Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

HÀ VĂN THỊNH: SAO LẠI PHẢI “NGHĨ VỤN VỀ NGÀY 30.4”?

Cùng là người giảng viên dạy tại Đại học Huế như Hà Văn Thịnh, tôi đã không ít lần nêu chuyện và cảnh báo trên mạng với kiểu nói càn của ông ta. Biết lúc này Thịnh đang bị ung thư, đang gấp rút chữa trị sợ không kịp với trời đất nhưng vào dịp này lại thấy ông ta lên tiếng viết lên FB những dòng quá trớn, buộc lòng tôi phải có vài lời…

HÀ VĂN THỊNH: SAO LẠI PHẢI “NGHĨ VỤN VỀ NGÀY 30.4”?

Trước hết, tôi cũng xin nói thẳng (vì tôi biết quá rõ bản chất và phong cách nói càn của HVT) ông ta không “nghĩ vụn…” một chút nào. Ông ta ngày càng bộc lộ bản chất của một kẻ hậm hực, căm hờn, chống đối với chế độ, với xã hội đang cưu mang mạng sống của ông ta. Đây cũng là một phần trong muôn điều mà ông ta đã thể hiện bản chất CÀN - CHỐNG ĐỐI từ nhiều năm nay. Khi viết lên FB, có nhiều kẻ cùng tâm trạng, một số sinh viên a dua, chỉ nghe thầy nói tưởng như là chân lý, có lương tâm và trách nhiệm đã like và share như rô bốt, đã làm cho thầy u mê tưởng như là những phát ngôn ấn tượng, hiếm hoi.
Trở lại bài viết.
Ông ta cho chiến thắng 30/4 nói là “vĩ đại”, “tài giỏi” thì không. Với ông ta khi đang còn chiến tranh ở quê nhà chỉ ăn dưa cà, mắm nhút thì không thể nào thấm hiểu nổi cái giá của chiến tranh, nhất là ở miền Nam, dù ông ta học cao hiểu sử rành rẽ. Ông đã sống nhiều năm trên miền Bắc trước 1975, khi mà một ngày không có báo động, không nghe tiếng máy bay gầm rú là một ngày hạnh phúc, bình yên với hàng triệu người. Chiến tranh qua đi, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đã phải thừa nhận và ngả mũ bái phục về cuộc trường kỳ kháng chiến của cả dân tộc này. Không chỉ một lần mà trên 40 năm nay người ta vẫn nhắc chiến thắng 30/4 như một huyền thoại của thế kỷ 20. Không phải những ông Cộng sản, không phải những người con Việt yêu nước thiết tha thì không có ai khác có thể làm nên sự vĩ đại, tài giỏi đó. Biết rằng sự vĩ đại không thể lấy hoa cẩm nhung thay cho cây súng, không thể nằm nệm ấm giường êm thay cho nếm mật (đắng) nằm gai. Cụ Hồ đã tiên đoán và quyết đoán: “Dù đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng phải dành cho được tự do độc lập”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đánh đổi độc lập của một dân tộc, tự do được sống bình an cho hàng chục triệu người thì không thể lấy nhung lụa mà đuổi được tà ma. Hy sinh của hàng triệu con người là cái giá quá cao nhưng không phải những ông Cộng sản gây ra, không phải hy sinh cho Cộng sản hưởng mà là hòa bình cho hàng chục triệu con người Việt trong đó có ông Thịnh và gia đình ông ta. Hãy ngước mắt mà nhìn sang Tàu, sang Triều Tiên dù là những nước lớn nhưng hơn 2/3 thế kỷ nay vẫn bị chia cắt, chiến tranh có thể đe dọa bất cứ lúc nào. Không dùng từ giải phóng miền Nam thử hỏi ai đã làm cho để có được như ngày hôm nay. Ông Thịnh nhìn vào đó để suy ngẫm, đừng như khi đang còn khỏe, cóc ngồi đáy giếng, ngày nào cũng lê lết bia lạnh dưới gốc cây đầu đường Lê Hồng Phong để rồi ma men làm lú lẫn…
