Khi trận đấu giữa đội tuyển bóng
đá nam Olympic Syria và Olympic Việt Nam kết thúc, những chàng trai khoác lên
mình chữ “SYRIA” ngồi thẫn thờ trên sân.
Với họ, không chỉ là thắng thua
một trận đấu. Ở đất nước bom đạn oanh tạc thường ngày, đến cái sân vận động làm
sân nhà cũng chỉ là giấc mơ thì con đường trở về luôn mờ mịt khói lửa. Bóng đá
đam mê, cuốn họ chơi cùng nhau ở mỗi giải đấu, trận đấu. Xong cuộc, đường ai nấy
đi.
Tổ ấm, quê hương đầy mùi thuốc
súng, họ đá bóng để nói với thế giới rằng: Những người dân Syria vẫn còn sống
và khát vọng mãnh liệt cuộc sống yên bình…
Câu chuyện về những chàng trai
Syria diễn ra khi chúng ta đang sống trong những ngày mùa thu lịch sử. Hơn lúc
nào hết, chúng ta ý thức giá trị cao cả của độc lập, tự do, của bình yên, hạnh
phúc, thức tỉnh để cảnh giác, tẩy chay với những hoạt động xảo trá, phá hoại mà
kẻ địch đang cố tìm cách lợi dụng kích động…
Một năm trước, đội tuyển quốc
gia Syria tạo dấu ấn lịch sử khi lọt tới vòng play off (đấu với Úc) để tranh vé
vớt dự World Cup 2018. Xếp thứ ba trong bảng đấu có mặt các anh tài Iran, Hàn
Quốc cũng như 2 đội tuyển sở hữu nguồn lực hùng mạnh Trung Quốc và Qatar là
thành tích trong mơ với các cầu thủ Syria vốn không được thi đấu bất kỳ trận
nào ở quê nhà vì chiến tranh. Họ lần lượt phải chọn Qatar, Oman và Malaysia làm
sân nhà trong quá trình thi đấu vòng loại.
|
|
Trong một lần hành quân đến Hà Nội
đá giao hữu, trước giới truyền thông Việt Nam, HLV tuyển Syria, ông Alkahim
chia sẻ: “Mặc dù sở hữu nhiều cầu thủ giỏi nhưng vì Syria đang xảy ra chiến
tranh nên chúng tôi không được chơi bóng trong nước mà phải ra nước ngoài. Đó
cũng là một điều thiệt thòi vô cùng to lớn. Không có gì đau khổ hơn chiến
tranh. Nó làm ảnh hưởng đến đời sống của tất cả người dân Syria, trong đó có
chúng tôi. Nhưng càng khó khăn bao nhiêu, chúng tôi càng phải nỗ lực bấy nhiêu.
Nếu đoạt được tấm vé dự World Cup, có lẽ đó sẽ trở thành giấc mơ đẹp nhất của
cá nhân tôi, của từng cầu thủ và của tất cả người dân Syria đang chịu những cảnh
thương đau”.
Còn tại ASIAD, hình ảnh các tuyển
thủ Olympic Syria đọng lại trong chúng ta bao điều suy ngẫm. Màu áo đỏ mỗi tuyển
thủ Syria mặc không in tên cầu thủ phía sau lưng như các đội tuyển khác mà in
chữ “SYRIA”.
Chiến tranh đã lấy đi của họ một
đất nước tươi đẹp, một nền kinh tế bền vững, lấy đi tự do và tất cả. Thủ đô và
thành phố lớn nhất của Syria - Damascus - từ lâu đã là một trong những trung
tâm văn hóa và tiến bộ nghệ thuật của thế giới Ảrập, đặc biệt trong lĩnh vực âm
nhạc Ảrập cổ điển.
Nội chiến Syria được kích thích
từ cái gọi là “Mùa xuân Ảrập”, bắt đầu vào năm 2011 dưới hình thức một chuỗi
các cuộc kháng nghị dưới danh nghĩa hòa bình.
Theo Tổ chức Quan sát nhân quyền
Syria, tính đến năm 2017, có khoảng trên dưới 400 nghìn người thiệt mạng trong
nội chiến Syria, khoảng 5 triệu người Syria (trong tổng số hơn 17 triệu người)
đã tị nạn tại quốc gia khác.
Hình ảnh chiếc áo và những bước
chạy, những khuôn mặt, những khoảnh khắc của cầu thủ đến từ Syria lay động lòng
người hơn mọi ngôn ngữ. Hình ảnh đó truyền đạt thông điệp vốn là bài học vô giá
cho chúng ta, những người dân trên đất nước Việt Nam thanh bình hôm nay.
Chúng ta đã “thà hy sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, một nền hòa
bình, độc lập có được khi trong từng nắm đất là máu xương của bao thế hệ cha
anh đã ngã xuống.
Dù rằng xã hội còn nhiều tồn tại,
còn nhiều bức xúc, nghịch lý vì cuộc đấu tranh cải tạo giữa cái cũ và cái mới,
cái tốt và cái xấu là quá trình vô cùng cam go. Nhưng, mừng Quốc khánh, mừng độc
lập trong độc lập, hạnh phúc, hòa bình, giá trị ấy thiêng liêng, cao quý vô
cùng.
