Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

VỀ VỤ VƯỜN RAU LỘC HƯNG

Tôi thấy vài trí thức không còn trẻ mà tôi quen viết status bày tỏ cảm thông, thậm chí phẫn nộ với chính quyền về vụ việc “vườn rau Lộc Hưng” (VRLH). Vài bạn đọc gọi những người làm báo chúng tôi là… hèn khi để Tuyên giáo nắn gân, không thông tin một vụ việc mang ảnh hưởng lớn vào thời điểm ngày Tết cận kề.

VỀ VỤ VƯỜN RAU LỘC HƯNG

Ok, anh chị đòi hỏi thông tin chính thống về một vụ việc như vậy là chính đáng. Nhưng đòi hỏi theo kiểu buộc chúng tôi viết về một sự việc theo xúc cảm thiếu lý trí của các anh chị là không thể. Anh chị phải hiểu, “phụng sự bạn đọc” không có nghĩa là đáp ứng tất cả đòi hỏi không chính đáng của các anh chị.
Phát ngôn hay viết về bất kỳ vụ việc nào liên quan đến đất đai cũng phải dựa trên chứng cứ là hồ sơ tài liệu các bên. Vì vậy mà cho đến hôm kia, khi chưa đọc hồ sơ thu thập đủ của phóng viên viết bài, chính tôi cũng không dám đưa ra bất kỳ một bình luận nào về vụ việc khi được anh bạn dù rất thân thiết hỏi đến. Bởi tôi ý thức một điều, mọi phát ngôn cảm tính về bất kỳ một vấn đề nào (nhất là liên quan đến Chính trị - Xã hội) là cực kỳ xuẩn ngốc và bất nhẫn.
Osin hay Hoàn trắng hay bất kỳ một vị Luật sư tự xưng đấu tranh vì dâm chủ nào… cũng không phải là Thánh để bất cứ thứ gì họ “chém” trên mạng đều được anh chị like, share rào rào như cún sủa hùa giữa đêm vắng.
Nói vậy để anh chị nào có thế thật thì tỉnh giùm cái; và cũng nhờ những anh chị có bạn bè bị như thế giúp một câu khuyên bảo nhau để bớt “dại”.
Giờ nếu có quan tâm đến vụ VRLH, anh chị chịu khó tham khảo thông tin dưới đây (hơi dài vài tí vì ngắn thì không tải hết ngọn nguồn được):
Tuyên giáo, họ không cần cấm chúng tôi viết về cưỡng chế Lộc Hưng khi chính quyền đã “nắm đằng chuôi” với đống hồ sơ chi tiết qua từng mốc thời gian rồi.
Hiện tượng xây nhà không phép thuờng do 2 thứ sai cơ bản: sự không chấp hành pháp luật của người dân và sự nhân nhượng lâu ngày dẫn đến thiếu trách nhiệm của cán bộ địa bàn.
Người làm quản lý với quan điểm "đất công đòi lúc nào chả được"... là nguyên nhân để xảy ra những vụ điên đầu như Đồng Tâm (Mỹ Đức)… và giờ là VRLH.
Quan thì có quan thanh liêm và quan tham. Dân cũng có nhiều kiểu dân, kiểu dân gian thì luôn có muôn nghìn hạ sách kế để đối phó với chính quyền, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Thông dụng nhất phải kể đến kế “cứt trâu hóa bùn” - tức là mỗi ngày một chút, biến đất Nhà nuớc thành đất của mình.
Có lần ngồi hóng chuyện với vài anh chị cán bộ UBND phụ trách đất đai, tôi được nghe kể hàng loạt vụ dân đen lấn chiếm đất nhanh như “tằm ăn lá”. Chỉ cần đánh hơi có thông báo thu hồi, đền bù giải toả thì chỉ sau một đêm cả khu đất trống biến thành vườn cây ăn quả hoặc nhà ở, thậm chí mọc lên các công trình mang màu sắc tôn giáo như tượng thờ, nhà nguyện, thánh giá... Lúc này, chính quyền khéo kiểu gì thì khi động vào cũng thành vấn đề phức tạp kiểu “đàn áp tôn giáo” hoặc “ức hiếp dân lành”.
Theo hồ sơ thì “Khu đất có diện tích 4,8ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại, không phải VNCH) và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ (đồng đứng tên). Theo đó, từ thời Pháp thuộc (trước Hiệp định Genevè năm 1954), toàn bộ khu đất bị Thực dân Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten.
Năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy MƯỢN ĐẤT và đã được QUÂN ĐỘI PHÁP tại Sài Gòn đồng ý cho giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ (VNCH) làm Đài phát tín.
Khi Pháp rút, chế độ Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại) bị lật đổ bởi Ngô Đình Diệm thì phần đất này ban đầu vẫn được giao cho Giáo xứ Lộc Hưng sử dụng theo “Giấy MƯỢN ĐẤT”. Năm 1963 khi tướng Nguyễn Khánh nắm quyền chế độ cũ đã cho thu hồi khu đất này và giao cho Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ sử dụng, quản lý cho đến 30/4/1975.”
(Nguồn Văn bản số 6035/UBND-NCPC, ngày 26/10/2006 của UBND TP.Hồ Chí Minh do PCT Lê Văn Khoa ký gửi Thanh tra Chính phủ).

