Bài 1: Dùng truyền thông xã hội tuyên truyền, vận động tổ chức bạo loạn
chính trị ở Tây Nguyên năm 2004.
+ Lực lượng tổ chức: Tàn quân
FULRO do Ksor Kơk cầm đầu.
+ Phương thức tổ chức: Vận động tạo
mạng lưới liên kết các nhóm xã hội; tổ chức tuyên truyền theo mạng lưới; mua
chuộc, lôi kéo, kích động các đối tượng trong các nhóm tổ chức bạo loạn gây rối.
+ Diễn biến:
Sau hàng chục năm truyền bá, đạo
Tin lành đã thâm nhập vào một bộ phận không nhỏ các cộng đồng người dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên. Năm 2000, lực lượng tàn quân FUNRO (do Ksor Kơk - lúc đó sống
lưu vong tại Mỹ cầm đầu) vận động tách cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên theo đạo Tin lành ra khỏi Tin lành truyền thống, tạo thành một tôn giáo
riêng của Người Thượng với tên gọi “Tin lành Đề Ga”. Nhằm mục đích lợi dụng vấn
đề tôn giáo để tập hợp lực lượng, tổ chức bạo loạn, chống phá chính quyền thành
lập “Nhà nước Đề Ga”. Ksor Kơk đã chỉ đạo tay chân chuyển tài liệu về nước,
tuyên truyền, mở rộng mạng lưới và gây dựng tổ chức.
Đầu năm 2004, lực lượng tàn quân
FULRO tổ chức lực lượng bí mật thâm nhập vào các nhóm “Tin lành Đề Ga” tuyên
truyền kích động với các luận điệu: “người Kinh chiếm đất của người Thượng; bóc
lột, chèn ép người Thượng”; “Lực lượng từ nước ngoài đang thâm nhập về, lật đổ
chính quyền, thành lập Nhà nước Đề Ga của người Thượng”; “Ai tham gia đấu tranh
thành lập Nhà nước Đề Ga sau này sẽ được chu cấp cuộc sống no đủ, sung sướng”;
“Ai tham gia biểu tình sẽ được cấp tiền”; khuyến khích cướp bóc tài sản của người
dân trong quá trình biểu tình, bạo loạn...
Lực lượng tàn quân FULRO đã thông
qua mạng lưới truyền thông bí mật kết nối, tập hợp được hàng ngàn người đồng ý
tham gia. Chúng bí mật lên kế hoạch tổ chức biểu tình bạo loạn ở nhiều địa
phương trên địa bàn Tây Nguyên; tập trung ở Đắk Lắk, Gia Lai, Đắc Nông.
Ngày 10-11/4/2004, lực lượng bạo
loạn do bọn tàn quân FULRO chỉ huy, quỹ người Thượng của Ksor Kok tài trợ tổ chức
biểu tình, bạo loạn đòi lập Nhà nước Đề Ga tự trị, đòi đất, đòi tự do tôn giáo
với tổng cộng gần 10.000 người tham gia.
Tại Đắk Lắk, sáng 10/4, hàng
nghìn người Ê Đê gồm thanh thiếu niên, già làng... từ 30 trong tổng số 532 thôn,
buôn thuộc huyện Cư M'gar, Krông Ana đã tràn ra quốc lộ 14, quốc lộ 27 và tỉnh
lộ 8, có chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức thành 4 mũi nhằm về hướng trung tâm thành
phố Buôn Ma Thuột. Những người này đi trên hàng trăm xe công nông, mô tô, xe
máy. Họ mang theo hung khí như xà gạc, kiếm mác, gậy gộc, ná, đá... Dọc đường,
một số phần tử quá khích đã dừng máy cày, môtô bên đường, vào các chợ Ea Kao,
Phan Chu Trinh, Ea Tu và các quán ăn dọc đường để đập phá và cướp lương thực,
thực phẩm. Hành động này đã dẫn đến xô xát giữa những người Ê Đê đi gây rối với
các chủ sạp chợ, quán ăn, gây ra thương tích cho một số người. Khi còn cách
thành phố Buôn Ma Thuột 2 km, đoàn người đã bị lực lượng Công an chặn lại, yêu
cầu giải tán, giữ an ninh, trật tự. Tại đây những người gây rối có hành động
công khai tấn công người thi hành công vụ.
Tại Gia Lai, sáng 10/4, đồng bào
dân tộc ở một số làng của các huyện Ayun Pa, Chư Sê, Đắk Đoa, Đức Cơ, Chư Prông
và thành phố Pleiku đột ngột kéo lên trụ sở các xã và gây rối. Một số phần tử
quá khích kích động đám đông, đuổi đánh cán bộ và đập phá tứ tung.
Các địa phương đã cử cán bộ về
các điểm nóng để ổn định tình hình, tiếp xúc với người dân tham gia biểu tình,
giải tỏa các tụ điểm, ghi nhận các ý kiến và giải thích trở lại. Một số đối tượng
cầm đầu đã bị bắt giữ, xử lý theo pháp luật.