Là “giáo sư sử học” nhưng ông ta lấy chiến tranh chống xâm lược của Việt nam để so sánh với cuộc nội chiến 1861-1865 của nước Mỹ. Ở đất nước họ, các tầng lớp quý tộc giành nhau quyền lợi dẫn đến nội chiến, không một kẻ xâm lược nào đưa quân đội, vũ khí vào đánh chiếm, bức hại dân Mỹ. Khác hoàn toàn với chiến xâm lược của Mỹ với VN khi chúng đưa nửa triệu quân đổ bộ vào Miền Nam. Quân Ngụy được dựng nên bởi chính quyền Sài Gòn chỉ là những thây ma chính trị để làm lính đánh thuê, làm bia đỡ đạn. Mỹ không hất cẳng Pháp sau 1954 dựng nên Đệ Nhất cộng hòa và các chính quyền nối tiếp sau này, không có Mỹ chống lưng, hậu thuẫn chi viện từ cân gạo đến vũ khí thì chắc chắn 1956 đã có Tổng tuyển cử thống nhất. Ở đây không có nội chiến giữa Cộng sản và chính quyền Ngụy, lại càng không phải là chiến tranh sắc tộc, xung đột 2 miền. Nêu việc Tổng thống Lincoln cho chiêu tập thi hài 3.200 liệt sĩ mền Bắc và 4.700 thi hài miền Nam nước Mỹ để xây dựng NGHĨA TRANG QUỐC GIA CHUNG Gettysburg coi “đó là cách duy nhất, con đường ngắn nhất để cả dân tộc sau này nhanh chóng bỏ qua hận thù”. Ông ta quên rằng nếu quy tập 58.000 binh sĩ Mỹ sang Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn để làm một nơi tưởng niệm chắc là nhân dân Mỹ hưởng ứng nhiệt tình lắm!? Không hiểu cái kiểu Ông ta đưa ra có phải là cách hay nhất để xóa bỏ hận thù, hòa hợp dân tộc?
Cái mà ông ta cố gào lên là năm nào cứ vào dịp 30/4 loa đài của nhà nước lại ngập tràn 2 chữ Giải phóng,“cứ ra rả ” kiểu này như xát muối vào nỗi đau của phía bên kia, biết khi nào mới hòa hợp và coi đây như trò hề. Không hiểu tư duy của ông thầy dạy sử khi nhắc lại lịch sử phải nói thế nào. Kỷ niệm và gợi lại niềm tự hào không khí chung của đất nước, của một ngày lịch sử phải là ngày vui chứ chẳng lẽ ngồi khóc? Và ngày này cũng không thể là ngày vui của những kẻ đã cố bám lên càng trực thăng “bán sống bán chết” chạy di tản. Ông ta phủ nhận điều đó cũng có thể không còn chút máu nào nữa của con dân Việt hoặc là hận thù chống đối quá độ sinh ra quẫn trí, sinh ra nói liều, nói cho lấy được.
Nói tóm lại, với HVT thì cái máu nói liều, nói càn đã thành bản chất tư duy, nhưng nói mang tính hận thù, cay nghiệt mang màu sắc chống đối chế độ thì ông ta đã có trong tiềm thức từ lâu. Người ta chưa “sờ gáy”của ông nên được đà nói càn, nói bạt mạng. Cái kiểu nói của ông làm cho một số “kẻ đồng dạng”, sinh viên biết ông nghe cho vui tai rồi làm ra vẻ hưởng ứng. Nhưng chuyện lớn mang tính đại sự quốc gia không thể cái để đùa đưa ra làm trò hề. Cái kiểu viết chống đối kiểu đó đưa lên mạng là vi phạm Luật ANM rồi đó! Mong cho ông bình tâm để có cái nhìn khách quan của con nhà sử. Bệnh tình ung thư qua khỏi là tốt, nếu có mệnh hệ gì cũng để tiếng thơm cho hậu thế. Với lương tri của nhà giáo tôi khuyên ông “mô phạm”, thanh thản những quãng ngày hưu còn lại.