KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo Báo chí Kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

BẢN LĨNH VIỆT NAM 🇻🇳: BÌNH TĨNH VÀ YÊN TÂM NHÉ!

02 ca Covid-19 ở Đà Nẵng chưa tìm thấy F0 và có rất nhiều người đã từng tiếp xúc với bệnh nhân làm cho nhiều người lo lắng. Thế nhưng, một lần nữa mọi người Việt Nam hãy tin vào bản lĩnh của một dân tộc đã đánh thắng mọi cường quốc hàng đầu thế giới trong mọi thời đại, thì con vi rút tí ti kia chả có là gì!
BẢN LĨNH VIỆT NAM 🇻🇳: BÌNH TĨNH VÀ YÊN TÂM NHÉ!
Đây không phải là lần đầu chúng ta mất dấu F0, trước đó chúng ta đã gặp trường hợp tương tự tại Bệnh viện Bạch Mai và quán bar Buddha (Tp. Hồ Chí Minh). Ngoài ra chúng ta cũng đã gặp trường hợp lây nhiễm vô cùng phức tạp như một bệnh nhân nữ ở Hà Nội về từ châu Âu; ổ dịch xã Sơn Lôi; bệnh nhân nữ ở Bình Thuận và ngay chính ở Đà Nẵng cũng đã có trường hợp 2 du khách người Anh đợt dịch trước... Do vậy, mặc dù không chủ quan nhưng có thể khẳng định chúng ta sẽ xử lý tốt trường hợp phức tạp này, vì chúng ta đã có kinh nghiệm.
Ngoài kinh nghiệm phòng, chống dịch rất hiệu quả mà nhiều nước đã học hỏi ta, thì ở thời điểm hiện tại chúng ta đã có đủ trang thiết bị, phương tiện để phòng, chống dịch, điều trị cho các bệnh nhân, không còn phải "có phần hơi phấp phỏng" như hồi đầu năm khi mới phát sinh đại dịch. Ở Đà Nẵng có nhiều bệnh viện chất lượng đảm bảo, nhiều cơ sở của lực lượng y tế, quân đội, công an hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu điều trị, cách ly, xét nghiệm và hỗ trợ phòng chống dịch. Người dân Đà Nẵng có tinh thần cộng đồng cao, lực lượng y tế, công an, quân đội luôn nêu cao trách nhiệm vì dân, không quản ngại khó khăn gian khổ, hình ảnh một chiến sỹ công an đưa dấu tay "Ok" gây sốt mạng xã hội đợt dịch trước đã nói lên điều đó.
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà Chính phủ lo cho sức khỏe và tính mạng của bạn không khác gì cha mẹ yêu thương lo cho bạn vô điều kiện. Ngay khi khẳng định trường hợp bệnh nhân số 416, đích thân Thủ tướng đã họp khẩn, chỉ đạo các bộ ngành, Đà Nẵng và các địa phương khác cấp bách triển khai, kích hoạt ngay chiến dịch chống dịch tại Đà Nẵng. Ngay lập tức, Bộ Y tế đã cử 3 đoàn công tác đặc biệt tức tốc bay vào hỗ trợ Đà Nẵng, đích thân Thứ trưởng Bộ Y tế vào thị sát tình hình, chỉ đạo chuyên môn; "Biệt đội siêu nhân" - ê kip bác sỹ cứu bệnh nhân người Anh số 91 từ tay thần chết từ Thành phố mang tên Bác đã bay ra, có mặt tại Thành phố có huyện đảo Hoàng Sa để chữa trị cho bệnh nhân 416; Sở Y tế Hà Nội có kinh nghiệm xử lý ổ dịch mất dấu F0 Bạch Mai và các ổ dịch phức tạp đã bay ngay vào hỗ trợ Đà Nẵng. Quân dân Đà Nẵng đã vào cuộc. Các cánh quân của ta đã tổng tấn công. Chắc chắn Đà Nẵng sẽ sớm sạch bóng giặc Cô Vít.
Bản lĩnh Việt Nam là thế. Lịch sử Đại Việt ta không chỉ phải đối đầu và đánh thắng giặc ngoại xâm mạnh hơn gấp hàng trăm lần, mà đã có kinh nghiệm đối đầu cả với giặc Nước (lũ lụt), giặc Lửa (hạn hán), giặc Thiên tai địch họa khác nữa. Do vậy, hãy bình tĩnh, yên tâm, tin tưởng và tuân theo sự chỉ đạo của Chính phủ, chính quyền địa phương, các bạn nhé!

