Cũng chỉ là tìm thông tin trên mạng
thôi.
Út “trọc” là biệt danh của ông
Đinh Ngọc Hệ, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn, đơn
vị sở hữu 40% cổ phần của BOT cầu Việt Trì.
Ông Đinh Ngọc Hệ sinh năm 1971,
sinh sống tại 68/210 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM.
Căn cứ thông tin từ Cổng thông
tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì Công ty Đầu tư Thái Sơn có trụ sở tại
số 32 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.
Đáng chú ý, ngày 7/12, Công ty
Thái Sơn bất ngờ thay đổi đăng ký doanh nghiệp từ người đại diện pháp luật là
ông Đinh Ngọc Hệ sang ông Bùi Duy Nhân.
Công ty Đầu tư Thái Sơn được
thành lập năm 2009, hoạt động trong lĩnh vực chính là thương mại dịch vụ, kinh
doanh bất động sản và xây dựng.
Về hoạt động thương mại dịch vụ,
Thái Sơn kinh doanh bia, nước giải khát; máy móc, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng,
hàng may mặc…
Theo thông tin từ website doanh
nghiệp, Thái Sơn cung cấp gạo cho thị trường Đông Nam Bộ, các đơn vị quân đội,
nhà máy sản xuất bia. Bên cạnh đó, Công ty cho biết đã liên kết với các đơn vị
quân đội và các địa phương để đầu tư trồng rừng keo lai tại các tỉnh Tây Ninh,
Bình Phước, Đắk Nông, Bảo Lộc, Đắk Lắk.
Theo Tạp chí Nhà Đầu tư, Công ty
Thái Sơn do ông Đinh Ngọc Hệ làm Chủ tịch HĐQT nắm 40% cổ phần tại dự án BOT cầu
Việt Trì. Dự án chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2015 nhưng đã nhiều lần
vấp phải sự phản đối của người dân.
Dự án BOT cầu Việt Trì |
Dự án đầu
tư xây dựng công trình Cầu Việt Trì mới (hay còn gọi cầu Hạc Trì) được Bộ Giao
thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2932/QĐ-BGTVT ngày 25/9/2013 và chính
thức khởi công xây dựng ngày 30/11/2013.
Đến ngày 19/05/2015, cầu Hạc Trì
chính thức đi vào thông xe. Ngày 2/3/2016, Tổng cục Đường bộ cho phép đặt trụ
bê tông chắn tại hai đường dẫn lên cầu Việt Trì cũ, với lý do cầu yếu không an
toàn. Tất cả xe ô tô phải qua cầu Hạc Trì với mức phí thấp nhất là 35.000 đồng/lượt
xe dưới 12 chỗ, cao nhất là 180.000 đồng/lượt từ 18 tấn trở lên.
Dự án cầu Hạc Trì có tổng vốn đầu
tư hơn 1.828 tỷ đồng, được chỉ định cho Liên danh nhà đầu tư gồm: Tổng công ty
Xây dựng công trình giao thông 1 – Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên
Khánh – Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn (Liên danh CIENCO1 – Yên
Khánh – Thái Sơn).
Để thực hiện dự án, liên danh này
đã lập ra công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì với vốn điều lệ 265 tỷ đồng. Tỷ lệ
góp vốn của các thành viên Liên danh nhà đầu tư lần lượt là CIENCO1 20% (53 tỷ
đồng), Yên Khánh 40% (106 tỷ đồng) và Thái Sơn 40% (106 tỷ đồng).
Theo báo cáo tài chính bán niên
năm 2015 của CIENCO1, Công ty này mới chỉ góp 44,5 tỷ đồng vào BOT cầu Việt Trì
nhưng đã chiếm tới 27,61% vốn sở hữu.
Công ty cổ phần Phát triển đầu tư
Thái Sơn được thành lập năm 2009, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Đầu
tư xây dựng các công trình giao thông cầu đường, các công trình dân dụng và quốc
phòng, khai thác khoáng sản; vận tải hàng hóa đường bộ, đường sắt và đường thủy
nội địa; khai thác kho bãi Logistics; đầu tư xây dựng và khai thác các khu du lịch
sinh thái, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, đô thị; các khu vui chơi,
giải trí; phân phối bia rượu nước giải khát; kinh doanh nhà hàng, khách sạn,…
Trong khi đó, Công ty TNHH Sản xuất
thương mại dịch vụ Yên Khánh được thành lập từ năm 2005 do bà Vũ Thị Hoan (sinh
năm 1985) làm Chủ tịch HĐQT. Vốn điều lệ hiện nay của Công ty Yên Khánh là
1.800 tỷ đồng gồm ba cổ đông sáng lập là: bà Đinh Thị Hiên (30%), Vũ Thị Hoan
(69,5%) và Đinh Thị Liên (0,5%).