Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG KỲ LẠ NHẤT CUỘC CHIẾN

Mỹ và những người si mê Mỹ đã vùi dập những người có tinh thần dân tộc trong bộ máy VNCH.
Sinh năm 1916 tại Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình viên chức thuộc địa. Nhập ngũ trong chế độ trưng binh (bắt buộc) ở thuộc địa của Pháp từ năm 1939, được cử đi đào tạo sĩ quan năm 1940, phục vụ trong quân đội Pháp. Ông bị bắt khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), được thả sau khi chính quyền cách mạng giành được thắng lợi.
CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG KỲ LẠ NHẤT CUỘC CHIẾN
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, theo lời kêu gọi của Bí thư Xứ ủy Nam kỳ Trần Văn Giàu, ông gia nhập lực lượng vũ trang chống Pháp ở Nam bộ. Năm 1946, ông bị quân Pháp bắt được do kẹt lại trong một lần tạt qua thăm nhà khi đơn vị hành quân qua. Ông bị cảnh sát Pháp đánh gãy hai răng cửa nên ông rất ít khi cười, ông vẫn không trồng lại để kỷ niệm về những trận đòn này, những người thân, bạn bè vẫn gọi ông là "Minh Sún". Bất đắc dĩ, để lựa chọn cái sống, ông hợp tác rồi gia nhập quân đội Liên hiệp Pháp. Tuy nhiên suốt những năm tháng tham gia quân đội thuộc địa, ông chủ yếu làm nhiệm vụ giữ đồn, chốt, hoặc tham gia học tập. Cuối cuộc chiến tranh Việt - Pháp, ông là một trong số ít những sĩ quan người Việt có cấp hàm cao nhất trong quân đội Liên hiệp Pháp.
Ông là người có công đầu trong việc dẹp loạn Bình Xuyên, Hòa Hảo, đánh bại hầu hết các đối thủ sừng sỏ nhất của Diệm, công thần hàng đầu trong việc củng cố chế độ VNCH những buổi đầu, người chủ xướng dẹp nạn ma túy, mại dâm ở Sài Gòn những năm đầu thời Diệm, nhận vật có uy tín rất cao trong giới quân nhân, phật tử miền Nam.
Ông phản đối việc bổ nhiệm, cất nhắc những phần tử bất tài vào các vị trí quan trọng chỉ vì là người ăn cánh với Diệm, có lý lịch công giáo hay là người của đảng Cần lao Nhân vị (của Diệm - Nhu lập ra). Ông là một trong những người kịch liệt phản đối các thủ đoạn đàn áp Phật giáo của chính quyền Diệm, chính sách lệ thuộc Mỹ, cũng như chính sách gom dân lập ấp chiến lược của các cố vấn Mỹ. Vì vậy, ông dần bị tước binh quyền, chỉ giữ những vị trí tượng trưng trong chính quyền từ đầu năm 1963.
Cuối tháng 11-1963, ông đứng đầu cuộc lật đổ chế độ Ngô Đình. Nhưng người Mỹ đã chọn tướng Nguyễn Khánh - kẻ si mê nước Mỹ để làm tổng thống thay vì ông. Ông chỉ còn nắm các chức vụ tượng trưng hoặc hữu danh vô thực khác từ tháng 2-1964 cho đến vài ngày trước khi đất nước thống nhất (Đại sứ tại Thái Lan, nghị sĩ quốc hội...).
Trong thời gian cầm quyền, ông là người ra lệnh hủy bỏ chương trình lập 16.000 ấp chiến lược. Đại sứ Mỹ Cabot Lodge hỏi tại sao phải làm thế? Ông trả lời: "Người Việt Nam có phong tục tập quán riêng, không người nào muốn xa rời mảnh đất đã gắn bó đời mình và mồ mả ông cha. Dồn dân vào ấp chiến lược là chủ trương sai, vì lẽ đó tôi giải tán ấp chiến lược để người dân trở về quê cũ của mình." [một phần cũng vì không thể hoàn thành nổi].
