Những năm gần đây, cuộc “đốt lò” trong
lĩnh vực chống tham nhũng đã mang lại kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên,
trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa vẫn đang là
vấn đề nóng bỏng. Việc hạ bệ thần tượng Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu rồi xuyên tạc
lịch sử… vẫn diễn ra công khai từ chính những cá nhân hoặc tổ chức từng đã hoặc
đang đứng trong hệ thống công quyền. Hoạt động trên của nhóm người “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” không được xử lý kịp thời
khiến lòng dân nghi ngại, nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong
của chế độ…
Rất mừng là bây giờ, với việc xử lý ông
Chu Hảo, cuộc “đốt lò” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa đã chính thức bắt đầu!
Chu Hảo là người ủng hộ cuốn sách dị tật, độc
hại “Gạc Ma - vòng tròn bất tử” của ông Lê Mã Lương. Chu Hảo
cũng là người phản đối Hiến pháp 2013 và vô số vụ ủng hộ đám Dân chủ cuội…
Từ ngày 17 đến 19/10/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đã họp kỳ 30. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra Trung ương, chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã
xem xét, kết luận các dấu hiệu vi phạm đối với ông Chu Hảo, Giám đốc - Tổng
biên tập Nhà xuất bản Tri thức.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu: “Với
cương vị là Giám đốc - Tổng biên tập, đồng chí Chu Hảo chịu trách nhiệm chính
về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ
quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của ông Chu
Hảo là nghiêm trọng:
“Từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những
bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển
hóa’. Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm
ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến
mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
Chu Hảo sinh ngày 15/5/1940. Ông từng giữ chức Thứ
trưởng Bộ Khoa học công nghệ từ năm 1996 đến 2005. Ông hiện là Giám đốc Nhà
xuất bản Tri Thức và Phó Hiệu trưởng Đại học Phan Châu Trinh.
Cũng cần nói thêm, tên Trương Huy San, biệt danh “Vẩu
San hô”, “Osin Huy Đức” nắm được nhiều tin tức để chém gió trên mạng cũng là từ
Chu Hảo mà ra.
VÀI NÉT VỀ CHU HẢO
I. Những sự thật về giáo sư Chu Hảo mà ít người để ý
1- Là thành viên quan trọng của một nhóm lợi ích trong
hệ thống chính quyền.
Chu Hảo là con ông Chu Đình Xương, cán bộ cao cấp của
ngành Công an, từng giữ chức Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, Phó Giám đốc
Sở Công an Trung Bộ, Giám đốc Sở Công an Nam Trung Bộ, sau chuyển ngành làm
Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên, khi cậu ấm Chu Hảo
được chính quyền biệt đãi về đường học hành. Đọc tiểu sử, sẽ thấy cuộc đời Chu
Hảo là một chặng đường thăng tiến thẳng tắp, không chướng ngại, thông qua những
trường lớp, bằng cấp và chức vụ chính thống trong hệ thống Xã hội Chủ nghĩa.
Mọi đặc ân và vị thế trong đời Chu Hảo đều được hệ thống ban cho. Vì lí do này,
ông Hảo không tránh khỏi việc tham gia vào một nhóm lợi ích trong chính quyền,
có thể với vai trò thiết yếu.
Khi tham gia phong trào đối lập, Chu Hảo không những
không phải trả giá, mà còn thăng tiến trong phong trào nhanh, đều và vững như
khi ông làm quan. Trong khi Chu Hảo, người kiểm soát nguồn tiền, nguồn quan hệ
và nguồn ô dù của tổ chức, mới là người thật sự có quyền ra quyết định trong Viện
nghiên cứu phát triển (IDS).
Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và các tổ chức con, cho tới
giờ, hầu hết tội vạ của các tổ chức này vẫn bị hệ thống chính quyền trút hết
lên đầu Quang A và Nguyên Ngọc, là hai gương mặt bị đẩy ra làm người phát ngôn
công khai, rồi bị cả hai phe dùng làm bia bắn.
