Ngày 12/6, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh Mạng. Luật quy định rằng các công ty cung cấp dịch vụ trên Internet, như Facebook hoặc Google, sẽ phải “lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam”. Quy định này cho phép cơ quan Công an nhanh chóng phát hiện và xử lý các dữ liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, Công an sẽ dễ dàng gỡ bỏ các bài viết hoặc trang Facebook có nội dung chống Nhà nước.
Từ nửa năm nay, nhiều tổ chức và cá nhân phản động, dân chủ zởm đã ra sức phản đối dự luật An ninh Mạng một cách gay gắt. Trên mặt báo, họ nói rằng dự luật này vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam. Nhưng trong thực tế, dễ thấy dự luật này ảnh hưởng đến chính họ hơn là đến người dân bình thường.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, luồng dư luận phản đối dự luật An ninh Mạng chỉ được dẫn dắt bởi nhóm Trương Huy San và Lê Quang Đồng, cả hai đều là thành viên của các tổ chức RED Communication và Nhịp Cầu Hoàng Sa. Tuy nhiên, từ đầu tháng 6, ba tổ chức khác, là Diễn đàn Xã hội Dân sự, Luật khoa Tạp chí và Hate Change đã đồng loạt nhập cuộc.
Trong các tuần vừa qua, ba tổ chức này đã phối hợp hành động một cách rất nhuần nhuyễn với nhau. Cụ thể, ngày 11/6, Luật khoa Tạp chí đăng bài khẳng định rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang là “tác giả” của Luật An ninh Mạng, và luật này là “công cụ đấu tranh nội bộ”. Bài ký tên Hoàng Anh, một bút danh hoàn toàn mới trên trang Luật khoa, nên có thể là tên giả.
Chỉ một ngày sau đó, nhà thơ Hoàng Hưng của Diễn đàn Xã hội Dân sự đã viết một thư ngỏ, yêu cầu Chủ tịch nước Trần Đại Quang không ban hành Luật An ninh Mạng để chỉnh sửa thêm. Cùng ngày, nhóm Hate Change cũng đăng một kiến nghị gửi Chủ tịch nước, có nội dung tương tự, và kêu gọi cộng đồng ký tên.
Cùng lúc đó, một số thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự, như Nguyễn Quang A và Lê Đăng Doanh, cũng tiếp tục tuyên truyền thông qua các đài, báo nước ngoài như VOA, RFI, Bloomberg…
Đây không phải là lần đầu tiên Diễn đàn Xã hội Dân sự, Luật khoa Tạp chí và Hate Change phối hợp hành động với nhau. Những người đứng đầu ba nhóm này, là Nguyễn Quang A, Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan Trang đều là những nhà “ngụy dân chủ”, đã cùng nhau đi vận động nước ngoài trước kỳ kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam vào năm 2014.
Trong tuần qua, Tổ Luật sư “toàn thua” của Trần Vũ Hải đã tích cực nhập cuộc cùng các nhóm kể trên. Cụ thể, ông Hải đã đứng đầu 74 luật sư ký kiến nghị phản đối vào ngày 11/6, yêu cầu công khai danh tính các đại biểu không bỏ phiếu thuận vào ngày 12/6 và tuyên truyền rằng nên kêu gọi Quốc hội hoãn thi hành luật để sửa luật vào ngày 13/6. Do sự vận động của 5 tổ chức này, việc chống Luật An ninh Mạng đã trở thành tâm điểm của phong trào chống Cộng Việt Nam, dù trước đó chẳng mấy ai quan tâm. Việc bản kiến nghị của Nguyễn Vi Yên thu được 44 nghìn chữ ký (không có bằng chứng cụ thể) chỉ sau 4 ngày thể hiện rõ điều đó.
Hiện nay, các nhóm phản động, “ngụy dân chủ - nhân quyền”, hay những kẻ cơ hội chính trị đang phản đối Luật An ninh Mạng sử dụng ba lập luận chính.
