KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo Báo chí Kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Thưa Phó giáo sư- Tiến sĩ Bùi Hiền!

Đầu tiên cháu cảm ơn tâm huyết 40 năm nghiên cứu ngôn ngữ Tiếng Việt của Phó giáo sư- Tiến sĩ.
Thưa PGS-TS Bùi Hiền, cháu không phải là giới nghiên cứu. Cháu chỉ là anh lính canh trời trong QĐND Việt Nam, nhưng thú thật với PGS-TS Bùi Hiền, mấy hôm nay cháu và mọi người bất an quá. Thậm chí rất bức xúc, rất giận PGS-TS, PGS-TS Bùi Hiền có biết không?
Đôi lúc cháu cũng đã nghĩ ngược lại suy nghĩ của quần chúng xem như thế nào? Nghĩa là cháu liên hệ với các phát minh trên thế giới, trước kia người ta bảo rằng đấy là điên rồ. Nhưng sau đấy lại là công trình vĩ đại được ứng dụng cho nhân loại.
Nhưng PGS-TS Bùi Hiền thấy đấy, những nhà khoa học đi ngược lại suy nghĩ của mọi người là rất hạn hữu. Thường thì các phát minh ấy dù có đi ngược lại suy nghĩ của số đông nhưng nó không động chạm vào tình cảm, tư tưởng, PGS-TS Bùi Hiền ạ!
Cái quan trọng nhất ở việc thay đổi chữ viết là thay đổi tư duy nhận thức khi con chữ không đồng nhất được với suy nghĩ. Làm sao toàn thể đồng bào chấp nhận được cách viết một đường nhưng lại hiểu nghĩa một nẻo. Cháu lấy ví dụ: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Nhưng khi thay bằng cách viết của PGS-TS thì thành: Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.
Thật trớ trêu, hại não vô cùng khi đọc mà không thể đồng nhất được nhận thức ngữ nghĩa qua cách viết mới, Phó giáo sư ạ. Thưa PGS-TS, cách viết vậy sao giống cách viết sáng chế chữ viết của tuổi teen quá vậy? Đọc chữ mới mất đi ngữ nghĩa, thậm chí là biến thành từ cọc cằn, tục tĩu...
Ví dụ như: Cô gái nắm chặt anh/ Cô gái giữ chặt, siết chặt anh ấy/ Cô gái rú to kinh hãi, hét lên/ Cô ấy đang gặp phải trục trặc lớn.
Nhưng cách viết của PGS-TS sẽ thành: Kô gái nắm cặt an'/ Kô gái giữ cặt xiết cặt an' ấy/ Kô giá zú to kin' hãi, wét lên / "Kô ấy đag gặp fải cuk cak lớn. Thưa giáo sư, chữ nghĩa đấy làm sao không sinh ra hiểu nhầm tai hại, tục tĩu được chứ?
PGS-TS nói là tiết kiệm được một ít giấy, một ít thời gian? Nhưng PGS-TS không tính của cải, mồ hôi, nước mắt và cả máu để làm công tác xoá mù chữ cho toàn dân từ năm 1945 đến nay hay không?
PGS-TS có biết rằng trước đấy, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân, toàn dân không biết chữ để buộc ta phải chui háng của chúng, phục dịch Pháp, chúng làm cho nhân dân ta bĩ cực, không dám nghĩ đến phẩm hạnh, phẩm giá dân tộc mình.
Thưa, may phúc cho dân tộc ta có Bác Hồ, có Đảng Cộng Sản lãnh đạo phong trào cách mạng, khai sinh ra Nước VNDCCH nay là CHXHCN VN. Cũng trong năm 1945 Bác Hồ của chúng ta đã ra lệnh phải tiêu diệt giặc đói, giặc dốt. Bác đã gầy dựng phong trào, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tỉ mỉ tiến độ các lớp Bình dân học vụ, nhằm phổ cập chữ Quốc ngữ. Từ ngày Bác mất đến nay, chúng ta đã vâng lời của Người, đã đạt được nhiều thành quả trong sự nghiệp trồng người.
Thế nhưng, vẫn còn đâu đó trẻ em vùng cao khó nhọc cõng chữ, thất học, không biết viết. Bây giờ, nếu, với cái đề án chữ mới này, nếu được thông qua, thì không chỉ đâu đó vùng cao, mà toàn dân bỗng dưngmù chữ vì phải đi học lại chữ mới của PGS-TS đề xuất? Chưa kể là thay tên nước, thay đổi cả hiến pháp, hệ thống văn bản trong tất cả các ngành và thay đổi cả đồng tiền. Điều đó thiệt hại quá sức chịu đựng về vật chất, tinh thần....
Thưa, chữ Tổ Quốc và tổ cuốc đọc thấy đồng âm uốc nhưng cách đọc rất khác và nó có ra nghĩa giống nhau đâu? Ngôn ngữ nước nào chả có đầy chữ đọc từa tựa giống nhau?
Tiếng Trung hayTiếng Nga, Tiếng Đức hay Tiếng Nhật, Tiếng Pháp hay Tiếng Bồ Đào Nha cũng có những chữ, từ viết giống nhau nhưng đọc khác nhau đó thôi. Vậy nên bắt buộc phải ghi nhớ là khi nào viết là Quốc và khi nào viết là cuốc. Giống như động từ bất quy tắc trong Tiếng Anh đấy, thưa giáo sư?
Trong khoa học quân sự, ngôn ngữ cũng là ký tín hiệu mật mã, phải chăng giáo sư đang muốn đưa ra đề án dạy mật mã quân sự cho toàn dân?
PGS-TS Bùi Hiền thấy đấy, gần 100 triệu đồng bào trong và ngoài nước "sốc phản vệ" trước cái đề án của giáo sư. Thưa PGS-TS, cái gốc của con người là văn hóa. Văn hóa bao hàm hết thảy mọi lĩnh vực: Lịch sử, văn học, toán học, vật lý, hóa học, sinh học, đạo đức, pháp luật...v..v..
Hết thảy bao trùm là dùng bằng ngôn ngữ để biểu đạt, lưu trữ, chuyển tiếp có hệ thống chắc chắn. Nhưng khi thay bằng cách viết khác, hệ thống văn hóa sẽ bị phá vỡ kéo theo nhiều hệ lụy...
Mấy hôm nay cháu im lặng, nhưng giờ không thể im lặng được khi truyền thông có xu hướng cổ súy cách viết mới. PGS-TS Bùi Hiền có nghĩ rằng, cái đề án chữ viết mới là phá vỡ tư tưởng, ý chí, tình cảm, làm lụn bại tinh hoa văn hóa, lụn bại cốt cách con người Việt Nam hay không? Đập bỏ văn hóa, đốt lịch sử nghĩa là đang tự chuốc họa diệt vong giáo sư biết rõ điều đó mà?
Thưa PGS-TS Bùi Hiền công lao của giáo sư với sinh viên sư phạm rất lớn, điều đó là hiển nhiên. Tại sao Phó giáo sư không an hưởng thành quả cuộc đời mà lại thích quăng bom chữ nghĩa lạc hồn? Đồng bào đang bị khủng bố tinh thần đấy Phó giáo sư biết không?
PGS-TS Bùi Hiền và Tiến sĩ văn học Đoàn Hương rủ nhau chường mặt lên truyền hình nói: Cái đám đông hùa nhau ném đá là vô văn hóa? Thưa, cái đám đông này là ai? Sao hai vị lại dám dùng từ ngỗ ngược, xấc xược, miệt thị quần chúng nhân dân vậy hả? Hả?
Tiếng nói, chữ viết, câu văn, bình luận, ca dao tục ngữ là tiếng của bà ru, tiếng à ơi đưa võng của mẹ, tiếng dạy dỗ của cha, tiếng của Tổ tiên, tiếng nước Nam mấy ngàn năm vọng về. Để dân tộc bé nhỏ này trường tồn, để dặn con cháu chúng ta rằng, nếu rơi vào tình huống buộc phải tự vệ, thì thà: Vong mệnh tồn tâm, vong thần tồn chủ...
Ngôn ngữ của nước mình là quốc hồn dân tộc. Là tiếng của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo ấm nồng huyết quản hậu thế: Càn khôn bĩ rồi lại thái/ Nhật nguyệt hối rồi lại minh/ Muôn thuở nền thái bình vững chắc/ Âu cũng nhờ trời đất tổ tông...Vậy mà, các vị nỡ nào quên tiếng Nước Nam. Các vị bênh cho nhau, ngụy biện đến mức trơ trẽn và dám cao ngạo xúc phạm cảm xúc của hàng triệu người rồi đấy. Nhân dân minh triết, thông tuệ và có văn hóa chứ đâu phải bị thần kinh?
Nếu nhân dân vô văn hóa, đồng nghĩa với mất gốc, thì, qua 1000 năm Bắc thuộc và hơn 100 năm Tây lông xâm lược chà đạp, dân tộc Âu Lạc, con cháu Vua Hùng đã bị diệt chủng và mất nước lâu rồi, chứ đâu còn tên nước Việt Nam đầy kiêu hãnh, quá đổi mến yêu như bây giờ?
Chính hai vị đang khủng bố tinh thần nhân dân bằng cái đề án động trời, đối chọi tâm tư nhân dân ắt sẽ có sự phản kháng. Kiểu như khi thấy con trăn đói lao vào tấn công, người ta sẽ nhanh chóng chộp lấy khúc cây. Mặc dù họ không muốn sát sinh bất kỳ con gì, nhưng vì buộc phải tự vệ, điều đó là đúng.
Bởi, con trăn đói hung hãn kia được ngụy trang dáng trườn êm dịu, cũng như giặc nội xâm đội lốt công thần trí thức, âm thầm phá hoại văn hóa, xét lại lịch sử làm rối loạn nhân tâm của đồng bào. Loại giặc nội xâm này rất nguy hiểm, là phản động...thưa PGS-TS Bùi Hiền và Tiến sĩ văn học Đoàn Hương.
Theo FB Hoàng Hải Lý
Trường Sĩ quan Không quân

