày nay. Nhưng bản lĩnh của Đảng không phải là cái gì đó chung chung mà được thể hiện chính từ bản lĩnh của mỗi đảng viên, trước khó khăn không lùi bước, nguy nan không cúi đầu.
Có người vì quá bức xúc mà bất mãn. Nhưng theo tôi, bất mãn với Đảng là hỏng. Đảng là tất cả chúng ta chứ không phải chỉ là một vài đồng chí lãnh đạo. Phê bình để Đảng mạnh lên chứ không phải để chống Đảng. Đó mới là thái độ của người cách mạng như Bác Hồ từng căn dặn. Gần như sống trong tổ chức thì ai ít nhiều cũng có những điều không hài lòng với tổ chức. Vấn đề là anh nhận thức và hành xử thế nào.
Ai vào Đảng cũng thề, cũng nói suốt đời hy sinh cho chủ nghĩa cộng sản. Thế thì lúc Đảng khó khăn không thể ngồi để phê phán rồi bỏ chạy ra khỏi Đảng, khác gì ngoài mặt trận lại thoái lui. Đảng có khó khăn thì chúng ta phải ghé vai vào. Đó mới là cách tốt nhất để xây dựng Đảng".
———-
P/s: Trung tướng Nguyễn Quốc Thước 94 năm tuổi đời, 73 năm tuổi Đảng, đi qua chiến tranh và hòa bình, giữ nhiều trọng trách lớn cho đến hàng chục năm sau nghỉ hưu, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn vẹn nghĩa trọn tình với Đảng, với Dân, với Nước.

VIỆT NAM Ở THẾ KỶ 21 CÓ CÒN LÀ MỘT QUỐC GIA NHỎ BÉ?


Việt Nam có diện tích xếp thứ 64 thế giới;
VIỆT NAM Ở THẾ KỶ 21 CÓ CÒN LÀ MỘT QUỐC GIA NHỎ BÉ?
 Việt Nam hiện tại không bị quốc gia nào đô hộ hay đóng quân trên lãnh thổ;
 Là quốc gia có thu nhập dưới 3.000 USD nhưng lại có một hãng oto riêng,hai thương hiệu điện thoại,và hai hãng hàng không...
 Tầm vóc thể hình của người Việt thuộc hàng thấp bé nhất thế giới, nhưng điều này sẽ thay thổi trong khoảng 10-20 năm nữa khi các thế hệ về sau (10X-11X) ngày càng cao lớn và đầy đủ về chất dinh dưỡng (nếu ai không tin thì có thể so sánh lứa cầu thủ 9X bây giờ với các lứa 7X-8X), điều này chứng tỏ Gen di truyền của người Việt không hề thấp bé;
 Việt Nam có lịch sử hơn 4.000 năm văn hiến, có thủ đô lâu đời nhất Đông Nam Á và có một nền văn hoá vô cùng đặc sắc;
 Việt Nam có quy mô dân số xếp thứ 15 thế giới;
 Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6/11 ở Đông Nam Á; lớn thứ 44 trên thế giới xét theo quy mô GDP danh nghĩa hoặc lớn thứ 34 nếu xét GDP theo sức mua tương đương (năm 2016), đứng thứ 127 xét theo GDP danh nghĩa bình quân đầu người hoặc đứng thứ 117 nếu tính GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương;
 Xét về vị trí chính trị thì Việt Nam có thể sánh ngang hoặc hơn nếu so với Pakistan, chưa kể ở Đông Nam Á Việt Nam lại là nước có vị trí chiến lược mà nhiều cường quốc thèm khát;
 Từ lúc Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập đến nay thì chưa bao giờ quân đội Việt Nam bị đánh giá thấp về tính thiện chiến cũng như hiệu quả khi chiến tranh xảy ra, mặc cho GDP đầu người thấp nhưng xét về khía cạnh quân sự thì Việt Nam nằm TOP 20 của thế giới thì không có gì phải ngạc nhiên;
 Ở trên mặt trận ngoại giao thì Việt Nam luôn ngang hàng với mọi quốc gia mặc cho tiềm lực kinh tế còn thua kém họ, có thể do Việt Nam từng đánh bại nhiều cường quốc nên ít nhất cũng nhận được sự tôn trọng và kính nể của họ;
 Trong quá trình tha hương lao động khắp nơi trên thế giới cũng khiến cho người Việt và văn hoá Việt có mặt ở mọi nơi trên thế giới (đặc biệt là ở Hàn Quốc, Đài Loan, CH Séc, Campuchia);
 Việt Nam cũng là quốc gia có đồng tiền lưu hành phổ biến ở quốc gia khác (Campuchia);
 Việt Nam là một cường quốc nông nghiệp cho nên ở kịch bản xấu nhất thì cũng rất khó xảy ra nạn đói như năm 1945 (qua đó cho thấy sức đề kháng trước nạn đói), vấn đề lương thực hiện nay đang có nguy cơ phá huỷ cả một quốc gia như Nam Sudan, Yemen, Chad...
 Là quốc gia có thể chơi được với mọi cực âm dương Hàn - Triều, Mỹ - Nga, Trung - Đài, Israel - Palestine...