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

NGƯỜI LÍNH NGOẠI QUỐC VINH DỰ ĐƯỢC MANG HỌ BÁC HỒ

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã có biết bao anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc; trong đó có nhiều “anh bộ đội cụ Hồ” mang quốc tịch nước ngoài như Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Lập (Kostas Sarantidis, người Hy Lạp); Phan Lăng (Frans de Boel, người Bỉ); Hoàng Linh (Ito Matsumo, người Nhật)… Và một trong những “anh bộ đội cụ Hồ” mà chúng ta ít nhiều được biết đến, đó là người lính Ba Lan Stefan Kubiak. Stefan đã từ bỏ hàng ngũ quân đội Pháp để chiến đấu trong hàng quân của Việt Minh, chiến đấu như một người Cộng Sản.

NGƯỜI LÍNH NGOẠI QUỐC VINH DỰ ĐƯỢC MANG HỌ BÁC HỒ

Sinh ra ở thành phố Lodz (Ba Lan), Stefan lớn lên và bị cuốn vào chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khi chiến tranh kết thúc, ông bị quân Pháp ép vào quân đội lê dương và đưa sang Việt Nam. Những người lính lê dương thường bị nhồi nhét vào đầu các ý nghĩ rằng “Việt Minh là những kẻ man rợ, tìm cách chống lại sự khai sáng văn minh của Pháp quốc”. Thế nhưng, thời gian trong quân đội Pháp, Stefan đã nhận ra rằng mình đang cố gắng tiêu diệt những con người chính nghĩa đứng lên bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lăng của ngoại bang; đồng thời khâm phục tinh thần chiến đấu gan dạ, quyết hy sinh vì Tổ quốc của người lính Việt Minh. Tình cảm và lý trí đã thôi thúc Stefan Kubiak thực hiện một cuộc đào ngũ nguy hiểm để được đứng vào hàng ngũ của Việt Minh, chiến đấu vì chính nghĩa.
Ông Nguyễn Xuân Tính (cựu chiến binh Điện Biên Phủ, đồng đội với Stefan) kể lại: Sau nhiều lần xác minh và thử thách, Stefan được phân công vào đơn vị pháo binh vì có kiến thức quân sự, mưu trí cùng với lòng dũng cảm, gan dạ, luôn ở tuyến đầu trong mỗi trận đánh, ông được những người lính du kích Việt Nam yêu mến đặt tên Việt Nam - anh Toán. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông cùng đơn vị pháo binh đã lập nhiều chiến công. Với ngoại hình một lính Tây, Stefan đã khoác lên mình bộ quân phục sĩ quan Pháp đột nhập vào lô cốt khó đánh nhất của địch, mở đường máu cho những chiến sĩ khác xông lên đánh chiếm lô cốt.
Trước những đóng góp quan trọng, tấm lòng sẵn sàng hy sinh của người lính ngoại quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Stefan đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi, nhận làm con nuôi và cho phép ông mang họ của Người. Cái tên Việt Nam - Hồ Chí Toán gắn bó với ông từ đó. Ngày 28/11/1963, Hồ Chí Toán từ trần khi mang quân hàm đại úy; với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, đại úy Hồ Chí Toán được Đảng, Nhà nước trao tặng: 02 huân chương chiến công hạng Ba, 01 Huân chương chiến thắng hạng Ba, 01 huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Ba.
Qua 2 cuộc chiến tranh, hình ảnh đẹp và huyền diệu của một người ngoại quốc với lòng quả cảm, tình yêu và tinh thần chiến đấu quên mình, lập nhiều chiến công cho một đất nước xa lạ được Stefan xem là quê hương thứ 2 của mình. Với ông Stefan - Hồ Chí Toán đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu chuộng hòa bình, khát khao cống hiến và chiến đấu vì chính nghĩa, vì độc lập của một dân tộc yêu chuộng hòa bình.
Dang Toan