2- Là người có năng lực chuyên môn yếu kém
Chu Hảo làm luận án Tiến sĩ năm 1979. Ông được phong
hàm Giáo sư năm 1983. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng từ đó đến nay, ông không hề có
một công trình nghiên cứu có giá trị nào trong ngành vật lý, là lĩnh vực chuyên
môn của mình. Trong tiêu chuẩn của giới học thuật, một người dành nửa đời để đi
học, nhưng không cho ra được công trình nghiên cứu hoặc sáng tạo có giá trị nào
thì chỉ đáng được coi là một cậu học sinh, chứ không phải là một trí thức.
3- Là một trong những người phải chịu trách nhiệm về
tình trạng yếu kém của nền khoa học - công nghệ Việt Nam
Năm 1985, Chu Hảo làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Công
nghệ Quốc gia. Ngoài ra, còn làm ở Viện Vật lý Kỹ thuật, và làm Viện phó Viện
Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ
Khoa học & Công nghệ kiêm Giám đốc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Từ 2005 đến
giờ, ông là thành viên Hội đồng Trung ương của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ
thuật Việt Nam. Như vậy, Chu Hảo đương nhiên đứng đầu danh sách những người
phải chịu trách nhiệm về tình trạng yếu kém của nền khoa học và công nghệ Việt
Nam. Ông cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
và những vụ tham nhũng đằng sau, khi mà cho đến giờ, 9 năm sau khi dự án được
triển khai, khu đất này vẫn giống một mảnh đất hoang để cho thuê hơn là một
“thành phố công nghệ” như dự tính. Vậy mà suốt bao năm nay, trong khi toàn bộ
phong trào đối lập vẫn không ngừng phê phán sự yếu kém của nền khoa học - công
nghệ Việt Nam, nó không hề đặt câu hỏi về trách nhiệm của Chu Hảo. Thay vào đó,
Giáo sư Chu Hảo - người không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoặc bài
báo học thuật có giá trị nào trong đời, cũng là người thất bại trong mọi vai
trò quản lí mà ông từng đảm nhiệm, lại được dư luận ca ngợi như một trí thức
lớn, tiến bộ, yêu nước thương dân.
4- Chuyên cứu thế giới bằng tiền của người khác
Hiện nay, trong mắt dư luận, Chu Hảo hiện diện dưới
cương vị Giám đốc NXB Tri Thức, thành viên trong ban lãnh đạo Viện Phan Chu
Trinh, Đại học Phan Chu Trinh (vừa giải thể), và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh.
Ông thể hiện mình là một nhà hoạt động và "nhà yêu nước mẫn
cán", khi liên tục đi từ Bắc chí Nam để vận động tài chính cho những
tổ chức này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khi Đại học Phan Chu Trinh phải đóng
cửa vì thua lỗ, và NXB Tri Thức liên tục than vãn về tình hình tài chính khó
khăn, Nguyên Ngọc sống dựa vào một căn hộ tập thể xập xệ, cũ nát và cơ sở vật
chất của trường, nhiều tác giả và dịch giả hợp tác với NXB Tri Thức được trả
nhuận bút bằng… sách, thì Chu Hảo vẫn đang chơi golf hằng tuần, đồng thời sở
hữu nhiều biệt thự ở Đà Nẵng và Hà Nội.
Bây giờ, nếu dư luận đề nghị NXB Tri Thức minh bạch
hóa tài chính, chưa chắc ông Chu Hảo dám thông qua.
Từ tất cả những đặc điểm trên, có thể kết luận rằng
Chu Hảo không phải là một trí thức, cũng không phải là một người yêu nước. Ông
chỉ là một nhân vật con ông cháu cha, hưởng mọi sự đãi ngộ của chế độ, rồi giữ
vị trí quan trọng trong một nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích đó, chuyên dùng các trí
thức giả và thật để giành tính chính danh. Trong việc dán nhãn trí thức của phe
này, Chu Hảo giữ một vai trò chủ chốt.