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

RFA: HÃY XEM CÁCH ỨNG XỬ CỦA TÒA ÁN CAMPUCHIA LÀM BÀI HỌC

Lâu này chuyện RFA lợi dụng việc đưa tin để chống phá, gây phương hại đến lợi ích của một số quốc gia mà họ xem là mục tiêu không còn là chuyện gì đó quá lạ! Tuy nhiên, điều đáng tiếc là không phải ở đâu, khi nào những hành vi vi phạm pháp luật đó cũng bị nhận diện và xử lý nghiêm minh như tại Campchia. 



Theo hãng tin Deutsche Welle (Đức): Ngày 14/11 vừa qua nhà chức trách Campuchia đã bắt quả tang hai trường hợp là Uon Chhin và Yeang Sothearin khi hai người này đang gửi bài viết chứa “thông tin gây hại về quốc phòng” cho Đài Châu Á tự do – RFA. Sau đó, ngày 18/11 Toà án Campuchia cáo buộc hai người trên phạm tội gián điệp và cáo buộc này có thể dẫn tới án tù 15 năm cho mỗi người. Được biết, Uon Chhin và Yeang Sothearin từng làm việc cho RFA trước khi Văn phòng RFA chi nhánh Phnom Penh bị đóng cửa vào tháng 9 vừa qua". 

Qua một số tài liệu thì RFA được lập trong thời chiến tranh lạnh (1950) và hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Cục tình báo trung ương Mỹ - CIA và lấy nguồn ngân sách từ Quốc hội Mỹ. Mục tiêu là tuyên truyền đường lối của Mỹ bằng tiếng địa phương đến các quốc gia Mỹ xem là kẻ thù (đặc biệt là Liên Xô trước đây). Việt Nam cùng một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào cũng là những mục tiêu được RFA hướng đến trong chiến dịch sử dụng tuyên truyền để chống phá của mình. Tại Việt Nam, dù không có văn phòng đại diện trong nước nhưng RFA thông qua nhiều cách thức khác nhau mà phổ biến là thường xuyên đăng tải nhiều bài viết vu khống, bôi nhọ hình ảnh đất nước Việt Nam, Nhà nước Việt Nam nhằm hạ thấp vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế trên mạng Internet; móc nối liên hệ phỏng vấn các cá nhân trong nước mà đa phần là các đối tượng phản động có số má... Điển hình, mới đây dù biết chuyện ông Nguyễn Khắc Thủy trước khi xử lý hình sự với tội danh dâm ô với bản án 03 năm tù giam thì ông ta đã ít nhất bị khai trừ đảng nhưng thông qua việc phỏng vấn JB Nguyễn Hữu Vinh (GX Thái Hà, Hà Nội). Nhà đài này đã cố tình lèo lái câu chuyện sang hướng khác; đồng nghĩa việc đốt thẻ đảng của ông Thủy với việc ngày càng có nhiều đảng viên bất mãn với đảng cộng sản và chế độ hiện thời tại Việt Nam: 
"Hẳn là người dân sẽ không nghi ngờ rằng vụ án sẽ được điều tra nhanh hơn, tội ác sẽ được xét xử sớm hơn, minh bạch rõ ràng và thích đáng hơn cho tội phạm này nếu (vẫn là chữ nếu) Nguyễn Khắc Thủy không phải là đảng viên, nguyên Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh BR-VT. Nếu Nguyễn Khắc Thủy không mang theo chữ "nguyên" mà là đảng viên đương chức, hẳn lão sẽ không phải hầu tòa hôm nay. Bởi tiền và quyền sẽ cứu lão khỏi cái án này. Hoặc cũng có thể nếu không có chữ "nguyên" thì chắc lão có đầy các nhân viên chân dài, đầy các cháu măng tơ để lão giải sầu mà không cần phải có hành động dâm ô với trẻ nhỏ. Nhưng, cho đến khi mang chữ "nguyên" khó chịu kia, lão vẫn không sợ luật pháp, có lẽ cái thẻ đảng với 51 tuổi đảng kia đã làm lão quá tự tin?". "Những vụ việc xâm hại các bé gái, tội ấu dâm, hiếp dâm... trong xã hội Việt Nam không phải là hiện tượng hiếm. Sở dĩ nó tồn tại và ngày càng phát triển chỉ vì luật pháp đã không nghiêm trong một hệ thống chính trị mục rã, đạo đức xã hội suy đồi. Và qua đó như sự dung túng cho việc xâm hại ngày càng rộng rãi mà không bị trừng trị".

So với Campuchia thì việc thực hiện việc xử lý FRA tại Việt Nam sẽ không dễ dàng gì! Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không thực hiện. Mọi chế độ luôn biết tự bảo vệ mình trước những nguy cơ đe dọa. Với những gì đang tiếp diễn và thực hiện thì không loại trừ sẽ có lúc RFA sẽ phải trả giá cho những gì mình gây ra! Hi vọng việc bị chính quyền Campuchia xử lý đối với 02 Phóng viên của mình sẽ khiến RFA rút ra bài học kinh nghiệm xương máu! 

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Đoan Trang- "Nhà zân chủ cuội"

" Nhà dân chủ cuội" Đoan Trang

"Blogger Đoan Trang, cựu nhà báo, nhân viên của Trịnh Hội – VOICE mới đây đã có lời khẩn cầu thống thiết trên mạng Internet “NẾU CÓ YÊU TÔI…Thì xin hãy đọc cuốn sách này, “Chính trị bình dân”, ngay lập tức có rất nhiều “nhà dân chủ” hưởng ứng, tham gia vận động cùng, trong đó phải kể đến một số tên tuổi như: Chủ tịch VOICE Trịnh Hội (sếp cũ của Trang thời tham gia huấn luyện về xã hội dân sự ở VOICE), Trịnh Hữu Long (sếp mới đang là chủ tịch Luật Khoa tạp chí nơi Đoan Trang biên tập bài vở), Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân Nguyễn Quốc Quân (xin học bổng cho khóa học Chính sách công của Đoan Trang ở Mỹ và “giúp đỡ” cô trong những ngày “bôn ba”), Phạm Lê Vương Các (từng được học với Đoan Trang ở VOICE và “bôn ba tìm đường cứu nước” ở các văn phòng dân biểu, tổ chức nhân quyền quốc tế)…cùng với đó là đài RFA quảng bá và hàng trăm website “lề dân” tiếp sóng!



