Một trong những nội dung đang thu hút sự quan tâm của dư luận là
việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào ngày 22/10 tới
đây. Nhiều quan điểm bày tỏ sự đồng tình ủng hộ với mô hình Tổng Bí thư đồng thời
làm Chủ tịch nước. Song, bên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến băn khoăn cho rằng nếu
tập trung Tổng Bí thư với Chủ tịch nước vào một người thì có thể nảy sinh
“chuyên quyền”, “độc đoán”; thậm chí đám “dân chủ” như Bùi Thanh Hiếu, Huỳnh Thục
Vy, Phạm Công Út, Nguyễn Xuân Diện... còn xuyên tạc rằng đây là việc nhất thể
hóa thể hiện sự “tham quyền”, là “đấu đá quyền lực”, phe thân “Tàu cộng” đã thắng
phe “thân Mỹ”...?!
Trước tiên cần nhận thấy rằng, việc Trung ương thống nhất giới thiệu
Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước đây không phải là kiêm nhiệm chức
danh hay nhất thể hóa mà đây là tình huống không may Chủ tịch nước Trần Đại
Quang mất đột ngột, giờ khuyết chức danh này thì cần có người làm ngay. Theo
đó, Bộ Chính trị, Trung ương đã có nhiều phương án, nhưng qua quá trình trao đổi
rất dân chủ, trách nhiệm, Trung ương đã thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí
thư để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Đây là ý kiến của Trung ương, còn
ra Quốc hội bầu có được không thì cần phải chờ đợi kết quả tại Quốc hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước (ảnh Internet) |
Mặt khác, việc giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội
bầu làm Chủ tịch nước, đây chính là sự lựa chọn nhân sự tốt nhất tại thời điểm
hiện nay. Bởi lẽ, bên cạnh việc theo Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy
định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, Chủ tịch nước phải là người bảo đảm
đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần
có các phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung
ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng; Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các
mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết
sâu, rộng về công tác tư pháp; Chủ tịch nước phải là trung tâm đoàn kết các lực
lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh
đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; Chủ tịch nước
cũng phải là người đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh Bí
thư Tỉnh ủy, Thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính
trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương
quyết định); thì về mặt cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn cho thấy là
người lãnh đạo hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của người đứng đầu nhà nước.
Việc 100% Ủy viên Trung ương bỏ phiếu thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí thư
để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước đã nói lên tất cả sự uy tín, mẫu mực của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.