Thứ nhất, chúng tuyên truyền rằng Luật An ninh Mạng vi phạm quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận. Khi làm vậy, chúng đã lờ đi một thực tế, rằng chính phủ của nhiều nước trên thế giới cũng đang kiểm soát dữ liệu trên Facebook và Google vì lý do an ninh quốc gia. Chẳng hạn ở Mỹ, Cơ quan An ninh Quốc gia được trực tiếp truy cập dữ liệu của Google, Microsoft, Apple và Skype, thông qua chương trình do thám PRISM. Cần lưu ý rằng chương trình này cho phép NSA theo dõi dữ liệu của cư dân toàn cầu, chứ không chỉ của người dân Mỹ. Tương tự, trong chương trình nghe lén ECHELON, Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand có khả năng giám sát phần lớn các luồng thông tin điện thoại, fax và số liệu dân sự trên phạm vi toàn thế giới.
Trong mọi tập thể, tự do cá nhân luôn mâu thuẫn với an ninh của tập thể. Vì vậy, mọi chính phủ đều phải tìm cách cân bằng giữa an ninh của tập thể và tự do của cá nhân, thông qua luật pháp. Khi đánh giá luật an ninh mạng, cần xem xét cả nhu cầu an ninh quốc gia và tình hình thế giới trên thực tế, chứ không thể chỉ dựa vào ba xu lý thuyết nhân quyền. Qua vụ bạo loạn ở Bình Thuận, có thể thấy nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam chúng ta đang rất lớn.
Thứ hai, nhiều nhóm phản động đang tuyên truyền rằng vì Luật An ninh Mạng buộc các công ty phải xin nhiều giấy phép hơn và trao cho lực lượng Công an quá nhiều quyền ra quyết định, nó vừa tạo cơ hội cho tham nhũng, vừa làm tăng vị thế của Bộ Công an. Lập luận này xuất phát từ Trương Huy San và đang được dùng lại bởi Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo độc lập. Có thể đây là một lo ngại hợp lý, vì quyền lực không bị hạn chế dễ dẫn đến lạm quyền. Chẳng hạn, chỉ hai tháng sau khi Hội nhà báo độc lập ra đời, chủ tịch Phạm Chí Dũng đã tự ý đẩy một hội phó và một ủy viên trái ý mình ra khỏi hội. Đề nghị Quốc hội và Bộ Công an nên bổ sung thêm các quy trình chống tham nhũng, lạm quyền cho công việc liên quan đến Luật An ninh Mạng, để đáp ứng những lo ngại hợp lý của Dũng và San.
Thứ ba, nhiều nhóm chống phá đang tích cực tung tin đồn rằng Luật An ninh Mạng sẽ cấm bán hàng online, hoặc sẽ khiến Facebook và Google rời khỏi Việt Nam. Đây là hai tin đồn thất thiệt. Người bán hàng online không hề bị ảnh hưởng bởi Luật An ninh Mạng, nếu họ nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp Việt Nam. Còn Facebook và Google đã đặt một số máy chủ ở Việt Nam từ năm 2014, nên những quy định mới trong luật có thể sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Chung quy rằng, Luật An ninh Mạng ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào của bọn phản động, bọn “Ngụy dân chủ - nhân quyền”, lũ cơ hội chính trị, ảnh hưởng đến mọi chiến dịch “đấu tranh lật đổ cộng sản bằng vũ khí mạng”, quan trọng nhất là ảnh hưởng đến Mỹ - quốc gia khai sáng “văn minh Internet”, điều hành thế giới, thao túng thế giới bằng vũ khí Internet cũng như nơi có nhiều tập đoàn mạnh công nghệ phần mềm mạnh nhất thế giới, sẽ thiệt hại lớn nhất nếu các quốc gia đua nhau "kiểm soát mạng", xoay xở thoát khỏi gọng kìm khống chế và kiểm soát “môi trường mạng” của Mỹ. VOICE là cánh tay nối dài của tổ chức khủng bố Việt Tân - nơi đang thực hiện chiến lược “thúc đẩy xã hội dân sự” nhằm tiêu tiền cho quỹ NED, từ đó bạn sẽ dễ dàng tìm ra các “vòi bạch tuộc” của VOICE trong nước qua các chiến dịch do nó khởi xướng!
Đừng hỏi vì sao phía Mỹ dựng ngược lên khi chiến dịch phản đối dự luật An ninh mạng bị “đuối” và không thu hút được dư luận quan tâm như dự luật về đặc khu!