Quyển sách của Đoan Trang được admin nhóm “Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang” mô tả là phần lớn nội dung nằm trên WIKIPEDIA (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt) và bản thân Đoan Trang thừa nhận ở phần đầu, đó chỉ là “sách nhập môn về chính trị học”, “sử dụng tài liệu tham khảo là cuốn sách giáo khoa về chính trị của Mỹ, Anh, Ấn, Phi”, ấy mà được truyền bá là “tác phẩm”, “tâm huyết”… rất đáng đọc, khai trí cho dân Việt! Tuy chỉ có thế nhưng mỗi “nhà zân chủ” một cách đều sáng tạo ra cách để vận động mọi người “yêu Đoan Trang” sáng tạo nhất, kiểu như Phạm Lê Vương Các gây ấn tượng bằng mô tả Đoan Trang bị què chân ra sao, tâm huyết thế nào rồi sau đó mới đến giới thiệu phần nội dung cuốn sách…

Đặt tên cho chiêu thức bán sách này là “Đổi tình yêu lấy tiền”, admin Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang bình luận: “Có thể nói "Chính trị bình dân" chỉ đơn giản là một cách kiếm tiền của Đoan Trang. Đoan Trang biết rằng các nhà dân chủ vốn thiếu thốn kiến thức, nên cô đã đánh vào phân khúc thị trường đang được coi trọng này. Cô bỏ công ra viết những kiến thức mà người ta có thể lên Wikipedia để đọc. Với cuốn sách này, cô bóp méo các kiến thức căn bản theo hướng cô đang làm. Sau đó bán cuốn sách với giá cắt cổ. Các bạn sẽ thấy rằng cuốn sách của cô là "chính trị bình dân" nhưng giá không hề "bình dân". Giá của nó trên Amazon là 18USD (mà chỉ có hơn 300 trang), tương đương với 400.000 tiền Việt , đắt ngang những cuốn sách kinh điển bìa cứng được bán trên Amazon với dung lượng có thể lên đến 7-900 trang. Có loại sách cho "bình dân" nào được bán với giá ấy không? Xin thưa là không! 

Hơn nữa, hãy để ý tên Nhà Xuất bản: Nhà Xuất Bản Giấy Vụn. Nhà xuất bản này chuyên in sách lậu trong nước với giá thành khá rẻ và phát hành đến tận tay người đọc. Cuốn sách bán trên Amazon chỉ là một trò truyền thông để hợp thức hóa việc Đoan Trang và Nhà xuất bản Giấy Vụn sẽ in lậu và bán sách trong nước. Đây là mới khoản lãi lớn, bởi vì giá in thì thấp, tiết kiệm được phí ship mà giá thành thì vẫn theo mức của Amazon. Trên thực tế, một quyển như "Chính trị bình dân" của Đoan Trang chỉ nên được bán ở Việt Nam với giá 50.000 và trên Amazon với giá 3USD”. 

Thực tế, Amazon là cái chợ tạp phẩm giống Muaban.net hay batdongsan.com… ở Việt Nam. Người bán đăng “hàng hóa” của mình lên “chợ”, nơi bán chẳng quan tâm người bán viết gì, mời chào món hàng như thế nào, cứ ăn chia theo tỷ lệ thỏa thuận, thông thường là 30% cho nơi bán, 70 % cho người bán. Đồng nghĩa, nếu ai “yêu Đoan Trang” mua sách cho cô ấy thì trừ 2 USD phí in sách, Đoan Trang được nhận 70% từ 16 USD lợi nhuận (từ 11,2 USD, tương đương 240 ngàn VNĐ); hoặc từ 70% của 5 USD ebook (tương đương 3,5 USD, tức 80 ngàn VNĐ). Quả thực “kinh doanh” thế này thì siêu lợi nhuận. So sánh với một số dòng sách chính trị như cuốn “Một số trào lưu triết học và tư tưởng chính trị phương Tây đương đại” được biên tập viết công phu về các dòng chính trị phương Tây một cách khoa học, bài bản, mất tiền xin duyệt, cấp phép, chi phát hành… đủ kiểu mới có 80 ngàn VNĐ! Bản ebook thì lên những web như Sách Việt mua 300 ngàn được cả mớ hàng trăm cuốn chính trị, đọc nhòe!!! 

Giải thích nguyên nhân của việc tổ chức chiến dịch PR sách điêu luyện này, theo admin Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang cho rằng “Sau những vụ tai tiếng về tài chính của giới dân chủ, lượng tiền từ hải ngoại gửi về trong nước ngày một ít. Thêm nữa, chính quyền của Trump và chính sách cứng rắn chỉ tập trung vực dậy nước Mỹ đã khiến cho các tổ chức chống Cộng ở Việt Nam... "đói rã họng". Biểu hiện của việc "đói rã họng" đó là từ sau cuộc biểu tình cá rầm rộ (mà các nhà biểu tình được đầu tư khủng từ nước ngoài), chẳng một hoạt động dân chủ nào được triển khai. Các nhà dân chủ phải làm Blog chửi bậy trên Youtube để kiếm quảng cáo, hoặc đi trồng rau, nuôi vịt để kiếm cơm...v...v... Đoan Trang và đội nhóm "Vì một Hà Nội xanh" của cô cũng ở trong tình trạng ấy. Thế nên Đoan Trang phải tìm cách để kiếm thêm tiền, và một trong các cách xoay sở là viết và bán sách trên Amazon.” 

Qua tìm hiểu khám phá ra rằng, trước cuốn “Chính trị bình dân”, Đoan Trang đã đăng mấy đầu sách bán trên Amazon, nhưng đúng là “ma nó mua”, lèo teo 1,2 vị khách (theo thống kê phía dưới), thậm chí có cuốn đăng cả năm chưa thấy dấu hiệu “thương mại”. Có lẽ kênh Amazon giúp giới zân chủ như Đoan Trang xây dựng thương hiệu “xuất bản” nhiều đầu sách, nhưng kiếm tiền thì vô cùng khó khăn. Ầm ĩ gây tranh cãi rộn ràng như cuốn Bên thắng cuộc của Huy San – cũng mới bán được 80 cuốn trên Amazon đủ cho thấy Đoan Trang làm gì có cửa! 

Vậy nên, có ai yêu Đoan Trang, hãy mua sách giúp cô ấy!hehe"

Theo Loaphuong.org

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Tư liệu, thư tịch của Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam- Kỳ 2:Hoàng Sa,Trường Sa không được đề cập trong các sách lịch sử Trung Quốc

Những khảo cứu về tài liệu, thư tịch cổ do người Trung Hoa ghi lại trong chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỉ, từ thời nhà Tần (năm 221 tr.CN) đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.



Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.

