Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định, các tôn giáo đều giống nhau ở lòng nhân ái, hướng thiện. Đây cũng chính là mục đích cao cả cần phấn đấu đạt được của chế độ XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức xây dựng. Tôn chỉ, mục đích hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay rất phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển đất nước, xây dựng chế độ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Ngày nay, các lễ hội tôn giáo đã hòa vào dòng chảy văn hóa dân tộc, mang hồn cốt Việt Nam như Giáng sinh, Phục sinh, Vu lan báo hiếu... thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân theo đạo và không theo đạo, trở thành nét đẹp văn hóa rất Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, gồm tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập. Các tôn giáo đều rất đoàn kết, hòa đồng.
Hoạt động tôn giáo phát triển, hệ thống cơ sở tôn giáo nhiều, phân bố đều trên cả nước, từ Bắc chí Nam, đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị. Nhà nước đã công nhận 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo và 01 pháp môn tu hành với khoảng 25 triệu tín đồ, chiếm trên 25% dân số; gần 53.000 chức sắc, 133.700 chức việc, 27.900 cơ sở thờ tự. Chính phủ tiếp tục công nhận những dòng tu, tổ chức tôn giáo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam như Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, trụ sở tại Tam Phú, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima có trụ sở tại P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất để các tôn giáo hoạt động, nghiên cứu giáo lý, giáo luật và truyền đạo đúng pháp luật như: Bố trí quỹ đất để xây dựng các học viện, chủng viện, trường đào tạo tôn giáo, các cơ sở thờ tự, trường dòng, nhà thờ... Có thể nói, chưa ở đâu mà các cơ sở tôn giáo lại đông đảo, phong phú như Việt Nam. Mỗi làng xã Việt Nam, nếu không có nhà thờ thì là chùa chiền, miếu mạo, thậm chí mỗi dòng họ đều có họ đạo riêng của mình như đạo Cao Đài; hoặc vừa có chùa, lại vừa có nhà thờ, thánh đường cùng tọa lạc trên địa bàn một làng, xã. Đây là đặc trưng thể hiện sự phong phú, phát triển, hòa nhập vào cộng đồng dân cư của hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Hằng năm, cấp ủy, chính quyền các địa phương đều tổ chức gặp gỡ các chức sắc tôn giáo để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhằm kịp thời giải quyết, giúp đỡ những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, thông qua các chức sắc tôn giáo vận động, kêu gọi giáo dân, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, cùng với các tôn giáo đồng hành xây dựng gia đình, địa phương và đất nước phát triển về mọi mặt.
Phật giáo quan niệm “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, còn Thiên chúa giáo chủ trương “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Giáo lý, giáo luật các tôn giáo đều bắt buộc giáo dân, tín đồ phải sống nhân ái, hòa thuận, kính trên nhường dưới, yêu nước, yêu đồng bào, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước. Đó là những quan niệm, chủ trương đúng đắn, gắn với đời thường, thể hiện trách nhiệm của các tôn giáo trong xây dựng đất nước, xây dựng chế độ. Cụ thể, trong Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam có viết: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo không những là tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm...”.
Ở Việt Nam, việc theo hay không theo đạo được đặc biệt tôn trọng, là nhu cầu tự thân của mỗi người. Vì vậy mới có hiện tượng trong một gia đình có người theo đạo, cũng có người không theo đạo nhưng vẫn sống hòa đồng và giữ gìn văn hóa dân tộc dưới một mái nhà.