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

8 NỮ LÀ BÍ THƯ TỈNH ỦY TRONG CẢ NƯỚC GỒM NHỮNG AI?

1. Sau khi bà Nguyễn Thanh Hải được điều động giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên, cả nước có 8 lãnh đạo nữ là Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức bí thư tỉnh ủy.
Ngày 23.5, Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
8 NỮ LÀ BÍ THƯ TỈNH ỦY TRONG CẢ NƯỚC GỒM NHỮNG AI?
Bộ Chính trị điều động, phân công bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nhiệm kỳ 2015-2020.
Bà Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, quê Hà Nội, là PGS.TS Vật lý, từng công tác tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trước khi được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức Trưởng Ban Dân nguyện.
Bà Nguyễn Thanh Hải trở thành nữ Bí thư Tỉnh uỷ thứ 8 đương nhiệm.
2. Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, sinh năm 1970 tại Hoa Lư, Ninh Bình. Trình độ chuyên môn: PGS.TS Tâm lý học; trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, bà Nguyễn Thị Thu Hà là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Bà Hà hiện là Đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 – 2021 thuộc Đoàn Đại biểu tỉnh Bắc Giang.
3. Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam Lê Thị Thuỷ
Bà Lê Thị Thuỷ sinh năm 1964, tại Diễn Châu, Nghệ An. Trình độ chuyên môn: thạc sỹ luật; lý luận chính trị cao cấp.
Bà Thuỷ từng làm nhân viên Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Nghệ An, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hưng Nguyên (Nghệ An), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An, Chánh Thanh tra tỉnh Nghệ An, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An.
Từ tháng 10.2010 đến tháng 8.2016, bà Thủy làm Phó tổng Thanh tra Chính phủ. Từ tháng 8.2016 đến tháng 7.2019, bà Thủy làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Từ tháng 7.2019, bà Thuỷ được Bộ Chính trị chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Bà Lê Thị Thủy là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; đại biểu Quốc hội khóa XIV.
4. Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỷ
Bà Giàng Páo Mỷ sinh năm 1963, dân tộc Mông, quê quán xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1998, giáo dục phổ thông 12/12, bà tốt nghiệp Trường Đại học An ninh; Lý luận chính trị cao cấp.
Trước khi được Bộ Chính trị phê chuẩn giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu (vào tháng 9.2018), bà Giàng Páo Mỷ từng giữ các chức vụ: Chủ tịch HĐND huyện Tam Đường, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV của tỉnh Lai Châu.
5. Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh
Bà Lâm Thị Phương Thanh sinh năm 1967, quê Ninh Bình, tốt nghiệp cử nhân lịch sử, thạc sĩ luật; lý luận chính trị cao cấp.
Trước khi được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, bà Lâm Phương Thanh là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Bà Thanh cũng từng giữ các chức vụ như Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, Trưởng ban Thanh niên trường học, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn…
Tháng 12.2017, bà Thanh được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2015-2020.
6. Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà sinh năm 1964, quê Nghệ An, tốt nghiệp thạc sỹ quản lý giáo dục, cử nhân sư phạm; trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Bà Trà xuất thân từ giáo viên, sau đó là cán bộ chỉ đạo chuyên môn, rồi Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái.
Trước khi trở thành Bí thư Tỉnh ủy, bà Trà từng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
Tháng 9.2016, tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá XVIII, bà Phạm Thị Thanh Trà được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái nhiệm kỳ 2015-2020.
7. Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân
Bà Võ Thị Ánh Xuân sinh năm 1970 tại Tịnh Biên, An Giang. Bà Xuân tốt nghiệp Cử nhân sư phạm; Trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Bà Xuân từng giữ các chức vụ: Bí thư Thị ủy thị xã Tân Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang.
Tháng 10.2015, bà Võ Thị Ánh Xuân được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ An Giang nhiệm kỳ 2010-2015 và tái đắc cử nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngoài chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, bà Xuân còn là Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.
8. Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan
Bà Hoàng Thị Thúy Lan sinh năm 1966, quê Vĩnh Phúc, tốt nghiệp thạc sĩ luật, trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Trong quá trình công tác, bà Lan từng giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Tháng 5.2015, bà Hoàng Thị Thúy Lan được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 và tái đắc cử nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngoài chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, bà Lan còn là Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo VTC
Ảnh 1: Tân Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải nhận quyết định điều động, phân công công tác
Ảnh 2: Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà
Ảnh 3: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam Lê Thị Thuỷ
Ảnh 4: Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỷ
Ảnh 5: Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh
Ảnh 6: Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà
Ảnh 7: Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân
Ảnh 8: Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan