Thứ Năm, 6 tháng 6, 2024

Tội ác môi trường của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh đã đi qua mấy chục năm dài thế nhưng hậu quả của nó để lại vẫn chưa thể nào kể hết được. Không chỉ để lại những căn bệnh quái ác bởi chất độc màu da cam mà chiến tranh còn tàn phá môi trường một cách khủng khiếp. Sự tàn phá do Mỹ tạo ra lớn đến mức một từ tiếng Anh mới đã được hình thành ecocide – hủy diệt sinh thái.

Từ năm 1969- 1971, quân đội Mỹ đã gây ra cho Việt Nam một cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất lịch sử chiến tranh tranh thế giới. Quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc màu da cam để làm rụng lá cây với mục đích vô hiệu hóa sự ngụy trang của ta. Chất dioxin có trong đó có nồng độ rất cao. Có khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang đã được rải xuống 24,67% lãnh thổ nước ta.
Thời gian phân hủy của nó lên khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn thế nữa. Số lượng lớn chất độc hóa học với nồng độ cao được rải đi rải lại không những khiến các loài động thực vật chết mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và còn làm đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên. Có thể nói cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam là một cuộc chiến tranh hủy diệt môi trường, hệ sinh thái và con người.

Máy bay của Đế quốc Mỹ rải chất độc dioxin trên những cánh rừng  Việt Nam

Diện tích đất bị nhiễm dioxin ở Việt Nam là rất rông, chỉ tính riêng ở khu vực gần sân bay Đà Nẵng đã lên tới 73000 m3 đất và trầm tích bị nhiễm chất độc dioxin. Theo ước tính thì có khoảng 366 kg chất dioxin được phun vào miền Nam nước ta mà chủ yếu là vùng nông thôn.
Hiện nay, dấu viết của chất độc quái ác này vẫn còn được tìm thấy trong đất của các vùng bị ô nhiễm nặng. Dioxin đã tác động nặng nề đến môi trường và dân cư nơi nó đặt chân đến. Có thể thấy sự phá hủy cảnh quan thiên nhiên trong chiến tranh là không thể tránh khỏi và cũng không có gì là mới mẻ tuy nhiên sự phá hủy tự nhiên trong chiến tranh Việt Nam là điều chưa từng xảy ra với lịch sử nhân loại.
Quân đội Mỹ đã tàn phá môi trường trên quy mô rộng lớn và kéo dài nhiều năm đã đủ để làm cho hệ sinh thái tự nhiên với diện tích rộng lớn ở nước ta bị phá hủy nặng nề. Có đến 86% lượng chất độc dioxin được rải lên đất rừng, 14% còn lại được rải trên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa.
Hơn hai triệu ha rừng đã bị phá hủy bởi chiến tranh. Theo các chuyên gia về môi trường, chất hóa học có tác động rất đa dạng, hơn 150000 ha rừng ngập mặn bị phá hủy, 130000 ha rừng tràm của vùng sông Mê Công cũng như hàng trăm nghìn ha đất rừng nôi địa cũng bị phá hủy nghiêm trọng.
Những loại chất diệt cỏ được phun rải với nồng độ cao không chỉ phá hủy thành phần dinh dưỡng có trong đất mà còn làm cho đất bị cằn cỗi. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta thì khả năng phục hồi của các khu rừng là rất khó.
Có khoảng 10 đến 15 triệu hố bom, nó chiếm 1% diện tích rừng phía Nam Việt Nam gây bất ổn cho mặt đất, làm đất dễ bị xói mòn do mưa. Hậu quả này gây tác hại cho 28 lưu vực sông miền Trung nước ta. Hầu hết các con sông này đều ngắn và có địa hình phức tạp làm ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực hạ lưu. Mấy chục năm sau khi chiến tranh kết thúc, lũ lụt vẫn thường xuyên tàn phá lưu vực sông Hương, Cầu, Ba, Trà Khúc,…, gây ra thiệt hại lớn về người và của. Những hậu quả kinh hoàng đó sẽ kéo dài đến bao giờ? vẫn chưa có một con số cụ thể nào để lý giải cho câu hỏi đó, có lẽ chúng ta chỉ có thể tự hiểu rằng nó vẫn còn đang tiếp tục kéo dài dai dẳng mà chưa rõ hồi kết.
Chiến tranh đã kết thúc nhưng cả nước ta còn có khoảng 66000 km2 vẫn còn tồn đọng vật liệu bom, mìn. Ước tính số bom mìn đã được gỡ mới chỉ trong khoảng 20%. Với tình hình như hiện nay thì phải khoảng 300 năm nữa mới có thể loại bỏ được hết bom mìn chưa nổ. Số bom mìn còn sót lại vẫn sẽ tiếp tục gây tổn hại nặng nề về sinh mạng, sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên.
Chiến tranh đã đi qua mấy chục năm dài thế nhưng hậu quả của nó để lại vẫn chưa thể nào kể hết được. Không chỉ để lại những căn bệnh quái ác bởi chất độc màu da cam mà chiến tranh còn tàn phá môi trường một cách khủng khiếp. Sự tàn phá do Mỹ tạo ra lớn đến mức một từ tiếng Anh mới đã được hình thành ecocide – hủy diệt sinh thái.
Chiến tranh đã ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam như thế nào?
Từ năm 1969- 1971, quân đội Mỹ đã gây ra cho Việt Nam một cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất lịch sử chiến tranh tranh thế giới. Quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc màu da cam để làm rụng lá cây với mục đích vô hiệu hóa sự ngụy trang của ta. Chất dioxin có trong đó có nồng độ rất cao. Có khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang đã được rải xuống 24,67% lãnh thổ nước ta.
Thời gian phân hủy của nó lên khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn thế nữa. Số lượng lớn chất độc hóa học với nồng độ cao được rải đi rải lại không những khiến các loài động thực vật chết mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và còn làm đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên. Có thể nói cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam là một cuộc chiến tranh hủy diệt môi trường, hệ sinh thái và con người.
Diện tích đất bị nhiễm dioxin ở Việt Nam là rất rông, chỉ tính riêng ở khu vực gần sân bay Đà Nẵng đã lên tới 73000 m3 đất và trầm tích bị nhiễm chất độc dioxin. Theo ước tính thì có khoảng 366 kg chất dioxin được phun vào miền Nam nước ta mà chủ yếu là vùng nông thôn.
Hiện nay, dấu viết của chất độc quái ác này vẫn còn được tìm thấy trong đất của các vùng bị ô nhiễm nặng. Dioxin đã tác động nặng nề đến môi trường và dân cư nơi nó đặt chân đến. Có thể thấy sự phá hủy cảnh quan thiên nhiên trong chiến tranh là không thể tránh khỏi và cũng không có gì là mới mẻ tuy nhiên sự phá hủy tự nhiên trong chiến tranh Việt Nam là điều chưa từng xảy ra với lịch sử nhân loại.
Quân đội Mỹ đã tàn phá môi trường trên quy mô rộng lớn và kéo dài nhiều năm đã đủ để làm cho hệ sinh thái tự nhiên với diện tích rộng lớn ở nước ta bị phá hủy nặng nề. Có đến 86% lượng chất độc dioxin được rải lên đất rừng, 14% còn lại được rải trên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa.
Hơn hai triệu ha rừng đã bị phá hủy bởi chiến tranh. Theo các chuyên gia về môi trường, chất hóa học có tác động rất đa dạng, hơn 150000 ha rừng ngập mặn bị phá hủy, 130000 ha rừng tràm của vùng sông Mê Công cũng như hàng trăm nghìn ha đất rừng nôi địa cũng bị phá hủy nghiêm trọng.
Những loại chất diệt cỏ được phun rải với nồng độ cao không chỉ phá hủy thành phần dinh dưỡng có trong đất mà còn làm cho đất bị cằn cỗi. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta thì khả năng phục hồi của các khu rừng là rất khó.
Có khoảng 10 đến 15 triệu hố bom, nó chiếm 1% diện tích rừng phía Nam Việt Nam gây bất ổn cho mặt đất, làm đất dễ bị xói mòn do mưa. Hậu quả này gây tác hại cho 28 lưu vực sông miền Trung nước ta. Hầu hết các con sông này đều ngắn và có địa hình phức tạp làm ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực hạ lưu. Mấy chục năm sau khi chiến tranh kết thúc, lũ lụt vẫn thường xuyên tàn phá lưu vực sông Hương, Cầu, Ba, Trà Khúc,…, gây ra thiệt hại lớn về người và của. Những hậu quả kinh hoàng đó sẽ kéo dài đến bao giờ? vẫn chưa có một con số cụ thể nào để lý giải cho câu hỏi đó, có lẽ chúng ta chỉ có thể tự hiểu rằng nó vẫn còn đang tiếp tục kéo dài dai dẳng mà chưa rõ hồi kết.
Chiến tranh đã kết thúc nhưng cả nước ta còn có khoảng 66000 km2 vẫn còn tồn đọng vật liệu bom, mìn. Ước tính số bom mìn đã được gỡ mới chỉ trong khoảng 20%. Với tình hình như hiện nay thì phải khoảng 300 năm nữa mới có thể loại bỏ được hết bom mìn chưa nổ. Số bom mìn còn sót lại vẫn sẽ tiếp tục gây tổn hại nặng nề về sinh mạng, sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên.
Vấn đề đa chiều