Vậy nguồn gốc đất trước 1975, anh chị đọc rõ rồi ha!

Từ bao giờ mà chữ "MƯỢN" đồng nghĩa với chữ “Sở Hữu” vậy chứ ?!?!
Sau giải phóng 1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 111/CP, ngày 14/4/1977 giao khu đất cho Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm Đài phát tín.
Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.
Đến ngày 25/4/2008, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất giao cho UBND Q.Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của TP và quận.
Sau đó, trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch và theo đề nghị của Q.Tân Bình, ngày 10/01/2013, Văn phòng UBND TPHCM ban hành Thông báo số 20/TB-VP về việc chấp thuận cho UBND Q.Tân Bình lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất trên gồm các trường: Mầm non Sơn Ca diện tích 6.300m2, Tiểu học Hùng Vương 9.400m2 và Trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi 12.200m2.
Ngày 05/8/2013, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 4204/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 25/4/2008. Theo đó thu hồi khu đất có diện tích 49.320m2 giao cho UBND Q.Tân Bình để tổ chức thực hiện việc hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia.
Ngày 17/3/2014, UBND TP ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư P6, Q.Tân Bình. Đến ngày 15/5/2014, UBND Q.Tân Bình ban hành Quyết định số 423/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu “vườn rau Lộc Hưng” gồm 3 cấp học. Trong đó có 20 lớp mầm non, 30 lớp tiểu học và 45 lớp trung học cơ sở.
Ngày 11/6/2015, UBND TP có Công văn số 3200/UBND-ĐTMT về việc cho phép tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng khu trường học tại khu đất theo Kế hoạch sử dụng đất của dự án đã được HĐND TPHCM thông qua, tại Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 và được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 29/01/2018.
Ngày 08/10/2018, HĐND TP cũng đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có 3 dự án trường học và 1 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu đất trên.
Theo UBND Q.Tân Bình, trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê... Tính đến nay đã có 110 trường hợp vi phạm, trong đó có 42 trường hợp phát sinh trong năm 2018.
Hành vi xây dựng không phép đã được UBND Q.Tân Bình chỉ đạo UBND P.6 phối hợp với Đội Thanh tra địa bàn thuộc Sở Xây dựng tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế tháo dỡ. Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả chống đối người thi hành công vụ.
Mặc dù các cơ quan chức năng của quận và phường đã có nhiều giải pháp như: ngăn chặn không cho chở vật liệu xây dựng, phát thông báo, phát loa tuyên truyền, vận động chấp hành... nhưng vẫn không hiệu quả. Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay.
Không những thế, thời gian qua tại đây còn phát sinh nhiều hệ lụy như lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép; tệ nạn xã hội, mất mỹ quan đô thị... gây mất an ninh trật tự.
Chính vì vậy, ngày 04/01/2019, UBND Q.Tân Bình tổ chức cưỡng chế với các trường hợp vi phạm để đảm bảo kỷ cương pháp luật.
Hiện tại dự án đang chờ thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, với vốn dự kiến hơn 1.000 tỉ, trong đó chi 420 tỉ cho tiền hỗ trợ, đền bù di dời; con số trước đây do Sở Xây Dựng Tp.HCM duyệt dự án là 800 tỉ.
Nhà nước sẽ hỗ trợ theo chính sách đất nông nghiệp đối với các hộ dân có quá trình canh tác trên đất do Nhà nước quản lý theo quy định, đơn giá đất để tính hỗ trợ do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Cũng nói thêm, từ khi có Quyết định hỗ trợ đền bù tiền canh tác lâu năm thì từ 2009 đến 2010, 89 hộ dân Công giáo (có trong danh sách đền bù hỗ trợ) đã sang tay thửa đất của họ cho nhiều cò đất để kiếm lời; hàng trăm biên bản phạt xây dựng trái phép đã được ban hành... Và cũng từ đó 89 hộ dân kia bắt đầu tự gọi bản thân là "Dân Oan Công Giáo” mượn danh Đức Chúa, Đức Mẹ tụ tập, kích động bà con giáo dân xuống đường biểu tình (những sự việc này người dân sống gần khu vực đó không ai không rõ).
Vận động, giải thích, tuyên truyền trước khi “cưỡng chế” đã được thực hiện không chỉ hơn 10 năm qua mà còn được làm rầm rộ, mạnh mẽ hơn từ 01 năm trước rồi mà 89 hộ dân với hàng trăm căn nhà ở đây vẫn không chịu tuân theo pháp luật thì bảo những người làm báo chúng tôi “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” và ém thông tin là thế quái nào?
Sự việc chỉ có thế nhưng dưới ngòi bút của các anh chị dâm chủ, nó đã bị bóp méo, biến tướng và mang màu sắc chính trị. Cho nên, khi anh chị like hay share những thông tin của họ một cách cảm tính, kém suy nghĩ tức là anh chị đã cổ xúy cho hành vi vi phạm pháp luật có tổ chức của một bộ phận người dân tại đây.
Trí thức có tầm, không ai kém cỏi trong nhận thức như thế!

Xu Nu Pham