Cấn Thị Thêu - một trong số những nhân vật bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ, sau khi ra tù lại tiếp tục có hành vi chống đối và xuyên tạc trắng trợn nhằm đánh bóng tên tuổi của mình. Sau đó thị tiếp tục bị bắt giam, tuyên phạt 20 tháng tù. Ngày 10/02/2018, thị đã chấp hành xong hình phạt trở về địa phương.
Cấn Thị Thêu, người đàn bà quỷ quyệt, gian ngoan luôn dùng miệng lưỡi để chống đối và đánh lừa nhân thế. Phải chăng, chị sinh ra đã là con người của sự lừa lọc, gian manh và xảo trá. Một thông tin mà chị đưa ra, trong thời gian chấp hành án Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP Hà Nội) và ông Vương Tiến Dũng (Trưởng Công an Quận Hà Đông) thường xuyên đến gặp Thị để trao đổi về việc chị sẽ không chống đối nữa thì sẽ nhận được một khoản tiền là “100 tỷ đồng, một số lô đất, bố trí công việc cho 3 con chị”. Thật trò bỉ ổi và vô liêm sỉ của những kẻ chuyên dùng lưỡi để sống, để lừa lọc và để kiếm tiền.
Lật lại vụ án của Cấn Thị Thêu
Ngày 19/9/2014, Tòa án nhân dân Quận Hà Đông (TP. Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm đối với 3 bị cáo: Trịnh Bá Khiêm (sinh năm 1958, trú tại tổ Trung Bình, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội); Cấn Thị Thêu (sinh năm 1962, là vợ bị cáo Khiêm); Lê Văn Thanh (sinh năm 1965, trú tại tổ Quyết Tiến, phường Dương Nội, quận Hà Đông) về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 257, khoản 1 - Bộ luật hình sự.
Bị cáo Trịnh Bá Khiêm (sinh năm 1958, trú tại tổ Trung Bình, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Tp. Hà Nội). |
Theo cáo trạng, thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 23/4/2014 của UBND quận Hà Đông về việc bảo vệ thi công phần diện tích phía Tây đường Lê Trọng Tấn, thuộc khu B dự án đô thị mới Lê Trọng Tấn - Geleximco, hồi 08h15′ ngày 25/4/2014, UBND phường Dương Nội chủ trì, cùng với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện bảo vệ thi công, giải tỏa mặt bằng để các đơn vị chủ đầu tư thi công thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới nêu trên.
Sau khi Chủ tịch UBND phường Dương Nội dùng loa thông báo nội dung kế hoạch bảo vệ thi công và yêu cầu những người không có nhiệm vụ đang tụ tập tại vị trí thi công rời khỏi khu bảo vệ, một số đối tượng đã có hành vi chống đối không chấp hành yêu cầu. Phần lớn số đó là những đối tượng không chấp hành Quyết định thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, nhiều lần có đơn khiếu nại đến nhiều nơi, nhiều cấp về việc này.
Mặc dù các đơn khiếu nại đã được UBND quận Hà Đông, UBND thành phố Hà Nội, Thanh tra Chính phủ trả lời, nhưng những đối tượng này vẫn cố tình chống đối, cản trở tiến độ thi công của dự án. Trong số này có vợ chồng Trịnh Bá Khiêm - Cấn Thị Thêu và Lê Văn Thanh.
Bị cáo Cấn Thị Thêu (sinh năm 1962, là vợ bị cáo Khiêm) |
Tại buổi bảo vệ thi công, giải tỏa mặt bằng sáng 25/4/2014, Trịnh Bá Khiêm đã cầm can nhựa loại 5 lít màu trắng có chứa chất lỏng màu xanh (về sau được xác định là có dấu vết của xăng), tay kia cầm bật lửa đứng chặn ngay lối vào khu vực bảo vệ thi công, thách thức lực lượng làm nhiệm vụ. Khiêm mở nắp can ném về phía anh Võ Quốc Trung (là cán bộ thanh tra xây dựng phường Dương Nội) và lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ thi công. Khi Khiêm bị ngăn cản không cho bật lửa thì Lê Văn Thanh xông tới, bốc đất, cát ném vào người anh Võ Quốc Trung và lực lượng chức năng. Khiêm và Thanh đã bị bắt giữ sau đó để lực lượng bảo vệ thi công tiếp tục thực thi nhiệm vụ.
