Như một điệp khúc được lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, cứ mỗi khi đến dịp 17/02 hàng năm, một nhóm người núp bóng “yêu nước”, lấy danh nghĩa “tưởng niệm chiến tranh biên giới” lại đưa ra những luận điệu rằng: “Giới lãnh đạo, Đảng Cộng sản, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”, “Tại sao Nhà nước Việt Nam không tổ chức kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc, phải chăng Nhà nước cộng sản Việt Nam đang sợ”, “Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chọn sai bạn - thù”…
Không những vậy, nhóm người này còn tỏ vẻ “yêu nước” bằng cách kêu gọi mọi người tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), khu vực công viên Lênin… trưng băng rôn, biểu ngữ với nội dung “17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên”, “Kỷ niệm ngày 17/2 - Đả đảo bọn bá quyền Bắc Kinh”, “Đừng lãng quên chiến tranh biên giới”… để “tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc”. Nhóm người này cũng không quên lên án, đả kích, xuyên tạc rằng: Nhà nước Cộng sản Việt Nam cần trả lại giá trị lịch sử cho cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 1979, không được ngăn cản các hoạt động tưởng niệm chiến tranh biên giới… Nói như vậy liệu có phải chăng Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?
Với những người ít quan tâm tới câu chuyện này có lẽ họ sẽ dễ dàng đồng tình với những luận điệu trên, tán đồng với những đòi hỏi trên. Tuy nhiên, với những người thực sự đã hiểu bản chất, đã “đi guốc trong bụng” những kẻ giả danh “dân chủ”, “yêu nước” này thì rõ ràng với họ những luận điệu, chiêu trò cũ rích kia chỉ là “vở cũ soạn lại”.
Chúng ta còn nhớ hình ảnh ông Trương Tấn Sang khi là Chủ tịch nước đã đi thắp hương cho từng ngôi mộ tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong những ngày nổ súng đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 1979 vào ngày 16/02/2016. Những hình ảnh này sau đó đã được truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin trên chương trình thời sự 19h.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) ngày 16/02/2016. |
Chúng ta có lẽ không quên hình ảnh các bạn đoàn viên, thanh niên thuộc T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã tổ chức Ngày hội Tuổi trẻ đền ơn đáp nghĩa và lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang nhằm tưởng nhớ, tri ân các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta trong giai đoạn 1979 - 1989.
Vậy có phải Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc? Tôi xin khẳng định rằng, chưa bao giờ và không bao giờ Đảng, Nhà nước ta lãng quên cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc này. Vậy tại sao chúng ta lại không kỷ niệm, tưởng niệm rầm rộ như những cuộc chiến tranh khác? Phải chăng Đảng, Nhà nước Việt Nam đang sợ điều gì?
Với những người thông minh thì họ có thể tự tìm cho mình một câu trả lời, còn với những kẻ óc ngắn, những kẻ miệng zân chủ nhưng bại não thì chúng kiếm đủ mọi cớ để xuyên tạc, lấp liếm. Cứ phải tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng mới là ghi nhớ, là khắc sâu? Với những người thông minh, với những người lãnh đạo đất nước tôi tin chắc rằng, họ biết làm điều gì đó có lợi tốt nhất cho quốc gia, dân tộc và cho nhân dân.
Ở đây, tôi chỉ xin được nêu lại hai câu chuyện của lịch sử. Câu chuyện thứ nhất, đó là sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã chủ động cho sứ giả sang nhà Minh để cầu hòa với mục đích để giữ hòa khí, mối quan hệ bang giao. Câu chuyện thứ hai, đó là sau khi đánh cho 29 vạn quân Thanh không còn đường rút, thế nhưng Quang Trung Nguyễn Huệ vẫn chủ động cấp tàu, thuyền, ngựa cho đạo quân thất trận đó về nước mà không bắt, giết họ như nhiều người đã làm.
Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ làm như vậy có phải vì họ sợ quân Minh, quân Thanh? Chắc chắn là không, bởi lẽ nếu sợ có lẽ Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã không thể nào đánh cho những đạo quân hùng mạnh đó không còn đường tháo chạy. Vậy tại sao Lê Lợi, Quang Trung lại làm như vậy? Đó chính là nghệ thuật Hòa - Hiếu của Lê Lợi, Quang Trung và của cha ông ta để giữ yên biên cương, bờ cõi, để đất nước được thanh bình, phát triển.
Những nhà lãnh đạo Việt Nam luôn biết phải làm gì và cần phải làm gì để đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Không phải cứ ra đường gào thét hô hào mới là yêu nước, mới là tưởng nhớ. Những người thông minh họ thừa khôn để biết làm điều gì và không làm điều gì xin thưa những kẻ zân chủ mồm lông cuồng zận kia.