Thời kỳ từ năm 785 đến 805, dưới thời nhà Đường, Giã Đam làm sách Tứ di lộ trình ghi đường từ Quảng Châu đến Một Lai (Malabar), không thấy đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Giã Đam ghi hết những núi, đảo cho khỏi lạc đường như:
-Đồ Môn Sơn, tức mũi Bắc Hương Cảng.
- Cửu Chân Thạch là mũi Đông Bắc Hải Nam.
- Tượng Thạch là đảo Tinh Sa ở phía Nam đảo Hải Nam.
- Lãng Sơn là núi ở vùng Sa Huỳnh.
- Môn Độc là núi ở Quy Nhơn.
- Quân đột lộng (Tiếng Ai Cập là Kundurang).
- Kha Lăng là Qua Oa (Java),vv...
Cũng dưới thời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ văn chí đề cập tới cuốn Giao Châu dị vật chí của Dương Phù chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị ở Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền đại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh ngoại đại đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Châu Chỉ Dương". Chư phiên đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương. Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ thời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác, Trung Quốc gọi là Phiên Quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
Đến thế kỷ XII, sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư phiên chí đã xác nhận nhiều sự kiện ịch sử quan trọng từ đời nhà Hán. Theo đó, năm 111 tr.CN, sau khi thôn tính Nam Việt, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam).
Sách Chư phiên chí cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không thể đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư phiên chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Mông-Nguyên xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông tiến (đánh Nhật Bản) của đội quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.
Đầu thế kỷ XV, Minh Thành Tổ cử đô đốc Thái giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường tơ lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phí Tín và Mã Hoan được tháp tùng hai chuyến đi này. Phí Tín làm sách Tinh tra thắng lãm, Mã Hoan làm sách Doanh nhai thắng lãm, câu cách ngôn hàng hải: "Thượng phạ Thất Châu, hạ phạ Côn Lôn" được lan truyền rộng rãi.
Nôi dung câu cách ngôn như sau:
Thượng phạ Thất Châu,
Hạ phạ Côn Lôn,
Châm mê đà nhất
Nhân thuyền mạc tồn
Có nghĩa là:
Trên thì sợ vũng Thất Châu
Xuống đàng dưới nữa lại sầu Côn Lôn.
La bàn kim lạc lối mòn,
Thuyền chìm, người mất, có còn gì đâu?
Phí Tín và Mã Hoan đi đến đâu thì ghi lại đến đấy. Vùng biển Hoàng Sa gọi là Thất Châu dương vì có 7 hòn đảo nổi trên mặt nước. Vùng biển Côn Lôn (ngày xưa Côn Lôn bao gồm cả Trường Sa) gọi là Côn Lôn dương, phải đi 7 ngày mới qua được hết. Phí Tín ghi chép về Côn Lôn như sau:
"Kỳ Sơn tuyết nhiên doanh hài chi trung, dữ Chiêm Thành cập Đông, Tây Trúc đỉnh trỉ tương vọng. Sơn cao nhi phương, căn bàn quản viễn, Hải nhân danh viết Côn Lôn dương. Phàm vãng Tây dương thương phiến chi bạc, tất đãi thuận phong, thất trú dạ khả quá."
Được dịch như sau:
" Núi đứng sừng sững giữa vùng biển rộng, cùng Chiêm Thành và các đảo Đông, Tây Trúc nhìn nhau như thế chân vạc. Núi cao mà vuông, gốc lan xa rộng, người biển gọi là Côn Lôn. Phàm các thuyền đến Tây dương buôn bán, phải đợi gió thuận, bảy ngày bảy đêm mới qua khỏi".
Trên thực tế, đoàn thuyền của Trịnh Hòa không chỉ đi qua một vùng biển bao quanh đảo Poulo Condore (Côn Lôn hay đảo Bầu Bí, theo tiếng người biển Orang lot Mã Lai) à phải dọc Biển Đông qua vùng biển "Vạn lý thạch sàng" (giường đá vạn dặm) đã được miêu tả trong Chư phiên chí để qua khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn củ Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
Trong các cuốn sách của Mã Hoan, Phí Tín không thấy có một câu nào, một chữ nào nói đến việc Trịnh Hòa dùng tên mình dặt cho một vùng san hô mà sau này người phương Tây gọi là Tizard cả. (Còn nữa)
Theo Báo điện tử Tri thức trẻ

Tư liệu, thư tịch của Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam- Kỳ 1:Hoàng Sa,Trường Sa không được đề cập trong các sách lịch sử Trung Quốc

Những khảo cứu về tài liệu, thư tịch cổ do người Trung Hoa ghi lại trong chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỉ, từ thời nhà Tần (năm 221 tr.CN) đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan

Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt chiều dài lịch sử 22 thế kỷ, từ đời nhà Tần (năm 221 tr.CN) - khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc đến năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa ra đời, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải, sách Hải quốc kiến văn lục của Trung Quốc đời Thanh gọi biển này là Việt Hải hay Việt Dương) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo lịch sử của Trung Quốc, 221 tr.CN, Tần Doanh Chính sau khi thống nhất Trung Quốc lên ngôi với hiệu Tần Thủy Hoàng. Năm 218 tr.CN, Tần Thủy Hoàng tiến hành chinh phục phương Nam và năm 214 tr.CN xâm lược Văn Lang - Âu Lạc (Việt Nam ngày nay). Cuộc chiến đấu của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc kéo dài từ năm 214 tr.CN đến năm 208 tr.CN giành thắng lợi vẻ vang. Cuộc chiến đấu đó chỉ diễn ra ở phía Bắc lưu vực sông Hồng của lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc . Vì vậy, quân Tần chưa thể đặt chân lên lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc ở vùng Nam sông Hồng nên không thể vượt biển để đến Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển khơi.
Đến năm 202 tr.CN, Lưu Bang, sau khi đàn áp được các thế lực đối lập, đã lập nhà Hán thay nhà Tần thống trị Trung Quốc. Tuy nhiên, do lo củng cố quyền lực triều đình, mãi đến đời Vũ Đế (141-87 tr.CN), vua nhà Hán mới lo đến việc mở rộng đất về phương Nam. Trong 2 năm 112 - 111 trc.CN, quân Hán đánh chiếm Nam Việt, chiếm thành Phiên Ngung (Quảng Châu); năm 110 tr.CN, quân Hán chinh phục Mân Việt. Tuy nhiên, các chiến thuyền của nhà Tây Hán chưa xuống quá Quảng Châu.
Sau khi chinh phục Nam Việt, nhà Hán thay thế nhà Triệu thống trị Âu Lạc. Ngoài 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân được nhà Triệu lập năm 179 tr.CN, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam, là vùng đất từ Hoành Sơn (Quảng Bình) đến Quảng Nam, Bình Định ngày nay. Quận Nhật Nam lúc bấy giờ gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỷ Cảnh (hay Tỷ Ảnh), Lô Dung và Tượng Lâm (Theo Tiền Hán thư, q.28, tờ 10b).
 Tuy chiếm được ba nước Việt (ba nước Việt được thành lập ở Tây Ngạn Nam Hải đầu đời Tây Hán là Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt), song từ lúc chiếm đến khi bị mất ngôi, nhà Tây Hán không có một chút thế lực gì trên biển ở khu vực dưới vĩ độ 20Bắc.
Trong thế kỷ thứ I trc.CN, quan lại nhà Tây Hán không trấn phục được được cư dân hai quận Chu Nhai, Đạm Nhĩ trên đảo Hải Nam do sự nổi dậy chống đối của dân Lê (Ly) và do quan quân nhà Tây Hán không quen thủy thổ, đau ốm, bệnh tật liên miên, đặt binh ít thì không đủ đàn áp, đặt binh nhiều thì tổn phí nặng nề, vì vậy, Già Quyên Chi khuyên vua Nguyên Đế rút quân khỏi đảo Hải Nam cho yên: Dân ấy mọi rợ, uống thuốc bằng mũi (ty ẩm), căng tai (đạm nhĩ), lấy sắc đen làm đẹp (nên Sở từ gọi Hải Nam là Huyền Quốc), trai gái tắm chung một dòng sông, không biết lễ nghĩa là gì, đâu có đáng cho thánh triều giáo hóa (theo Lam Giang: "Những dân tộc đầu tiên biết rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Đông Hải" ).
Đến đầu công nguyên, lúc nhà Hán mất ngôi, ảnh hưởng của nhà Hán ở Đông Hải chỉ đến vùng Phúc Kiến, Quảng Châu, còn ở vùng Hải Nam, họ đã phải rút lui vì không có khả năng thiết lập chế độ cai trị.
Trong khi đó, năm 40 sau Công nguyên, nhân dân Giao Chỉ dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa và giành độc lập trong 3 năm (từ năm 40 đến năm 43).
Sau nhiều cuộc khởi nghĩa giành quyền độc lập bị thất bại trước đó, năm 192, nhân dân Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên (có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt, hay Khu Vương) nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi và lập nên nước Lâm Ấp ( Chiêm Thành). Nước Chiêm Thành là một quốc gia mạnh lúc bấy giờ, có quan hệ mật thiết với các triều đại Trung Hoa là Hán, Đường. Đến thời Tống, để kiềm chế Đại Việt, nhà Tống kết nghĩa, mở rộng buôn bán với Chiêm Thành và các nước Côn Lôn (Tất cả các thứ dân ở Đông Hải đều được gọi là Côn Lôn: Chiêm Thành là Côn Lôn, Chân Lạp, Qua Oa đều được gọi là Côn Lôn). Việc Vương quốc Chiêm Thành phát triển phồn thịnh và hùng mạnh thời kỳ này chứng tỏ họ là cư dân có vai trò quan trọng trên Biển Đông. Những quần đảo Hoàng Sa, Côn Lôn (có cả Trường Sa) vốn là địa bàn ngư nghiệp của người Chăm và chính họ đã thực hiện quyền chiếm hữu. Dấu tích để lại là tượng Chăm mà người Pháp sau này đã phát hiện được ở bờ phía Bắc đảo Pattale (người Pháp tính đưa về Bảo tàng Tourane ở Đà Nẵng, nhưng sau đó lại để y tại đảo). Do người Việt kế thừa hay thừa hưởng đương nhiên khi lãnh thổ Chămpa sáp nhập vào dư đồ nước Việt, vì vậy, người Việt cũng kế thừa người Chăm về quyền chiếm hữu và khai thác đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Giao Châu dị vật chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 sau CN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: "Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châu, thuyền lớn đi ra ngoài cõi, dưới thuyền găn lá sắt sẽ bị nhổ ra". Đến thời Tam Quốc (năm 220-265), Vạn Chấn viết cuốn Nam Châu dị vật chí có mô tả về các đảo đá và cát trên Biển Đông, có đoạn mô tả chỗ nước nông và có đá nam châm khiến cho tàu thuyền qua lại nguy hiểm, dễ bị chìm. Đây là những cuốn sách ghi chép những điều lạ ở nước ngoài, chứ không phải điều lạ ở Trung Quốc.
(Còn nữa)
Theo Báo điện tử Tri thức trẻ

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

"Thân Mỹ hay Thân Tàu là tốt ?