Tại khu vực bảo vệ thi công có căn chòi bằng tre, nứa (cao hơn 5m, dựng trái phép), Cấn Thị Thêu và Trần Văn Tuyên đã đến đó từ sớm và đang ghi hình các hoạt động của lực lượng bảo vệ thi công. Khi được vận động rời khỏi khu vực bảo vệ, Tuyên đã chấp hành, còn Thêu vẫn tiếp tục dùng máy quay ghi hình, không rời khỏi chòi và có lời lẽ xúc phạm lực lượng bảo vệ thi công. Do đó, anh Lê Xuân Bính (cán bộ Công an phường Dương Nội), anh Nguyễn Xuân Xương (Phó Ban bảo vệ dân phố) và anh Nguyễn Văn Ngọc (thành viên Ban bảo vệ dân phố) được cử lên chòi yêu cầu Cấn Thị Thêu xuống, nhưng Thêu quyết liệt chống đối, dùng tay cào vào cổ, ngực và giằng đứt cúc áo anh Bính nên đã bị bắt giữ.
Bị cáo Lê Văn Thanh trước vành móng ngựa. |
Đối với hành vi của Trần Văn Tuyên, sau khi được lực lượng bảo vệ thi công thuyết phục, nhắc nhở, Tuyên đã tự rời khỏi chòi để lực lượng bảo vệ thi công thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, cơ quan chức năng xác định hành vi của Tuyên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại phiên tòa cũng như tại cơ quan điều tra, Khiêm và Thanh đã thành khẩn khai nhận tội, đồng thời nhận thức được những sai phạm do hành vi của mình gây ra. Riêng Thêu không khai nhận có hành vi, lời nói chống đối lại lực lượng bảo vệ thi công. Tuy nhiên, căn cứ vào các tình tiết diễn ra tại phiên tòa, lời khai của người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, những chứng cứ, tài liệu thu thập được trong hồ sơ vụ án… Hội đồng xét xử xác định có đủ cơ sở kết luận bị cáo Thêu phạm tội “Chống người thi hành công vụ”.
Hội đồng xét xử nhận định, hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Nhà nước, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, xét các bị cáo phạm tội lần đầu, chưa có tiền án tiền sự, Hội đồng xét xử đã cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho các bị cáo và tuyên phạt: Bị cáo Trịnh Bá Khiêm lĩnh án 18 tháng tù giam, Cấn Thị Thêu bị phạt 15 tháng tù giam, bị cáo Lê Văn Thanh bị phạt 12 tháng tù giam.
Người đàn bà gian manh
Với vụ án quá rõ ràng và sự “cứng họng” của Thị tại Tòa án quận Hà Đông thì có lý do gì để Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung và ông Vương Tiến Dũng phải đến nhiều lần để thỏa hiệp với một tên tội phạm bị trừng trị bởi pháp luật. Mặt khác, sau khi Thị ra tù từ ngày 25/7/2015 thì việc mà Thị cho rằng họ sợ phải trao đổi với Thị là gì? Và Thị đã làm được gì để minh chứng rằng, việc đó quan trọng đến mức họ phải bỏ ra 100 tỷ, cùng một số lô đất cho Thị chọn cùng với việc sẽ bố trí công việc cho con Thị ?