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

NHÀ GIÀN HIÊN NGANG GIỮA BIỂN KHƠI TRÊN VÙNG BIỂN NƯỚC VIỆT

    Ngay đến cả Trung Quốc, một quốc gia với tiềm lực mạnh hơn, kinh tế mạnh hơn, khoa học kỹ thuật nhỉnh hơn, cũng không thể tin được rằng Việt Nam dám làm, dám thực hiện một nhiệm vụ cao cả như vậy giữa trùng khơi, với cái nhà giàn như thế, đầy tính mạo hiểm như vậy giữa muôn vàn khó khăn.
NHÀ GIÀN HIÊN NGANG GIỮA BIỂN KHƠI TRÊN VÙNG BIỂN NƯỚC VIỆT
    Một số quốc gia ở Đông Nam Á cũng từng nghĩ vậy, người Việt chắc chắn không làm được, không thể được. Vì lúc ấy Việt Nam đang là quốc gia nhỏ bé ở một khu vực vùng trũng của thế giới. Để triển khai các nhà giàn như vậy là một điều phi lý và chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Họ nghĩ rằng Việt Nam đang lãng phí lớn cho một công việc đầy mạo hiểm và không khả thi.
    Và rồi Việt Nam đã chứng minh những điều ngược lại. Những công trình nhà giàn nhỏ bé mọc hiên ngang giữa biển Đông bao la, bốn bề đều là biển cả. Màu xanh của biển và của mây trời, màu xanh của áo lính.
    Trong những năm cuối thập niên 80, kinh tế nước ta còn nghèo, bị cấm vận, khối Đông Âu và Liên Xô gặp khó khăn, tình hình biên giới rất căng thẳng. Nhưng những nhà giàn như thế này, mọc lên giữa biển khơi, đã chứng tỏ rằng: Những gì đã thuộc về chủ quyền dân tộc, dù phải đánh đổi tất cả cũng vẫn phải giữ vững.
    Thực sự rất khủng khiếp. Được biết các chiến sĩ ngoài nhà giàn khi bão đến phải tự lấy dây thừng hoặc tương tự để buộc mình cố định vào vị trí nào đó để tránh bão cuốn phăng đi. Không ít chiến sĩ đã hy sinh.
    Chúng ta sống an bình ở đất liền làm sao hiểu được những hy sinh, khó khăn vất vả của những người lính gặp phải. Người ta nói: hy sinh giữa thời bình là như vậy. Ngay đến cả hiện tại, ở ngoài đảo xa, vẫn có những chiến sĩ im lặng về với đất mẹ. Đặt ra một câu hỏi rằng: Tại sao họ phải làm thế?
    “Tất nhiên là nhiều người chưa liên tưởng sự vất vả như thế nào, có ai hiểu và chia sẻ không? Có những người còn nói "Con ông ,cháu cha mới được ra ngoài đó"; nhiều khi nghĩ thật nực cười. Chúng ta nên nhớ rằng khi tổ chức giao nhiệm vụ nhưng nổi khổ ở đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu…
    Trên mỗi nhà giàn, đều có lá cờ đỏ hiên ngang, dòng chữ “CHXHCN Việt Nam” và những ánh đèn chiếu rọi… Giữa biển khơi, mỗi người ngư dân khi nhìn thấy dấu hiệu này, họ hiểu rằng biển cả là nhà, để những người trong đất liền có thể thấy rõ chủ quyền dân tộc giữa biển khơi được gìn giữ như thế nào. Lá cờ tuy nhỏ giữa biển khơi, dòng chữ cũng không lớn, nhưng vị thế rất quan trọng, đã đánh dấu được chủ quyền và thềm lục địa của Tổ quốc Việt Nam ta trên biển Đông, to lớn và vững chắc lắm./.

Ảnh: Nhà giàn hiên ngang giữa biển khơi

HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ: BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM

   Ông Phạm Bình Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
   Ông đã, đang đảm nhiệm trọng trách (cả về Đảng và Nhà nước) mà 37 năm trước đây cha ông là Nguyễn Cơ Thạch (Phạm Văn Cương) từng đảm nhiệm.
HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ: BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM

    Hai cha con ông có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp hội nhập của nước nhà.

✅ Cha “giải vây”

   Có thể nói giai đoạn ông Nguyễn Cơ Thạch làm Bộ trưởng là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta thời hiện đại. Với cương vị Bộ trưởng, ông Thạch cũng là nhà ngoại giao chịu nhiều áp lực nhất của Việt Nam. Giai đoạn ấy Việt Nam vừa phải đối mặt với chiến tranh biên giới phía Nam, vừa phải chống chọi với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cấm vận của Mỹ và bị hầu hết các nước trên thế giới cô lập.

