Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ ĐỔ XUỐNG ĐỂ CHO "CÂY ĐỜI" CAMPUCHIA ĐƯỢC HỒI SINH!


43 năm trước, ông Hun Sen và một số cộng sự của mình vượt vòng lửa đạn của quân Pôn Pốt, sang Việt Nam tìm đường cứu nước. Bằng tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả của mình, Đảng, Nhà nước và quân đội nhân dân Việt Nam đã cưu mang Hun Sen; sau đó đại quân ta Tây chinh, giúp nhân dân Campuchia thoát hoạ diệt chủng; khai tử tập đoàn Pôn Pốt tàn bạo và khát máu do người Trung Quốc nuôi dưỡng, giật dây. Cứu nhân dân Campuchia khỏi cảnh tàn sát, chết chóc. Quân đội nhà Phật cứu rỗi một Campuchia hoang tàn và đổ nát mà xây dựng nên một đất nước giàu mạnh như hôm nay.
MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ ĐỔ XUỐNG ĐỂ CHO "CÂY ĐỜI" CAMPUCHIA ĐƯỢC HỒI SINH!
Thủ tướng Hun Sen sau này luôn luôn ca ngợi tình đoàn kết, hữu nghị gắn bó giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng, đầy tình đồng chí, anh em và chủ nghĩa nhân văn cao cả của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot, hồi sinh mạnh mẽ và xây dựng một xã hội tốt đẹp, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Campuchia.

Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam và Campuchia chưa phải là "mặt hồ phẳng lặng" kiểu như ta và Lào anh em, luôn thủy chung, son sắt. Việt Nam - Campuchia có dấu hiệu căng thẳng kể từ 2012. Căng thẳng này có thể là kết quả của thay đổi chiến lược, cũng như các vấn đề nhạy cảm về biên giới và người gốc Việt ở Campuchia. Về mặt chiến lược, Campuchia và Việt Nam gần đây có tiếp cận rất khác nhau trước môi trường an ninh thay đổi của châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam chủ động sử dụng mối quan hệ hợp tác đa phương trong khu vực, như Asean, trong chiến lược cân bằng trước Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đa dạng hóa, đa phương hóa trong các mối quan hệ.

Ngược lại, Campuchia ngày càng phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế và quốc phòng. Xung đột biên giới Campuchia - Thái Lan từ 2008 tới 2011 đẩy Campuchia thành lập quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, do Phnom Penh nhìn nhận có đe dọa trở lại từ Thái Lan. Đáng chú ý, Campuchia và Việt Nam có tiếp cận rất khác nhau về tranh chấp trên Biển Đông. Campuchia, là nước không có tranh chấp, không muốn vấn đề này chi phối ngoại giao đa phương khu vực mà có thể làm phật lòng Bắc Kinh, gây hại cho quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và Campuchia. Vì thế, Campuchia thỉnh thoảng lại từ chối cùng Việt Nam và một vài nước Asean trong vấn đề Biển Đông. Tại hội nghị ngoại trưởng Asean ở Phnom Penh tháng 7/2012, tranh chấp biển đảo gây ra bế tắc, khiến các nước không thể ra thông cáo chung là ví dụ điển hình.

Tất nhiên, lợi ích quốc gia là mãi mãi trường tồn. Tuy nhiên, nếu chơi theo kiểu nước đôi thì rõ ràng là rất nguy hiểm cho quan hệ hai nước. Chưa kể là người Việt ở Campuchia luôn bị phân biệt đối xử. Máu người Việt Nam đã đổ để "cây đời" Campuchia được tái sinh; vẫn tin tưởng là Campuchia không quên ơn, phụ nghĩa, luôn giữ mối quan hệ hàng xóm, láng giềng hữu hảo. Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây luôn tương trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh./.

Lão chăn bò DVK