Quả thật, những người chuyên dùng lưỡi để sống thì phải có tài, có khiếu nói, nói làm sao để cho người khác còn nghe, nói còn phải để cho con kiến trong lỗ cũng bò ra thì người ta với khâm phục. Đằng này, Thị cũng dùng lưỡi nhưng sao cái lưỡi nó dày và khúc khủy quá nên đến trẻ mẫu giáo cũng phải buồn cười.
Cấn Thị Thêu định thanh minh cái gì? Hay định thanh minh với bà con, chú bác nhà Thị ở Dương Nội rằng thị trong sạch? Thị không đi lừa mọi người vướng vào vòng lao lý để nhận tiền trợ cấp từ hải ngoại? Trong phiên tòa, Lê Văn Thanh và Trịnh Bá Khiêm cúi đầu nhận tội và thành khẩn khai báo còn Thị thì sao? Trong tù, Thị giở hết chiêu này, trò nọ để tạo cớ mong muốn được tha tù trước thời hạn thì thử hỏi, nếu có sự thỏa thuận trên thì sao Thị không yêu cầu trả tự do cho Thị ? Sao thị không yêu cầu buộc phải tuyên lại bản án là Thị vô tội? Để lấy lại danh dự và chứng minh cho thế giới biết là Việt Nam bắt dân oan, bỏ tù dân oan? Nếu như Thị thực sự không cần tiền.
Những câu hỏi trên có lẽ đã đủ để chứng minh miệng lưỡi của Cấn Thị Thêu dày đến mức nào và có lẽ nó có độ dày tương ứng với khuôn mặt của Thị. Cha ông ta vẫn từng nói “gái đĩ già mồm” quả là không ngoa chút nào với Cấn Thị Thêu. Hành vi của Cấn Thị Thêu sau khi ra tù vẫn chứng nào, tật ấy tiếp tục kiếm tiền từ việc kích động người dân khiếu kiện.
Cấn Thị Thêu bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp máu mủ ruột rà sẵn sàng đưa cô, dì, chú, bác, cháu trong họ tộc mình đi tù miễn là có tiền. Bản chất này bộc lộ ra khi Cấn Thị Thêu tiếp tục nâng cấp "hội dân oan Dương Nội" lên thành "Hội dân oan 3 miền" nhằm tăng thu nhập thông qua những vụ biểu tình thuê. Ngày 25/7/2015, Cấn Thị Thêu mãn hạn tù trở về và tiếp tục quay trở lại thống lĩnh "Hội dân oan Dương Nội" và sau khi có sự hỗ trợ của hai bà già Trần Thị Hài (61 tuổi) và Trương Thị Quang (69 tuổi) đã tuyên bố thành lập "Hội dân oan 3 miền" vào ngày 10/6/2015.
Đây là trò kiếm tiền của Cấn Thị Thêu, Trần Thị Hài và Trương Thị Quang thông qua hai hình thức: kêu gọi lòng hảo tâm và nguồn chủ yếu viện trợ từ hải ngoại của Việt Tân. Đối với việc kêu gọi lòng hảo tâm thì chắc cũng chẳng được bao nhiêu nhưng đối với nguồn viện trợ từ Việt Tân họ sẽ chi trả theo vụ việc. Mỗi lần biểu tình, có hình ảnh, video sẽ được tính theo đầu người tham gia và có mức chi thỏa đáng cho kẻ cầm đầu. Hình thức chi tiền này của Việt Tân cũng giống như trả tiền nhuận bút cho một số cây viết phản động, tuyên truyền chống đối.
Nếu Cấn Thị Thêu không có khả năng viết lách như Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải,… thì Cấn Thị Thêu lại được trời phú cho cái mồm rộng và cái lưỡi dày. Tuy nhiên, cũng như các ngòi bút trên việc sử dụng bút không đúng, luôn bẻ cong nên đã phải nhận những bản án thích đáng còn Thị việc sử dụng cái miệng, cái lưỡi không phù hợp, đúng chỗ nên bản án với Thị cũng là điều dễ hiểu.