   Đó cũng là thời kỳ sự bế tắc trong quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm. Là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác đối ngoại, đồng thời đảm nhiệm cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, mọi quyết sách ngoại giao, mọi gánh nặng trong lĩnh vực đối ngoại đều do ông đảm nhiệm.

   Những chiến dịch chủ động, mạnh mẽ, đấu tranh dồn dập của Ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông đã góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết dứt điểm vấn đề Campuchia (1991), bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991), cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á và gia nhập ASEAN (1995), Mỹ bỏ cấm vận (1994) và thiết lập quan hệ Ngoại giao với Việt Nam (1995).

   Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Sullivan đã từng nói: “Tôi luôn nghĩ rằng kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Việt là tượng đài cho những cống hiến của ông Thạch”. Còn nhà ngoại giao Phan Doãn Nam thì viết: “Trong 11 năm làm Bộ trưởng, chính ông đã là người khởi động, đặt nền móng cho những kết quả ngoại giao vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến ông được coi là “Bộ trưởng giải vây” của ngoại giao Việt Nam”.

✅ Con “hội nhập”

   Không ở vào giai đoạn bị “bế quan tỏa cảng” như cha mình, nhưng ông Phạm Bình Minh trở thành người đứng đầu ngành ngoại giao ở thời điểm Việt Nam vươn mạnh mẽ ra “biển lớn”. Có thể nói chưa bao giờ ngoại giao và hợp tác quốc tế của Việt Nam lại đạt được những thành tựu lớn lao như vậy.

   Khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện đã tạo ra nhiều cơ hội cho tăng cường hợp tác phục vụ phát triển. Việt Nam đã triển khai hiệu quả quan hệ với các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để phát triển nội lực hình thành những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Thành công này có phần đóng góp rất quan trọng của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
T.H

TRẦN ĐĂNG KHOA THẬP THÒ PHÁ ÁN

   Trên mạng lưu truyền bức ảnh “thần đồng” Trần Đăng Khoa thập thò “phá án” trước cửa bưu điện Cầu Voi, nơi đã xảy ra vụ thảm án mang thương hiệu Hồ Duy Hải, xem qua mà ngẫm buồn cười.
TRẦN ĐĂNG KHOA THẬP THÒ PHÁ ÁN
   Buồn cười vì không nghĩ một ngày, Trần Đăng Khoa lại “nát” đến như vậy, nát đến mức không còn bạn già để cùng nát, thì bám gấu áo theo ba thứ nít ranh mất dạy vô học như đám Trương Châu Hữu Danh để thỏa chí cái “nát” của mình, phớt lờ điều tiếng thiên hạ, phớt lờ quá khứ bản thân, phớt lờ cái danh dự của bộ quân phục mang trên người, và phớt lờ cả một sự nghiêm túc chững chạc mà đáng ra ở độ tuổi đó, vai vế cha chú đó, cần phải hết sức giữ gìn vun vén.


Nó cũng từa tựa ảo tưởng như kiểu Ngô Bảo Châu, tí tởn huyễn hoặc tham gia vào ba trò tào lao trên mạng xã hội rồi đánh mất đi giá trị thực sự rất đáng quý của mình, từ một giáo sư có mề-đay hạng xịn, rớt dốc thê thảm thành một thằng nhắng nhít hậm hực, tự biến mình thành mục tiêu gạch đá cho các cháu trẻ trâu trên internet, nát không thể nát hơn.

Trần Đăng Khoa nên dẫn các cháu Trương Châu Hữu Danh ra viếng mộ hai cô bé nạn nhân đáng thương, nếu thực sự tin Hồ Duy Hải là vô tội thì nên thắp nhang xin hai cô phù hộ độ trì cho team Khoa Danh Hải thần thánh “tìm được công lý”, không có lý do gì khi chỗ nào các anh cũng hùng hổ xông đến được mà mộ hai cô thì các anh lại bỏ qua. Chỉ lưu ý anh Khoa rằng, người chết trẻ và là chết oan, họ linh lắm, anh mà khấn tào lao không cẩn thận các cô vật méo mẹ mồm như chơi, lúc đó thì ao trường chưa chắc đã vẫn nở được hoa sen và bờ tre cũng chưa chắc đã còn nguyên chú dế mèn vuốt râu đâu.

Già rồi, đứng đắn tí đi.
M.D