Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

GẠC MA NĂM ĐÓ


14/3/1988 đã hơn 30 năm đi qua, nhưng nỗi đau, nỗi mất mát ấy vẫn còn đau đáu trong hồi ức của những người đồng đội, những cựu binh may mắn sống sót trở về.

GẠC MA NĂM ĐÓ

Đâu đây vẫn còn vang vọng câu nói của Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi bị bắn: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”.

Một buổi sáng trên biển ngày 14/3/1988. Một ngày không bình thường mặc dù tháng 3 không phải là mùa biển động. 64 chiến sĩ Hải quân nhẫn dân Việt Nam khởi phát trên những con tàu mà không thể biết rằng đó là chuyến đi cuối cùng của họ.

Hiện nay, Trung Quốc và rất nhiều những thế lực thù địch đang tuyên truyền, xuyên tạc, phản ánh sai sự thật về sự kiện Gạc Ma năm đó. Quân Trung Quốc đã đổ bộ và thảm sát tất cả các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Gạc Ma. Tiếp đến quân Trung Quốc sử dụng đạn pháo, rocket, trọng liên bắn chìm 2 tàu vận tải của Việt Nam HQ 604 và HQ 605 khiến nhiều chiến sĩ khác hy sinh. Tàu HQ 505 cũng bị pháo Trung Quốc bắn cháy nhưng kịp mở hết tốc lực ủi trườn lên bãi để giữ vững chủ quyền cho Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý).

Do vậy, cần phải khẳng định lại những sự thật sau:

Sự thật 1: Gạc Ma là của Việt Nam và hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Sự thật 2: Trên Gạc Ma sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã KHÔNG NỔ SÚNG TRƯỚC, hầu hết là thủy binh tay không; HQ-604, HQ-605 và HQ-505 đều là các tàu vận tải. Việt Nam CHỈ NỔ SÚNG SAU ĐỂ TỰ VỆ.

Sự thật 3: Nhiều người nhầm lẫn gọi sự kiện Gạc Ma là trận “hải chiến”. Đó không phải là một cuộc hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc. Đạn pháo của Trung Quốc còn ngăn tàu chữ thập đỏ để cứu những người bị thương.

Xin được trích một đôi dòng tâm trạng của một cựu binh năm đó: “Hình ảnh đồng đội ngã xuống trước mặt mình mãi không thể làm chúng tôi quên. Để tưởng nhớ, tri ân những người đồng đội đã ngã xuống nên cứ đến ngày 14/3 hàng năm, những người còn sống như chúng tôi lại tìm gặp thân nhân, làm lễ cho đồng đội đã hy sinh để an ủi phần nào cho người ngã xuống và thân nhân của họ”.