"Thân Mỹ hay Thân Tàu là tốt ? Tôi trả lời luôn :  
Đéo thân ai hết , ai cũng chơi chứ nhất quyết ko thân hay có ý định làm đồng mình với ai , thế cho nhanh
Trước hết, tôi ko bàn về cách tiếp đón 2 nguyên thủ Trump và Tập thế nào , vì xưa nay tôi chỉ bàn tầm vĩ mô, mấy cái trò tiếp đón kiểu như trải thảm đó hay bắn pháo chào mừng là cách đỗi đãi của các lãnh đạo đáp lễ , đó hoàn toàn mang tính hình thức, tôi ko quan tâm cho lắm
Sách trắng quốc phòng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nêu rõ : Việt Nam ko theo thằng nào, ko chống thằng nào và ko cho bất cứ thằng nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam , Việt Nam ủng hộ 1 nước Tàu thống nhất ko công nhận Đài Loan nhưng vẫn mở cửa cho Tàu con vào làm ăn mà anh Trung Hoa Đại Lục có nhìn thấy cũng ko làm gì đc , ủng hộ nhân dân Palestin nhưng mua tên của Israel , Viện trợ cho Bắc Hàn chơi với Nam Hàn, Ca ngợi quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ nhưng sẵn sàng đứng trước LHQ kêu gọi các nước đoàn kết chống lại nghị quyết trừng phạt Cuba của Mỹ .... Đấy đối tác toàn diện đấy, hỏi xem có đc bao nhiêu nước dám đứng lên như Việt Nam tuyên bố trước LHQ chống lại nghị quyết của Mỹ ?
Để làm đc điều đó ko sứt mẻ tình cảm anh em, ko mất đi tình bằng hữu quốc tế thì tính độc lập tự cường của Việt Nam đc thể hiện rõ trong quan điểm nhất quán của nhà nước và chính phủ , cũng như sự chỉ đạo và tài ngoại giao , tôi nói qua như vậy cho các bạn biết về chính sách của Việt Nam đối với thế giới để các bạn hiểu rõ cái tầm cái đã mới nói chuyện khác đc
1 số bạn lý luận trên Facebook rằng ơ kìa , Tàu nó gây hấn với ta ta thân Mỹ để chống tàu , tôi đánh giá nhãn quan chính trị của những bạn này là cực kỳ kém cỏi , 1 bên là rắn hổ chúa 1 bên là rắn cạp nong bạn nhảy về hướng nào cũng đều bị đớp chết , Bạn thân Mỹ để chống tàu ư ? GDP đầu người các bạn đc bao nhiêu ? Lợi ích các bạn đc bao nhiêu mà đòi Mỹ đánh đổi lợi ích của nó chỉ vì các bạn , Tư Bản Chủ Nghĩa đéo có bao giờ có khái niệm cho ko , nó chỉ có lợi ích của nó là vĩnh cửu
Các bạn nói các bạn có tinh thần dân tộc , Trung Hoa ko có tinh thần dân tộc chắc ? Các bạn nói các bạn ko sợ Trung Quốc vậy Trung Quốc nó sợ các bạn chắc ? Hả ? Các bạn nói các bạn yêu nước , dân Tàu ko yêu nước nó chắc ? Các bạn đánh nhau vớ Tàu cả mấy nghìn năm rồi còn định đánh đến bao giờ ? Thực lực các bạn đc bao nhiêu mà đòi đánh nhau với tàu ? Tỉnh táo lên chứ các anh hùng
1 nước như Trung Quốc , với tỉ 4 dân nền kinh tế đứng nhất nhì thế giới , mà các bạn ko biết cách lợi dụng vào nó mà kiếm tiền lại đi thích bấu víu mấy thằng dặt dẹo khu vực đông nam á , mạnh tầm cỡ như Nga , Mỹ , Nato còn phải dè chừng Trung Quốc các bạn là cái thá gì mà đòi chống Trung Quốc để theo Mỹ ? Hả ? Có tin nó đóng cho toàn bộ cửa khẩu tháng sau cả nước lại sắn độn ngô mà tọng vào mồm nhau ko ? Các bạn ghét tàu 1 cách mù quáng để cho nó chi phối tất cả mọi hành động và suy nghĩ là cực kỳ nguy hiểm , đó là điều ko hề tốt
Mỹ là ai ? Là giới tài phiệt nơi mà họ chỉ biết đến Tiền, Kinh doanh bất cứ cái gì ra tiền là họ làm hết kể cả xác chết ko tin chứ nhìn Syria, Lybia, Palestin, Iraq thì biết, các anh chị quên vụ Hilary Clinton mà lên tổng thống bán đứt Đài Loan cho Trung Quốc để trả nợ cho Mỹ khiến cho bọn quan chức đài loan khóc loạn xạ mấy tháng trời rồi à ? năm xưa nó mang bom đi rải thảm các bạn các bạn có tươi cười vẫy cờ hoa chào đón ko ? Tôi nói thật, tôi mong mỏi đất nước này giữ đc thế trung lập và chính sách ngoại giao độc lập vĩnh cửu như trên cho chính nhân dân đc nhờ , chỉ cần ngã nghiêng ko vững , ko Tàu nó đập thì Mỹ nó cũng đập, thiếu gì cách để đập các bạn đâu, thời buổi bây giờ súng đạn làm gì , nó phong toả bao vây cấm vận đất nước các bạn thì rất có thể nhân dân các bạn sẽ dẫm đạp lên nhau mà chết như người hồi giáo hành hương ở Mecca
Chừng nào mà nhân dân các bạn chưa bỏ cái thói sinh tây cuồng ngoại , bài tàu thoát hán kích động thù hằn dân tộc vớ vẩn thì đất nước các bạn chẳng khác gì con Vàng trong truyện của Lão Hạc , Và chưa bao giờ mà câu nói của Winston Churchill đúng hơn lúc này : “ Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn “
Rồi kiểu gì cũng sẽ có lũ cẩu nhảy xổ vào đây vu cho tôi là tay sai Tàu Cộng hay đại loại là Dư Luận Viên của Đảng , Rất tiếc cho chúng mày , tao lớn lên ở xã hội văn minh và gia đình gia giáo đc dạy những điều hay lẽ phải ? Đâu là sai đâu là đúng , Chứ tao nhất quyết khổ tận cam lai cũng đéo bao giờ vào hùa với quân chó đàn ngu học nhà chúng mày !"

Theo FB Trung Hoàng.

Toàn cảnh cuộc chiến chống chế độ diệt chủng Pol Pot

Từ năm 1975 đến 1979, đất nước Campuchia ngập chìm trong nỗi đau tột cùng bởi họa diệt chủng mà chính quyền Khmer Đỏ gây nên. Bè lũ phản động Pol Pot đã xua quân lấn chiếm biên giới và tàn sát nhân dân Việt Nam ở phía Tây Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng lực lượng yêu nước Campuchia chiến đấu, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và xây dựng nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ngày càng phát triển.


