KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo Báo chí Kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn không có vùng cấm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn không có vùng cấm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

ĐAU LÒNG NHƯNG PHẢI LÀM!

Từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm nhưng có hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đã bị thi hành kỷ luật là con số chưa từng có; trong đó có 4 Uỷ viên Trung ương Đảng đương nhiệm và 3 đồng chí trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương.

ĐAU LÒNG NHƯNG PHẢI LÀM!

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cho biết như vậy trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9, khóa XII.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục tinh thần không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ, năm 2018, đã xử lý nhiều cán bộ cấp cao, kể cả cán bộ nghỉ hưu, cán bộ trong các cơ quan bảo vệ, thực thi pháp luật, sĩ quan cấp tướng thuộc các lực lượng vũ trang, có những trường hợp bị tước các danh hiệu, xử lý hình sự.
“Thật đau lòng! Song vì sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, sự thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng cũng như ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và sẽ còn tiếp tục làm trong thời gian tới” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu.
Nhấn mạnh đây là bài học sâu sắc cần nghiêm túc rút kinh nghiệm chung đối với tất cả chúng ta, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị từng đồng chí Uỷ viên Trung ương và mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa để tránh đi vào vết xe đổ, gây ra những hậu quả, tổn thất không đáng có đối với Đảng, đất nước và nhân dân, để lại nỗi đau khôn lường đối với người thân, gia đình, đồng chí, bè bạn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, mỗi người chúng ta cần luôn ghi nhớ trong tâm khảm của mình rằng, lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân, của Đảng là tối thượng và danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất đối với mỗi con người, trước hết là đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Chúng ta cũng đề phòng và kiên quyết bác bỏ những âm mưu, luận điệu sai trái của các phần tử xấu, thù địch xuyên tạc những việc làm chính đáng của chúng ta để kích động, hòng chia rẽ nội bộ ta./.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

KHÔNG CÓ "VÙNG CẤM"



Vừa qua, dư luận đánh giá cao về kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, nhất là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UBKT Trung ương đã kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm; trong đó có cả một số cán bộ cấp tướng. Điều đó chứng minh cho quan điểm của Đảng là không có “vùng cấm” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Có thể nói công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được Đảng ta quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong thời gian vừa qua và đã đạt nhiều kết quả tích cực, rõ nét. Cụ thể, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và 35 nghìn đảng viên vi phạm, trong đó có gần 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước gần 170 nghìn tỉ đồng, hơn 12 nghìn ha đất; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hơn 300 văn bản quản lý nhà nước không còn phù hợp trên các lĩnh vực; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân sai phạm, chuyển gần 200 vụ việc sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.


KHÔNG CÓ "VÙNG CẤM"

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra làm rõ nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, quyết định kỷ luật và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với nhiều cán bộ cao cấp và tổ chức đảng vi phạm, trong đó có cả đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị; kỷ luật cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng vũ trang; làm nghiêm từ trên xuống dưới... Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, để lại dấu ấn tốt được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.


Công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, rõ nét, được coi là điểm sáng trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian gần đây. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn; có lý, có tình; cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả.

Niềm tin và kỳ vọng của nhân dân tiếp tục được giữ vững và củng cố khi Kỳ họp thứ 28 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phát đi thông cáo về những vi phạm của các cán bộ lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Với những sai phạm đó Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng (Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2016 - 2021; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an, nhiệm kỳ 2010 - 2015). Đồng thời giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính và giáng cấp bậc hàm đối với đồng chí Bùi Văn Thành, bảo đảm đồng bộ, kịp thời, tương xứng với kỷ luật của Đảng theo quy định. Quyết định thi hành kỷ luật Thượng tướng Trần Việt Tân, nguyên Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2011 - 2016. Đồng thời giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính và giáng cấp bậc hàm đối với đồng chí Trần Việt Tân bảo đảm đồng bộ, kịp thời, tương xứng với kỷ luật của Đảng theo quy định.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Thượng tướng Phương Minh Hòa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nguyên Bí thư Đảng ủy - Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, nhiệm kỳ 2010 - 2015, bằng hình thức cảnh cáo.

Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận sai phạm của cá nhân một số sỹ quan cấp tướng Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. 

Cùng với đó, ngày 30/8, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã xét xử và công bố bản án đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Bắc Nam 79) và đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”. HĐXX tuyên phạt bị cáo Phan Văn Anh Vũ 9 năm tù giam. Hai đồng phạm: Bị cáo Phan Hữu Tuấn (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) bị tuyên phạt 7 năm tù; bị cáo Nguyễn Hữu Bách (nguyên cán bộ Bộ Công an) bị tuyên phạt 6 năm tù.

Ngày 30/8, Tòa án Quân khu 7 đã xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh Ngọc Hệ (biệt danh Út "trọc", sinh năm 1971, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng và 4 bị cáo khác liên quan đến những sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng cùng 3 đồng phạm khác cùng bị đưa ra xét xử về tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm: Trần Xuân Sơn (sinh năm 1986, nguyên Giám đốc Chi nhánh tại Bình Dương của Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng); Trần Văn Lâm (sinh năm 1977, nguyên Tổng Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng); Bùi Văn Tiệp (sinh năm 1957, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân, đã nghỉ hưu).

Những kết quả trên của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và UBKT Trung ương đã thể hiện rõ quan điểm “Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền”, góp phần nâng cao sức chiến đấu của Đảng và củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng./.

Nguyễn Minh

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Cơ quan kiểm tra, giám sát đã chủ động phát hiện sai phạm chưa?


Tại sao cả một tập thể, cả một tầng nấc, hệ thống thanh tra, kiểm tra dày đặc từ trên xuống dưới, từ dọc sang ngang vẫn không phát hiện được sai phạm?