Vậy mà nhiều người còn vì các lý
do, động cơ khác còn nối gót, làm tốt thí cho những kẻ phá hoại, còn ảo tưởng
vì những giấc mộng đổi đời từ phương Tây, còn mụ mị với những khẩu hiệu “dân chủ,
nhân quyền” hết sức lệch lạc…
----------------------
“Nếu chiều nay tuyển O.Việt Nam
thắng O.Hàn Quốc, anh chị em ta sẽ mặc áo này đi bão nhé cả nhà” - đây là đoạn
status trên Facebook của một đối tượng thuộc nhóm “Sách cho giáo xứ” tại Hà
Tĩnh, từng nhiều lần tham gia chống phá dưới chiêu bài “hành động vì môi trường
biển”. Kèm “lời kêu gọi” là hình ảnh áo phông in chữ “Phản đối Luật An ninh mạng”
phía sau lưng và “Không đặc khu, không Tàu cộng” phía trước ngực.
Theo phản ánh của người dân,
không chỉ có viết “lời kêu gọi” xuống đường dưới danh nghĩa cổ vũ bóng đá và “mừng
Quốc khánh 2-9”, các đối tượng đã tìm cách phát áo phông có in những dòng chữ
trên cho nhiều người.
Trên trang fanpage ghi “Việt
Tân”, các đối tượng đưa ra những lời lẽ có tính miệt thị. Chẳng hạn, trước cảnh
hàng triệu người dân xuống đường ăn mừng, cổ vũ chiến thắng cho đội tuyển bóng
đá, chúng lái vấn đề thành “Chỉ thắng một trận đá banh, cả nước xuống đường.
Sao không vì tương lai của một dân tộc, cả nước xuống đường”.
Nội dung này thực chất là cổ súy
cho ý đồ kích động người dân xuống đường biểu tình theo kịch bản của tổ chức Việt
Tân và các thế lực chống phá.
Thực tế, từ sau vụ gây rối tại
Phan Rí Cửa (Bình Thuận) và một số tỉnh phía Nam, cơ quan chức năng đã phát hiện
có sự móc nối, xây dựng cơ sở ở nội địa của các tổ chức phản động người Việt
lưu vong ở nước ngoài như: tổ chức khủng bố “Đảng Việt Tân”, “Chính phủ quốc
gia Việt Nam lâm thời”, tổ chức “Triều đại Việt Nguyễn”…
Các tổ chức này còn trực tiếp
cung cấp tiền bạc, chỉ đạo các đối tượng thành viên trong nước tiến hành lôi kéo,
xúi giục những người nhẹ dạ cả tin, số đối tượng hình sự, bất mãn, thiếu hiểu
biết biểu tình, tấn công trụ sở cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tấn
công người thi hành công vụ… Trong số đó có cả các đối tượng hình sự, đối tượng
nhiễm HIV, AIDS được thuê bằng tiền.
Trước tình hình trên, Bộ Công an
đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động các phương án đảm bảo an
ninh, trật tự, rà soát, xây dựng, triển khai các phương án phòng, chống tụ tập
đông người gây rối an ninh trật tự, chống biểu tình, bạo loạn trên địa bàn. Đã
đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động phá hoại.
Cụ thể: Tối 28, rạng sáng
29/8/2018, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an, Công an tỉnh Bình Định phối
hợp Công an tỉnh Phú Yên đã bắt giữ đối tượng Lê Quốc Bình (sinh năm 1974, hộ
khẩu thường trú tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), đối tượng tham gia tổ chức khủng
bố Việt Tân, từ Campuchia vượt biên về nước, mang theo nhiều vũ khí nhằm hoạt động
khủng bố, phá hoại.
Nguyễn Ngọc Ánh làm nghề nuôi
tôm, song đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để công khai viết bài, chia sẻ
nhiều bài viết, video, nhận live stream phát trực tiếp của nhiều đối tượng phản
động trong và ngoài nước, có nội dung tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước Việt
Nam.
Đối tượng còn kêu gọi, kích động,
xúi giục người dân biểu tình, phá hoại trong dip lễ 2-9. Hiện đối tượng đang bị
tạm giữ để điều tra làm rõ hành vi phạm tội.
-----------------
Như chúng tôi đã cảnh báo, “cách
mạng màu” là một chiến lược của các thế lực thù địch, phản động nhằm áp đặt
quan niệm, giá trị “dân chủ” kiểu phương Tây thông qua các thủ đoạn can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia.
Thực chất, đây là việc làm phản
dân chủ, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của thời đại, xét trên mọi khía cạnh, nó
chính là một bộ phận hợp thành của chiến lược “diễn biến hòa bình” thời kỳ hậu
“Chiến tranh lạnh”. Đây là phương thức tiến hành các hoạt động chủ yếu là phi
vũ trang, phi quân sự nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, đưa các nước XHCN đi theo quỹ đạo
tư bản chủ nghĩa; chống phá nền độc lập của các quốc gia, dân tộc.
Qua các cuộc “cách mạng màu”
trong những năm gần đây cho thấy đây là thủ đoạn rất nguy hiểm mà các thế lực
thù địch, phản động triệt để lợi dụng. Các đối tượng cơ hội, cực đoan trong nước
trở thành những quân cờ, con rối lợi hại cho kẻ địch, thực hiện các hành vi phạm
pháp một cách cố ý.
Trong khi đó, không ít người vì
nhẹ dạ, cả tin, vì bị lôi kéo cũng xuống đường làm theo ý đồ của chúng, thậm
chí có người vẫn mù quáng cho rằng đập phá trụ sở cơ quan công quyền, tấn công
lực lượng làm nhiệm vụ là… thể hiện lòng yêu nước!
Bài học đắt giá từ Syria đòi hỏi
chúng ta phải tỉnh táo nhận diện để giữ gìn những giá trị đất nước, dân tộc hôm
nay đang có, không để kẻ xấu biến thành con rối phá hoại.
(An Nhi/An ninh thế giới cuối
tháng)