Bối cảnh chiến sự trước năm 1979
Sau Chiến tranh Việt Nam (1975), Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978. Ngày 4/5/1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc, ngày 10/5, quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu. Quân đội nhân dân Việt Nam đã phản công, giành lại các đảo này. Khi đó, Trung Quốc đang có lực lượng cố vấn ở Campuchia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ.
Tiếp đó, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập qui mô lớn vào Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1977, quân chính qui Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát rất nhiều dân thường. Cuộc tấn công thứ hai diễn ra vào ngày 25/9 cùng năm, lần này 4 sư đoàn quân Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích.
Ngày 31/12/1977, Quân đội Nhân dân Việt Nam huy động 6 sư đoàn đánh vào sâu trong đất Campuchia đến tận bến phà Neak Luong rồi rút lui từ ngày 5/1/1978, mang theo một số nhân vật quan trọng bên phía Campuchia, trong đó có cả Thủ tướng tương lai Hun Sen. Cuộc tấn công này được xem là lời “cảnh cáo” cho Khmer Đỏ. Phía Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot từ chối và chiến tranh ở biên giới Tây Nam tiếp diễn.
Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15–20 km. Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã thực hiện thảm sát đối với người Việt Nam, điển hình là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại. Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.
Việt Nam cố gắng giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao nhưng phía Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc không chịu làm trung gian hòa giải, còn Liên hợp quốc không có biện pháp gì phản hồi lại các phản đối của Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ. Việt Nam phải chuyển sang sử dụng vũ lực để giải quyết cuộc xung đột.
Ngày 13/12/1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000 đến 60.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến (Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người Khmer.
Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và ngăn chặn địch, đồng thời tiêu hao sinh lực của quân Khmer đỏ. Các hướng tiến quân của Khmer Đỏ không thể phát triển được. Ngoại trừ Hà Tiên bị chiếm giữ trong thời gian ngắn, không một thị xã nào của Việt Nam bị chiếm.
Quân đội Việt Nam đã tiêu diệt 38.563 quân Khmer đỏ, bắt sống 5.800 tên, đồng thời dùng không quân phối hợp với bộ binh tiến hành các cuộc không kích và giao tranh trên bộ, đánh vào các đơn vị quân Khmer Đỏ dọc biên giới, nhằm làm suy yếu quân Khmer Đỏ trước khi quân Việt Nam bắt đầu chiến dịch đã tiêu diệt khoảng 17 ngàn quân Khmer Đỏ.
Chiến dịch biên giới Tây Nam và Campuchia
Chỉ huy trực tiếp chiến dịch là Thượng tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Đầu tháng 12/1978, quân đội Việt Nam được hỗ trợ bởi một số tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam. Đây là những đơn vị quân đội Campuchia yêu nước, chống lại chính quyền Khmer đỏ, đã kiểm soát một vùng đệm dọc biên giới trong lãnh thổ Campuchia, từ Mimot đến Snuol ở các tỉnh Kampong Cham và Kratié. Ở phía Bắc, quân Việt Nam cũng kiểm soát một vùng rộng thuộc lãnh thổ Campuchia dọc theo đường 19.
Ngày 23/12/1978, sau khi được tăng viện, với 80.000 quân, quân đội Việt Nam đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Sư đoàn 2 cùng trung đoàn chủ lực tỉnh Tây Ninh mở cuộc tấn công nhằm đánh bật các Trung đoàn 23 thuộc Sư đoàn 304 và Trung đoàn 13 thuộc Sư đoàn 221 của Campuchia ra khỏi các vị trí dọc theo tỉnh lộ 13 sát biên giới.
Tuy nhiên, cuộc chiến chưa chấm dứt, quân đội Việt Nam quyết định mở cuộc tấn công sâu vào đất Campuchia…
Đánh chiếm bờ đông sông Mekông
Sau khi đánh tan sức kháng cự của quân Khmer Đỏ, các lực lượng Việt Nam thuộc Quân khu 5 nhanh chóng hành tiến theo đường 19, sư đoàn 309 quét sạch tỉnh Ratanakiri, phía Bắc tỉnh Mondolkiri và tiến vào phía Bắc tỉnh Stung Treng. Sư đoàn 307 tiến theo đường 19, dùng cầu phao vượt sông Serepok và sông Mekong. Tới ngày 1/1/1979, lực lượng Quân khu 5 tiến dọc sông Mekong chiếm được Stung Treng.
Cùng thời gian này, Sư đoàn 5 thuộc Quân khu 7 tiến từ hướng đông, cùng Sư đoàn 303 tiến theo hướng tây bắc từ Snuol cùng đánh vào Kratié do Sư đoàn 260 và 2 trung đoàn địa phương của đặc khu 505 phòng thủ. Ngày 29 tháng 12, thành phố Kratié được giải phóng. Cùng lúc, Sư đoàn 302 tiến về phía Tây đã chiếm được Kampong Cham. Sau đó, hai Sư đoàn 302 và 303 cùng quay lại đánh chiếm thị xã Chhlong. Kể từ đó, lãnh thổ Campuchia ở phía đông sông Mekong đã nằm trong tầm kiểm soát của QĐND Việt Nam.
Sáng ngày 31/12, được pháo binh bắn yểm trợ, xe tăng và bộ binh Quân đoàn 3 Việt Nam tiến công và nhanh chóng đánh tan 5 sư đoàn quân Khmer Đỏ trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo biên giới ở tỉnh Kampong Cham. Tới cuối ngày, trừ sở chỉ huy quân Khmer Đỏ, toàn bộ các cứ điểm còn lại thất thủ, quân Khmer Đỏ rút chạy về thị trấn Kampong Cham ở bờ tây sông Mekong, bị quân Việt Nam truy kích ráo riết.
Không quân Việt Nam cũng tham chiến, tấn công vào tuyến phòng thủ của Khmer Đỏ và ném bom phá hủy một sân bay mà từ đó máy bay T-28 Khmer Đỏ vẫn xuất kích ném bom vào quân tiền phương Việt Nam. Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, sau khi tập hợp lại lực lượng, Quân đoàn 3 đánh chiếm sở chỉ huy Khmer Đỏ sau một giờ. Tướng Kim Tuấn hạ lệnh cho các đơn vị dưới quyền truy quét và tiêu diệt các lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại.
Tới ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 320 (Sư đoàn Đông Bằng) đã tiến tới bờ đông của bến phà Kampong Cham trên sông Mekong. Tại đây, sư đoàn dừng lại, rồi dùng 2 đại đội xe bọc thép mở đường, đánh về phía nam, chiếm thủ phủ tỉnh Prey Veng.
Trong thời gian đó, ngày 28/12, ở hạ lưu đồng bằng sông Mekong, lực lượng Khmer Đỏ thuộc Quân khu Đông Nam mở cuộc tấn công dọc biên giới. Sáng ngày 31 tháng 12, sư đoàn 4 của Quân khu 9 và Trung đoàn 9 của Sư đoàn 304 (Sư đoàn Vinh Quang) phối thuộc mở cuộc phản công. Sau 24 giờ giao tranh kịch liệt, quân Việt Nam đã đánh lui quân Khmer Đỏ khỏi bờ tây kênh Vĩnh Tế.
Chiều ngày 1/1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia. Tới trưa ngày 3 tháng 1, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đã tiêu diệt hoặc đánh tan tất cả các lực lượng Khmer Đỏ ở hạ lưu sông Mekong dọc biên giới. Sở chỉ huy Quân khu Tây Nam của Khmer Đỏ phải rút về Takeo.
Sau ba ngày tấn công, tại hướng chủ yếu Tây Ninh, Quân đoàn 4 với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp… quân đội Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí Năm Căn, Hòa Hội dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về thành lập một tuyến phòng thủ mới tại Svay Rieng, tập trung ở cầu Don So.
Được 15 xe tăng và xe bọc thép mở đường, cùng với pháo 105mm, 155mm bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tới đêm ngày 1/1, Thượng tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận. Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị đánh thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần; hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hoả lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều nên quân Khmer Đỏ bị tan rã.
Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2/1/1979, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey Veng và Neak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.
Tới ngày 2/1/1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục đường số 1, 7 và 2 ở lối vào Phnom Penh. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.
Giải phóng Phnom Penh
Ngày 6/1, các đơn vị Việt Nam vượt sông Mekong qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham. 9 sư đoàn quân Việt Nam làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh từ phía Đông Nam và phía Bắc: Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 di chuyển theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc.
Tại Kompong Cham, Quân đoàn 3 của Thiếu tướng Kim Tuấn cũng chiến đấu quyết liệt với quân Khmer Đỏ để vượt sông. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong. Thiếu tướng Kim Tuấn quyết định dùng hỏa lực áp đảo bắn vào trận địa phòng thủ của quân Khmer Đỏ, rồi cho thả khói mù, dùng thuyền chuyển quân sang bờ tây. Đến 8h30 sáng, Kampong Cham thất thủ.
Ngay trong sáng ngày 6 tháng 1, lực lượng đột kích Phnom Penh, gồm Trung đoàn 28 của Sư đoàn 10 và các đơn vị phối thuộc, dẫn đầu bởi 6 xe lội nước và một số xe thiết giáp M-113 vượt sông, tổng cộng lực lượng lên đến 120 xe quân sự. Lực lượng đột kích vừa hành quân vừa chiến đấu với các ổ phục kích của quân Khmer Đỏ, tới chiều tối đã tới bờ sông Tonglé Sap và tổ chức đánh vượt sông để tiến vào Phnom Penh.
Trong khi đó, ngày 6/1/1979, những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 7 Quân đoàn 4 chiếm được bờ phía đông của bến phà Neak Luong. Quân Campuchia trong khi rút lui vội vã đã không kịp thiết lập công sự phòng thủ. Trong đêm, cách bến phà khoảng hai cây số về phía nam, Trung đoàn 113 cùng Trung đoàn 14 của Sư đoàn 7 được tàu đổ bộ đưa sang bên kia sông, tiến chiếm bờ phía tây của bến phà.
Ngày 7/1, toàn bộ đội hình Quân đoàn 4 tiến hành vượt sông. Do sự tan rã nhanh chóng của lực lượng phòng thủ biên giới và sự chủ quan của Pol Pot, quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh từ Neak Luong mà không gặp sức chống cự đáng kể nào. Trưa ngày 4/1, Quân đoàn 4 đã có thể bắt tay với Quân đoàn 3 ở ngoại ô phía bắc Phnom Pênh.