II. Quyền lực của Chu Hảo
Vì sao nói Chu Hảo là một nhân vật đặc biệt quan trọng
với ảnh hưởng bao trùm lên Viện IDS, Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, Viện Phan Chu
Trinh, trang Bauxite Việt Nam, cùng một loạt các hội đoàn dân sự liên quan đến
phe này?
Để có câu trả lời, hãy điểm lại lịch sử NXB Trí Thức,
do Chu Hảo làm Giám đốc, để thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chức năng dán mác,
phong thần của cơ quan này với sự nổi lên của các hội nhóm.
Năm 2005, Chu Hảo bất ngờ nghỉ hưu sớm.
Cùng năm này, ông trở thành thành viên Hội đồng Trung
ương của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Tháng 09/2005, NXB Tri Thức được thành lập, trực thuộc
VUSTA, và đặt văn phòng ở ngay trụ sở VUSTA.
Ngày 07/12/2005, VUSTA ra Quyết định số 1417/QĐ-LHH,
về việc thành lập Quỹ Dịch thuật Việt Nam, thứ được đổi tên thành Quỹ Dịch
thuật Phan Chu Trinh vào ngày 09/01/2007, rồi đổi tên thành Quỹ Văn hóa Phan
Chu Trinh vào tháng 11/2008.
Cũng trong tháng 12/2005, NXB Tri Thức xuất bản những
cuốn sách đầu tiên của mình. Nhuận bút cho dịch giả của những cuốn sách này
cũng chính là khoản chi đầu tiên mà Quỹ Dịch thuật Việt Nam xuất.
Tháng 12/2006, các bản dịch của NXB Tri Thức bắt đầu
được tài trợ của Trung tâm Văn hóa và Hợp tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam,
trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh. Không đáng ngạc
nhiên, vì Chu Hảo là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp từ 1996 đến nay.
Từ tháng 01/2007, tại trụ sở VUSTA, số 53 Nguyễn Du,
Hà Nội, NXB Tri Thức bắt đầu tổ chức định kì “một loạt các buổi tọa đàm
về sách và đọc sách”. Trong thực tế, đa số các “buổi tọa đàm” này có bản
chất là buổi diễn thuyết, nơi diễn giả mượn sách để tuyên truyền chính trị.
Trong những buổi sinh hoạt này, Chu Hảo thường xuyên giữ vai trò điều phối.
Tháng 02/2007, ngay sau khi Quỹ Dịch thuật Việt Nam
đổi tên thành Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh, NXB Tri Thức khởi động kế hoạch
xây dựng lực lượng sinh viên, bằng buổi diễn thuyết đầu tiên trên giảng đường,
tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.
Ngày 18/10/2007, Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) được
Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội cấp giấy phép hoạt động khoa học và công nghệ. Từ
07/12/2007, Viện IDS đã liên tục cùng NXB Tri Thức tổ chức các “buổi tọa đàm” ở
trụ sở VUSTA. Cho đến hết tháng 07/2008, 16 thành viên của Viện IDS chỉ nhận
tổng cộng 3 đề tài nghiên cứu, và không đưa ra được một công trình nghiên cứu
hoàn chỉnh nào. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian này, Viện tổ chức
trung bình 2 “buổi tọa đàm” một tháng. Với kết quả nghiên cứu quá ít và mật độ
“tọa đàm” quá dày, khó có thể nói Viện IDS và một viện nghiên cứu nghiêm túc
hay một công ty tổ chức sự kiện.
Tháng 6/2008, NXB Tri Thức xuất bản cuốn sách đầu tiên
của Đặng Phong, người mà họ tôn vinh là “sử gia kinh tế số một của Việt Nam”.