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 27 thêm một lần nữa khiến người dân vững tin vào công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng ta. Nhưng qua đây cũng cho thấy, còn những băn khoăn, lo lắng nhất định trong một bộ phận đảng viên và người dân, rằng vì sao chỉ đến khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc, những góc khuất, những “dây nhợ” bám rễ, làm mục ruỗng cơ quan đơn vị, làm tha hóa cán bộ, bòn rút công sản lâu nay, mới được lộ sáng?

Cơ quan kiểm tra, giám sát đã chủ động phát hiện sai phạm chưa?
Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Sau những ồn ào, lo ngại, thậm chí có những lời gièm pha “chống tham nhũng đánh vào không trung”; tham nhũng vẫn duy trì ở mức “ổn định”. Thì nay, mỗi người dân và cả dư luận quốc tế luôn ngóng trông, đợi chờ vào mỗi kỳ họp cùng kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Không trông ngóng, đợi chờ sao được khi mỗi kỳ họp, mỗi kết luận được Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban ra đều chỉ đích danh từng tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có sai phạm và bị kỷ luật, bất kể là ai, về hưu hay đương chức, chức to hay chức nhỏ, diện Trung ương, Bộ, ngành quản lý hay cấp địa phương quản lý.

Những kết luận của kỳ họp lần thứ 27 vừa qua, thêm một lần nữa chứng minh một điều rằng, không có vùng cấm, không có khoảng tối, càng không có khái niệm “lĩnh vực nhạy cảm” trong phòng chống tham nhũng. Mọi sai phạm từ lâu hay vừa xảy ra, bất kể cấp nào, ngành nghề lĩnh vực nào, khi “thượng phương bảo kiếm” soi tới, mọi việc đều sẽ tỏ tường. Ngay cả những lĩnh vực được coi là nhạy cảm như “công an, quân đội”, “đội mũ” bí mật quốc gia, luôn tưởng chừng “bất khả xâm phạm” nay phát hiện sai phạm đều được xử lý công khai trước toàn Đảng và công bố rộng rãi trước toàn dân.

Dư luận nhân dân và đảng viên từ chỗ băn khoăn, nghe ngóng về lời tuyên bố phòng chống tham nhũng của Đảng khi “nói nhiều mà chẳng làm được bao nhiêu”, dần sang đến “bán tín, bán nghi, chờ đợi”, nay đến ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối vào quyết tâm chống tham nhũng tới cùng của Đảng ta.

Tất nhiên những kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới chỉ là bước đầu. Rồi đây hai tướng trong quân đội sai phạm nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật là sai phạm gì; ký vượt thẩm quyền cho phép tư nhân kinh doanh nhà hàng, quán bar, sân bóng đá, trung tâm thương mại ở những đâu, giai đoạn nào sẽ được Bộ Quốc phòng cùng cơ quan hành pháp, tư pháp làm rõ. Thậm chí, những quyết định sai phạm đó giờ phải thu hồi ra sao, lấy lại tài sản công là đất đai và cả tiền bạc công cho nhà nước là bao nhiêu. Vụ AVG hay vụ bán đất công của công ty Tân Thuận ở TPHCM là một ví dụ sinh động về việc thu hồi tài sản công cho Nhà nước, cho nhân dân!

Đó mới là cái đích hướng tới. Đó mới là cái toàn dân mong chờ. Bởi như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, phải làm sao, mỗi cán bộ đảng viên không được tơ tưởng tới một xu của công, của ngân sách. Sai phạm phải bị trừng trị, cái xấu xa phải bị nhân dân căm ghét.

Một điểm nữa cũng cần lưu tâm là, dù đồng tình cao với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật và kiến nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật cán bộ thuộc diện trung ương quản lý, song dư luận cũng băn khoăn: Tại sao, phải đến khi các cơ quan Trung ương vào cuộc, mọi chuyện mới rõ ràng.

Việc phải đến khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc kiểm tra mới "lộ sáng" những góc khuất ở các cơ quan đơn vị khiến nhiều người đặt câu hỏi: Cơ quan thanh tra, kiểm tra ở cơ sở đã thật sự chủ động phát hiện sai phạm chưa, nhất là sai phạm của người đứng đầu hay còn nể nang, né tránh, hoặc không đủ bản lĩnh, dũng khí?! Có hay không việc bao che cho sai phạm, thậm chí có những quyền lực vô hình làm tê liệt hệ thống thanh tra, kiểm tra ở cơ sở.

Những câu hỏi, những băn khoăn, nghi ngại của người dân, đảng viên không phải là không có cơ sở. Bởi ở mỗi đơn vị, có cá nhân khiếm khuyết, yếu kém có thể hiểu được, nhưng cả một tập thể, cả một tầng nấc, hệ thống thanh tra, kiểm tra dày đặc từ trên xuống dưới, từ dọc sang ngang vẫn không phát hiện được ra, thì đó khó có thể biện minh rằng yếu kém, năng lực có hạn, mà ít nhiều phải có bóng dáng của một bàn tay quyền lực trong đó làm vô hiệu hóa hệ thống kiểm tra, giám sát.

Người dân đợi chờ và mong mỏi như tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng, cấp nào không phát hiện được sai phạm, tham nhũng, để cấp trên phát hiện xử lý thì người đứng đầu cấp đó, cả người đứng đầu của địa phương, bộ ngành lẫn người đứng đầu cơ quan thanh kiểm tra đó, phải chịu trách nhiệm. Chỉ có kỷ luật thép và công khai trước toàn dân về xử lý sai phạm đó, bất kể các cấp mới thực sự làm người dân thỏa mãn, Đảng ta mới thực sự hài lòng về công tác diệt trừ giặc nội xâm hiện nay./.