Việc quân Việt Nam tiến quá nhanh khiến cho Khmer Đỏ chỉ kịp sơ tán bộ máy lãnh đạo. Son Sen chạy xuyên qua mặt trận, ngược về phía Việt Nam để tập hợp tàn quân của các sư đoàn thuộc quân khu miền Đông. Pol Pot, Nuon Chea và Khieu Samphan được vài chiếc xe Jeep chở quân bảo vệ chạy về Pursat. Ieng Sary chạy về Battambang trên một chuyến xe lửa đặc biệt chở vài trăm nhân viên Bộ ngoại giao.
Việc rút lui khẩn khiến nhiều Bộ khác cùng hàng ngàn nhân viên không được thông báo về cuộc rút lui. Các chuyến xe tiếp theo sơ tán Phnom Penh bị tắc nghẽn bởi quá nhiều người tìm cách bỏ chạy. Như vậy, với việc ban lãnh đạo sơ tán, khoảng 40 ngàn dân chúng và binh lính Khmer Đỏ tại Phnom Penh, cũng như các đơn vị quân phòng thủ các mục tiêu lân cận bị bỏ mặc, tự thân vận động.
Đánh đuổi Polpot trên toàn Campuchia
Ngày 7/1, quân Việt Nam chiếm sân bay Kampong Chonang và bắt được 10 máy bay A-37, 3 C-123K, 6 C-47, 3 Alouette III cùng một số T-28. Ngoài ra Khmer Đỏ cũng bỏ lại hàng trăm xe tăng và xe bọc thép, rất nhiều đạn dược và lương thực dự trữ chiến lược.
Ngày 8/1, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập với sự hậu thuẫn của Việt Nam.
Ở phía Bắc, các sư đoàn của Quân đoàn 3 cũng tiến xuống Phnom Penh, sau đó Sư đoàn 320 theo quốc lộ 4 xuống các tỉnh phía nam. Các sư đoàn còn lại theo các quốc lộ 5 và 6 tiến về hướng Tây và hướng Bắc.
Tại mặt trận phía nam, từ An Giang, quân Việt Nam bắt đầu vượt biên giới vào ngày 3/1/1979 và tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất, Sư đoàn 325 (Sư đoàn Bình Trị Thiên) và Sư đoàn 8 tiến về phía Tây, dọc theo quốc lộ số 2. Ngày 5/1/1979, trong khi lực lượng Quân khu 9 tiến đánh Takeo, sư đoàn 325 bắt đầu hành tiến theo hướng Tây Bắc. Cùng lúc đó tướng Nguyễn Hữu An cũng tung Sư đoàn 8 theo hướng tây để đánh chiếm quận lỵ Kampong Trach, nằm ở giao điểm với đường quốc lộ ven biển.
Nắm quyền chỉ huy trực tiếp trung đoàn xung kích 24, Trung tướng Nguyễn Hữu An dẫn trung đoàn tiến từ Tuk Meas về Chhuk. Các xe tăng hạng nặng, xe tải và trọng pháo di chuyển khó khăn trên đường đất và ruộng lúa. Tới chiều ngày 7 tháng 1, lực lượng xung kích đã ra đến đường số 3 và trong quá trình tiến công, đã đánh tan sư đoàn quân Khmer Đỏ phòng ngự Chhuk.
Trong hai ngày 4, 5 tháng 1/1979, từ đảo Phú Quốc, hai phân đội Hải quân Việt Nam gồm một số tàu tuần tiễu loại lớn, hai tàu khu trục Petya cùng nhiều tàu chiến nhỏ chuẩn bị chuyển Lữ đoàn Hải quân 101 và 126 đổ bộ. Hải quân cũng lập trận địa pháo 130mm ở mũi đảo Phú Quốc để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ.
Xẩm tối ngày 6/1, toán quân đặc công gồm 87 người bí mật đổ bộ và tấn công chiếm một trận địa pháo Khmer Đỏ bảo vệ bờ biển; cùng lúc, pháo 130mm bắt đầu bắn phá các vị trí quân Khmer Đỏ. Số tàu phóng lôi Khmer Đỏ chạy thoát khỏi cuộc hải chiến và các cuộc không kích của không quân Việt Nam, đến ngày 16/1 lại bị Hải quân Việt Nam chặn đánh trong vịnh Thái Lan và bị tiêu diệt gần hết.
Tối ngày 7/1, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 tiến hành đổ bộ ở chân núi Bokor, nằm ở khoảng giữa thị xã Kampot và cảng Sihanoukville.
Hướng thứ hai, Quân khu 9 phụ trách, tiến về phía Bắc đánh chiếm hai thị xã Tan và Takéo. Các sư đoàn Khmer Đỏ trấn giữ quân khu Tây Nam như Sư đoàn 2, 210, 230, 250, bị tan rã và rút lui vào rừng.
Cuối tháng 1/1979 cuộc phản công kết thúc thắng lợi. Đến ngày 17/1 thị xã cuối cùng là Ko Kong rơi vào tay quân đội Việt Nam và chính quyền mới của Campuchia. Cho tới cuối tháng 3, quân đội Việt Nam coi như chiếm được hết những thành phố và tỉnh lỵ quan trọng của Campuchia và tiến sát tới biên giới Thái Lan. Tuy nhiên tàn quân Pol Pot vẫn tiếp tục chống cự và quấy nhiễu. Quân tình nguyện Việt Nam đã có 10 năm truy quét tàn quân Pol Pot và giúp nhân dân Campuchia xây dựng chính quyền cách mạng, ổn định cuộc sống.
Thành lập chính quyền mới
Ngày 5/1/1979, có 66 đại biểu Campuchia được triệu tập họp ở Mimot để bàn về việc thành lập một đảng cộng sản Campuchia mới. Đảng này lấy lại tên Đảng Nhân dân Cách mạng có từ thời 1951. Những Ủy viên thường vụ của đảng gồm Hun Sen, Bou Thoong, Chan Kiri, Heng Samrin và Chia Soth.
Ngày 8/1/1979, đài phát thanh Phnom Penh loan báo Phnom Penh đã được giải phóng bởi những lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia. Một Hội đồng cách mạng được thành lập do Heng Samrin làm chủ tịch. Khoảng mười ngày sau, hội đồng này ký một hiệp ước với Việt Nam, hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia.
Tới mùa xuân 1981, hiến pháp mới của Campuchia được thông qua, sau đó là cuộc bầu cử toàn quốc để chọn ra 117 đại biểu quốc hội. Hun Sen được bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao, Heng Samrin làm Chủ tịch nước. Ba sư đoàn mới được thành lập và đặt dưới Bộ Quốc phòng, nhưng an ninh vẫn được duy trì chủ yếu dựa vào sự hiện diện của 180.000 quân Việt Nam mà lực lượng chủ chốt là Quân đoàn 4 do đại tướng Lê Đức Anh chỉ huy.
Chính quyền mới của Campuchia chỉ được một số nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa công nhận.
Từ năm 1979 đến giữa năm 1985, quân đội Việt Nam thực hiện các chiến dịch quân sự truy quét đánh phá các căn cứ của Khmer Đỏ. Tháng 1/1980, chiến dịch quân sự nhằm vào Khmer Đỏ tại Phnom Chhat bắt đầu. Thời gian này, Khmer Đỏ bắt đầu tái xâm nhập Campuchia từ Thái Lan với khoảng 3-4 ngàn quân. Khi mùa mưa tới, Khmer Đỏ đã tái tổ chức lực lượng, chỉ huy và huấn luyện, bắt đầu các cuộc giao tranh qui mô nhỏ như đánh du kích, phục kích, pháo kích quấy rối.
Tới năm 1985, Việt Nam huy động khoảng 60 ngàn quân cho chiến dịch tấn công, cùng với hàng chục ngàn dân công Campuchia xây đường và mở rộng các sân bay dã chiến tại khu vực biên giới. Cuối tháng 12/1984, khoảng 1.000 quân Việt Nam đánh hạ căn cứ Nong Samet.
Tháng 1/1985, khoảng 4.000 quân Việt Nam, với hơn 30 xe tăng và xe bọc thép hỗ trợ, đánh vào căn cứ Ampil của lực lượng KPNLF với 5.000 quân phòng ngự và triệt hạ hoàn toàn căn cứ này sau 36 giờ. Quân Việt Nam và quân chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia cũng mở chiến dịch triệt hạ căn cứ lớn của Khmer Đỏ tại Phnom Malai. Chiến dịch mùa khô năm 1984-1985 là chiến dịch lớn chưa từng có của Việt Nam kể cả về qui mô, thời gian và mức độ thành công.
Kể từ năm 1986, các lực lượng này về cơ bản không thể là mối đe dọa lớn đối với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia được nữa.
Năm 1989, Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã đủ mạnh để tự bảo vệ. Tháng 12 cùng năm, Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, rút toàn bộ khỏi Campuchia.
Campuchia hồi sinh mạnh mẽ
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Hoàng gia Campuchia Men Sam On từng nói: “Nhắc lại chiến thắng ngày 7/1, Campuchia không thể quên sự hy sinh to lớn của quân tình nguyện Việt Nam trên đất nước mình. Mồng 7/1 là ngày sinh thứ hai của Campuchia”.
Chiến thắng Tập đoàn Polpot, dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng sau thời kỳ đen tối 3 năm 8 tháng 20 ngày dưới chế độ Khmer Đỏ. Hơn 2 triệu người dân Campuchia đã bị giết hại, mọi cơ sở xã hội bị xóa bỏ tận gốc trong thời gian này vì chính sách lãnh đạo cực đoan, tàn bạo, cưỡng bức người dân, bắt lao động khổ sai của Polpot.
Nhắc lại chiến thắng này, nhân dân Campuchia không thể nào quên công ơn của các chiến sĩ cứu quốc Campuchia, mặt trận giải phóng Campuchia và sự hy sinh to lớn của quân tình nguyện Việt Nam, các chuyên gia Việt Nam trên đất nước Campuchia.
Trong những tháng ngày đen tối đó, Polpot cũng có dã tâm phát động cuộc chiến tranh đẫm máu xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam. Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mật trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia anh em, Đảng, Nhà nước dân dân và quân đội Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng và giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, đưa đến thắng lợi ngày 7/1/1979. Với thắng lợi đó, nhân dân Campuchia đã khép lại một trang lịch sử đen tối và mở ra kỷ nguyên độc lập, hòa bình, tự do và phát triển.
36 năm qua, Campuchia đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một quốc gia năng động, đầy tiềm năng, thống nhất và tiến lên bình đẳng xã hội. Campuchia đã góp phần vào sự phát triển hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen cũng khẳng định lập trường của Campuchia về quyết tâm tăng cường, củng cố mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện lâu dài với Việt Nam.
36 năm là một chặng đường vẻ vang rất đỗi tự hào của mối quan hệ láng giềng hữu nghị, truyền thống tốt đẹp của hai nước. Nhìn lại chặng đường qua, quan hệ tốt đẹp giữa hai nước đang ngày càng đơm hoa kết trái; kết quả hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, ngày càng đi vào thực chất. Những thành tựu đó không chỉ mang lại niềm hạnh phúc cho nhân dân mỗi nước mà còn vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực và thế giới.
Trong 10 năm (1979 – 1989), chuyên gia Việt Nam đã tận tụy đem hết tài năng, trí tuệ giúp cách mạng Campuchia, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế trọng đại với tinh thần vô tư trong sáng cao cả chưa có tiền lệ trong lịch sử ngoại giao thế giới. Qua đó, hai nước càng hiểu rõ hơn tình hữu nghị, đoàn kết của hai dân tộc. Đó thật sự là mối quan hệ láng giềng thủy chung son sắt.