Năm 2008, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Thành, thành viên Quỹ Văn hóa Phan Chu
Trinh, bắt đầu làm giảng viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Ngày 07/7/2008, Nguyễn
Đức Thành thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) trực
thuộc Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, và lập tức giữ chức Giám đốc Trung tâm. Tháng
12/2008, NXB Tri Thức phối hợp với VERP và đại sứ quán Pháp tổ chức buổi hội
thảo về sách kinh tế đầu tiên của mình. Tháng 05/2009, NXB Tri Thức trở thành
đơn vị hợp tác chính thức về xuất bản với VEPR, chịu trách nhiệm xuất bản mọi
ấn phẩm của VEPR. Tháng 12/2009, ở Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, NXB Tri Thức phối
hợp với Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và VEPR tổ chức một buổi tọa đàm về kinh tế,
với sự tham gia của Đặng Phong. Năm 2010, Đặng Phong mất.
NXB Tri Thức cũng là cơ quan bảo trợ cho việc xuất bản
và tổ chức sự kiện cho các ấn phẩm và hoạt động của ông Phạm Toàn. Cần lưu ý rằng
hầu hết những hợp tác sôi động giữa NXB Tri Thức và Phạm Toàn được tiến hành
trong hai năm 2009 và 2010, khi trang Bauxite Việt Nam do ông này tham gia điều
hành đang là tâm điểm của phong trào chính trị đối lập. Xin hãy nhìn vai trò
của nhóm trí thức cầm đầu Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh trong trang Bauxite Việt
Nam, và thái độ của trang này đối với nhân vật Phan Chu Trinh.
Còn Đại học Phan Chu Trinh và Viện Phan Chu Trinh thì
chỉ là cái vỏ để Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh chiếm đất công, tiếp cận sinh viên,
và công khai qui tụ các tổ chức. Tất nhiên, trong tất cả các tổ chức này, Chu
Hảo đều giữ vai trò quan trọng, cả trên danh nghĩa lẫn hiện thực.
Nhìn toàn bộ tiến trình thời gian, có thể thấy các
chân rết của Chu Hảo đã chỉ công khai ra mắt, hoặc hoạt động sôi động, sau khi
được NXB Tri Thức cung cấp tính chính danh. NXB Tri Thức có vai trò như một
loại bảng phong thần của phe này. Nó khoác cái vỏ “trí thức”, “chính thống”,
“được công nhận” cho mọi hoạt động của người trong phe - dù là hoạt động tuyên
truyền chính trị hay hoạt động kinh doanh, trong những đường dây bán tranh và
tác phẩm nghệ thuật chất lượng thấp cho giới giàu sổi ngoại quốc.
Cần nhớ rằng NXB Tri Thức không phải là vũ khí duy
nhất của Chu Hảo. Với cương vị Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp từ năm 1996
đến nay, Chu Hảo là người cầm cân nảy mực ở tòa nhà L’espace Tràng Tiền, không
gian sinh hoạt văn hóa được coi là sang trọng và đắt giá nhất miền Bắc Việt
Nam. Trong cái thường gọi là giới học thuật và nghệ thuật Việt Nam, ai được tổ
chức sự kiện ở NXB Tri Thức và L’espace, người đó có tên tuổi được công nhận,
và tiền đồ có cơ cất cánh.
Bằng năng lực luồn lách của mình, Hảo thu về dưới trướng
không chỉ những trí thức già nua hay những “nhà hoạt động” xu thời, mà cả nhiều
nhóm thanh niên có nhiều tham vọng kèm chút chữ nghĩa. Nổi bật gần đây là
HopeLab - một hội đoàn tự xưng là “Academic Team”, nhưng không có các sản phẩm
học thuật. Nhóm này chỉ có hai hoạt động: diễn thuyết để quảng bá triết học
chính trị, và tài trợ tủ sách - đa phần là sách chính trị - cho các quán café.
Tiền mua sách không rõ nguồn, nhưng lượng quán café đã thâm nhập được cho là
rất lớn. HopeLab kiểm soát hai tụ tiểm, là quán TranQuil và Tổ Chim Xanh. Trong
đó, TranQuil là một điểm đến thường xuyên của Đoan Trang và những người bạn.