Bài 3: Biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh xả thải hủy hoại môi trường.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo về các hành vi “Gây rối trật tự công cộng”, “Chống người thi hành công vụ” trong vụ gây rối tại Khu kinh tế Vũng Áng. |
+ Lực lượng tổ chức: Các thế lực
thù địch trong và ngoài nước mượn danh tổ chức tôn giáo; các nhóm bảo vệ môi
trường; bảo vệ quyền lợi ngư dân và tổ chức khủng bố Việt Tân (cấp tiền tổ chức
hoạt động).
+ Phương thức tổ chức: Tung tin
thất thiệt, xuyên tạc sự thật trên không gian mạng; qua các buổi sinh hoạt cộng
đồng (tôn giáo) kích động bức xúc xã hội; tập hợp lực lượng biểu tình; kích động
bạo lực; tấn công doanh nghiệp, gây thương vong do xô sát. Đồng loạt tạo ra các
vụ việc gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nhiều địa
phương.
+ Diễn biến:
Vào tháng 4/2016 xảy ra hiện tượng
rất nhiều cá biển chết hàng loạt rồi trôi dạt vào bờ tại vùng biển Vũng Áng (Hà
Tĩnh). Hiện tượng này sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Có
nơi mỗi ngày, ngư dân dọc bờ biển vớt được hàng tấn cá chết. Nhiều ý kiến cho rằng
hiện tượng trên là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy tại khu kinh tế
Vũng Áng xả thải gây độc. Qua phân tích, cả nước biển lẫn nước đầm Lăng Cô (Huế)
đều bị ô nhiễm, nồng độ PO4 (chỉ tiêu phú dưỡng) ở tầng đáy gấp đôi chỉ số cho
phép, làm tăng độ pH trong nước, nhiều khả năng đây là nguyên nhân làm cá chết
hàng loạt. Ngoài ra tảo biển phát triển mạnh, cộng với khí độc ở đáy lồng khiến
cá thiếu oxy. Thông tin được mạng xã hội lan truyền nhanh chóng gây lo ngại và
bức xúc trong xã hội.
Ngày 25/4/2016, ông Hoàng Giật
Thuyên - Giám đốc Phòng An toàn Vệ sinh môi trường của Tập đoàn FHS ở Việt Nam
- cho biết: Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng,
Hà Tĩnh) có nhập 296 tấn hóa chất, gồm 45 loại, trong ba tháng đầu năm 2016. Điều
đáng nói là trong số này có nhiều loại hóa chất mà theo đánh giá của các nhà
khoa học là thuộc dạng “độc và cực độc”. Trả lời báo chí, Formosa thừa nhận
dùng axit để súc rửa đường ống, đồng thời thừa nhận không thông báo cho chính
quyền khi súc rửa “vì không biết quy định này”. Truyền thông xã hội tập trung
lên án, kích động dư luận phản đối mạnh mẽ hành vi của Formosa.
Truyền thông xã hội lan truyền một
phát ngôn vô trách nhiệm của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh (hàm ý thách thức,
muốn có đầu tư thì phải chấp nhận tổn hại môi trường). Đồng thời quy kết sự
dung túng, bao che của nhà nước với doanh nghiệp hủy hoại môi trường tự nhiên.
Đẩy mâu thuẫn xã hội từ phản ứng với hành vi sai trái của doanh nghiệp thành phản
ứng với Nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài ở các địa phương.
Lợi dụng sự cố môi trường biển miền
Trung, các phần tử cầm đầu phát động nhiều cuộc biểu tình trên địa bàn nhiều tỉnh
(lớn nhất là Hà Tĩnh và Đồng Nai). Chúng kích động một bộ phận người dân gây rối,
chặn quốc lộ, đập phá tài sản, tấn công doanh nghiệp (01 người lao động nước
ngoài bị hành hung dẫn đến tử vong). Thậm chí chúng còn xúi dục cả trẻ em tấn
công cảnh sát…