Tôn giáo là một trong những yếu tố đồng hành cùng quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Có rất nhiều những chức sắc và tín đồ tôn giáo luôn sống theo tôn chỉ “tốt đời đẹp đạo”. Họ có niềm tin tôn giáo, nhưng không hề mù quáng mà vẫn luôn có ý thức chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn quán triệt tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
Tuy nhiên thật đáng tiếc, trong thời gian qua có một số người vì cố tình không hiểu, vì các mục tiêu sâu xa đen tối của mình đã lôi kéo, xúi giục, kích động giáo dân làm những việc vi phạm pháp luật, đi ngược với tôn chỉ mục đích sống “tốt đời, đẹp đạo”, chống phá chính quyền như gây rối, đập phá cơ quan công quyền, đánh trọng thương cán bộ; ngăn cản, không cho con em tới trường học tập, bắt trẻ em biểu tình vi phạm công ước quyền trẻ em... Mặc dù đây chỉ là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”, song đã bộc lộ ý đồ chia rẽ đạo với đời, đối lập tôn giáo với dân tộc của các thế lực thù địch, phản động.
Họ đội lốt linh mục, lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự đoàn kết trong đồng bào lương - giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, xúc phạm, phủ nhận công lao, đóng góp của hàng chục triệu đồng bào, chiến sĩ ưu tú trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà; họ tuyên truyền 30/4 là ngày đen tối, đảng cộng sản cướp bóc, kêu gọi chiến tranh, lật đổ nhà nước... Và mục đích cuối cùng là chống phá Đảng, Nhà nước, đi ngược lại truyền thống "kính Chúa yêu nước" của cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam.
Họ dẫm đạp lên quá khứ; phủ nhận công lao, sự hi sinh của thế hệ người Việt Nam cho chiến thắng hôm nay. Coi ngày chiến thắng là ngày quốc hận, ngày tang thương của dân tộc và hô hào người dân giáo xứ, những ai liên quan phủ nhận lại lịch sử, đòi phục dựng, tôn vinh những kẻ có tội với dân tộc.
Nhân dân mong chờ các cấp, các ngành cùng Hội đồng Giám mục Việt Nam xử lý linh mục phản động như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Ngọc Nam Phong… sẽ bị giáo hội xử lý như linh mục Nguyễn Duy Tân. Ngô Quang Kiệt, kẻ đã từng đưa ra phát ngôn gây shock khi nói “xấu hổ khi cầm trên tay tấm hộ chiếu của Việt Nam” và kết quả cho những tư tưởng lệch lạc đó là tấm vé về hưu non, kèm theo là sự mất uy tín trong cộng đồng Công giáo cũng như trên đất nước Việt Nam.
Hình thức chung từ trước đến giờ sau các lần linh mục này tuyên truyền chống phá chính quyền của dân tộc VIỆT NAM, sau đó bị nhân dân cả nước lên án thì lại được Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp - cai quản giáo phận 3 tỉnh NGHỆ AN - HÀ TĨNH - QUẢNG BÌNH điều chuyển hoặc cho ở ẩn mà không hề xử lý vô trách nhiệm! Đã là người không tốt thì sống ở môi trường nào cũng vậy thôi!
Chúng tôi kính mong và tha thiết Tổng Giám mục khu vực miền Trung - Huế Giuse Nguyễn Chí Linh: Hãy xử lý các linh mục Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục với các tài liệu và phát ngôn xuyên tạc, kích động chia rẽ tôn giáo và Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - khu vực miền Bắc: hãy xử lý cấp dưới là linh mục Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong nghiêm để phúc âm nở hoa tốt đời đẹp đạo.
Thánh Phaolô đã khuyên nhủ các tín hữu Rôma với tâm tình này: “Cần phải phục tùng các chính quyền, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm.” (Rm 13, 5). Cũng như Đức Giêsu, thánh Phaolô luôn tôn trọng những quyền hành được thiết định. Ấy vậy mà các linh mục Tân-Thục-Phong-Tân-Nam có phục tùng ai đâu? Có tôn trọng những quyền hành được thiết định đâu? Làm linh mục, đúng ra họ phải có bổn phận chuyển tải những lời dạy của Đức Giêsu cho những giáo dân, những con chiên của Chúa chứ?
Nhớ câu "sống tốt chúa sẽ ban phước lành cho", mà lại thấy buồn cho những linh mục không còn là người thay mặt Chúa chăn dắt đàn chiên.