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Ân tình nước Nga

Trong tuần này, dõi theo các thông tin từ Hội nghị thượng đỉnh APEC đang diễn ra tại Đà Nẵng, điều gây ấn tượng nhất với người dân Việt Nam có lẽ không phải là các chương trình, dự án lớn của hội nghị, những dàn siêu xe, những chuyên cơ...của các nguyên thủ mà chính là món quà trị giá 5 triệu USD của Tổng thống Nga Putin đã tặng cho đồng bào miền Trung trong những ngày đang rất khó khăn
.

Vài ngày trước khi tới dự Hội nghị APEC, nắm được tình hình bão lũ nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, Tổng thống Nga Putin đã có một cử chỉ thực sự mang tầm cỡ của một nguyên thủ siêu cường: Ông đã ngay lập tức chỉ đạo nội các cấp các khoản viện trợ bao gồm 5 triệu USD tiền mặt để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề mà cơn bão Damrey gây ra ở các tỉnh miền Trung.
Cử chỉ của Tổng thống Putin chắc chắc không phải là bột phát mà là hành động thường thấy ở ông trên cương vị nguyên thủ của cường quốc mà người ta vẫn được thấy trong suốt thời gian ông nắm quyền lãnh đạo cao nhất của nước Nga. Trong tháng 6 vừa rồi, người dân Việt Nam cũng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với ông khi để đầu trần, không che ô khi viếng mộ liệt sĩ vô danh trong cơn mưa tầm tã.
Tất nhiên, việc tặng món quà rất có ý nghĩa trên cho người dân miền Trung Việt Nam cũng thể hiện tình cảm của không chỉ của ông với Việt Nam mà cũng thể hiện tấm lòng của người dân Nga với Việt Nam, qua vị đại diện lãnh đạo cao nhất của mình. Nước Nga và Việt Nam vốn có mối quan hệ sâu sắc, thủy chung qua hàng thập kỷ. Trong những năm tháng chiến tranh, những trợ giúp to lớn, về nhiều mặt của nước Nga đã giúp cho Việt Nam đứng vững và giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc. Thì nay, hành động cao thượng của Tổng thống Nga cũng sẽ làm sâu đậm thêm quan hệ ngoại giao 2 nước, thắt chặt tình cảm lãnh đạo và nhân dân 2 nước.
Ngay sau khi Dân trí đăng tin này, cũng không phải bất ngờ khi có hàng trăm bình luận (comment) của bạn đọc các vùng miền gửi tới Dân trí. Tất cả đều bày tỏ sự xúc động, trân trọng trước tình cảm người dân Nga và cá nhân Tổng thống Putin. Nhất là những bạn đọc cho biết họ có thời gian học tập, làm việc tại Nga, nhiều người cho biết, cảm xúc, sự kính trọng của họ dành cho Tổng thống Nga, dành cho nước Nga càng cao lên bội phần.
Với các tỉnh miền Trung lúc này, nhiều nơi lũ vẫn chưa rút, những khó khăn về đi lại, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, thuốc men...cho hàng vạn người dân vẫn còn rất nghiêm trọng, chưa kể, bóng tối của một cơn bão mới- cơn bão số 13 đang kéo đến gần thì món quà tình nghĩa trên của Tổng thống Putin càng khiến bao người dân xúc động và kính nể.
Ngày nay, tình hình chính trị thế giới liên tục thay đổi, quan hệ các nước lúc ấm, lúc lạnh nhưng chỉ với cử chỉ tuyệt vời trên cũng đều khiến bao người dân Việt Nam càng thêm tin tưởng, rằng quan hệ Nga- Việt sẽ luôn chân thành, bền vững, sâu sắc dù thời gian có đổi thay. Và với những người lãnh đạo có tâm, có tầm như Putin, nước Nga sẽ luôn là một cường quốc hàng đầu của thế giới.