Tháng 1-1964, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc Namara và tướng Harkin đề xuất với ông (lúc đó là "Quốc trưởng") để cho không quân Mỹ ném loại bom nổ chậm ra hệ thống đê điều miền Bắc vào mùa mưa lũ để gây vỡ đê, lũ lụt mất mùa nhằm gây khó khăn, nạn đói cho miền Bắc, cắt đường lương thực chi viện cho quân giải phóng ở miền Nam. Ông liền lắc đầu từ chối. Cùng thời gian này, ông cũng im lặng với các đề xuất thả biệt kích gián điệp ra miền Bắc, thực thi kế hoạch Bắc Tiến của phái bộ quân sự Mỹ đang bí mật điều hành cuộc chiến ở miền Nam. Chưa đầy một tháng sau những cái lắc đầu, im lặng đó ông bị tướng Nguyễn Khánh dưới sự gật đầu của Cabot Lodge (đại sứ Mỹ) truất hết binh quyền trong cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964. Đến cuối năm 1964, ông bị buộc đi làm đại sứ ở Thái Lan (một hình thức lưu đày giữ thể diện) đến năm 1968 mới được về. Những năm sau đó, ông là nghị sĩ tự do, đấu tranh cho lực lượng thứ ba, đòi hòa bình, trung lập, đòi chính quyền Thiệu phải đàm phán với Mặt trận dân tộc ..
15 giờ chiều ngày 28-4, ông lên làm Tổng thống - vị tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa - chức vụ chẳng ai muốn và dám nhận vào thời điểm đó. Thế cờ đã tàn, nhiều người thúc giục ông chạy ra nước ngoài, ông cho phép thuộc cấp ai muốn chạy thì chạy, phần ông ông không muốn miền Nam lúc đó rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ như rắn mất đầu. Tướng Pháp Vanussème - điệp viên của Trung Quốc bắn tin đề nghị ông kêu gọi Trung Quốc can thiệp nhằm gây áp lực lên quân giải phóng hòng kéo dài thời điểm hấp hối của chế độ Sài Gòn để thương lượng một giải pháp chia sẻ quyền lực. Ông nói với viên tướng đội lốt nhà báo này: "Tôi cảm ơn thiện chí của ông, nhưng trong đời tôi, tôi đã từng làm tay sai cho Pháp, rồi tay sai cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Quốc được nữa.".
9 giờ 30 sáng ngày 30-4, ông tuyên bố trên sóng đài phát thanh: "Đường lối của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc"; "yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Cộng Hòa ngưng nổ súng, và ở đâu thì ở đó"; "Chúng tôi chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào". Quyết định đến đúng thời điểm của ông đã giúp tiết kiệm xương máu của nhiều chiến sĩ quân giải phóng, tính mạng của hàng vạn cư dân vô tội và anh em binh sĩ chế độ cũ, giữ cho được một Sài Gòn tương đối nguyên vẹn sau giải phóng.
Sau ngày thống nhất, ông không phải đi cải tạo, sống cuộc sống thanh bần trong dinh thự cũ tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuổi cao, sức khỏe kém, bị bệnh tiểu đường, đau dạ dày,... lãnh đạo thành phố có ý muốn hỗ trợ ông khéo léo, ông liền từ chối với lý do: "Các anh các chị sống được thì tôi cũng sống được, nếu chưa quen thì phải tập lại cho quen". Năm 1983, ông sang Pháp theo diện chữa bệnh và đoàn tụ gia đình. Lãnh sự Pháp đề nghị hỗ trợ vé máy bay và tiền gửi hành lý nhưng ông từ chối, nói rằng: "đã có Chính phủ Việt Nam lo rồi". Ông là người tự trọng, sang Pháp ông chỉ mang theo một số kỷ vật gia đình, không nhờ vả gì chính phủ Pháp, không xin trợ cấp xã hội Pháp. Cuối năm 1988, ông chuyển sang sống với vợ chồng người con gái tại hạt Pasadena, bang California, Mỹ. Ông không nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chính quyền Mỹ, không tham gia bất kỳ tổ chức chính trị nào. Ông qua đời năm 2001 tại Mỹ, thọ 85 tuổi, trước khi ý định về sống những năm cuối đời cùng người thân và bạn bè ở Việt Nam thành hiện thực.
Ông là người theo đạo Phật, nhân từ, có lòng thương người. Sợ sát sinh, sợ phải giết nhiều người, do đó mà nhiều viên tướng trẻ hiếu chiến như Thiệu, Kỳ, Đôn, Khánh,... đánh giá ông nhu nhược. Trong cuộc đời của mình, ông đã vô tình hoặc hữu ý giúp nhiều cán bộ tình báo và các nhà hoạt động cách mạng thoát khỏi nhà tù đế quốc. Em trai ông là Dương Văn Nhựt (bí danh Mười Ty) là Đại tá nghành quân báo quân đội nhân dân Việt Nam..
Ông là Đại tướng Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng !
--------------------
Không có gì lạ lùng khi ngành tình báo QGP ngoài bộ phận được cài vào, còn có một bộ phận quan chức và sĩ quan "VNCH" sau này chuyển phe và làm tình báo trong lòng VNCH, chỉ vì lòng tự trọng dân tộc bị xúc phạm và bị mất quyền tự quyết.
Sơn Tinh