Trong không khí cả nước ta chuẩn bị tôn vinh và đón mừng kỷ niệm lần thứ 36 Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2018) thì trên trang bìa báo Tuổi Trẻ cười số ra ngày 15/11/2018 đã đăng một bức ảnh vẽ hình tượng một cô giáo rất tiêu biểu (mặc áo dài, đang giảng dạy trước học sinh) mà nhìn vào ai cũng hiểu được hàm ý châm biếm, giễu cợt trong đó.
Đó là gì? Tại sao Tuổi trẻ cười chọn thời điểm này và bức ảnh này cho trang bìa? Tại sao Tuổi trẻ cười quên mất có những người thầy, người cô hy sinh bản thân cho các em cơ hội sống sót (như các cô giáo mầm non ở xã nghèo tỉnh Phú Yên, đứng dưới nước lũ giữ các con ngồi trên nóc tủ), những thầy cô giáo bám bản làng chịu rét, nhịn đói cùng các em??? Tại sao có bao nhiêu hình ảnh đẹp, đáng tôn kính khác không được Tuổi trẻ cười đăng lên?
Chắc Ban Biên tập Tuổi trẻ cười cố quên đi bao nhiêu nỗ lực, cố gắng của ngành giáo dục? Cố quên đi khát vọng của bao thế hệ nhà giáo trong việc chăm lo thế hệ tương lai của dân tộc? Cố quên đi bao nhiêu khó khăn, nhọc nhằn của các thầy, cô giáo gian nan gieo từng con chữ cho con em vùng xa xôi, hải đảo? Cố quên đi bao nhiêu thầy cô giáo ngày Tết đến chỉ nhận được món quà vỏn vẹn 50.000 đồng???
Báo Tuổi trẻ và tác giả biếm họa đã thực sự nhẫn tâm... Đặc biệt chi tiết chiếc mặt nạ gắn cho các em và cô giáo là một sự sỉ nhục! Hãy mang tiếng cười đúng lúc, đúng chỗ và không xa rời văn hóa, cội nguồn. Bức hình này, ấn phẩm Tuổi trẻ phát hành trong những ngày này là nỗi đau trong lòng những nhà giáo thực sự vì nghề!
Thiết nghĩ báo Tuổi trẻ cười nên có những bài viết tôn vinh các thế hệ thầy cô giáo, cần mang lại cho họ tiếng cười, niềm lạc quan để bước tiếp trên bục giảng bạc màu phấn trắng, thay vì khoét sâu nỗi xấu hổ vì một vài sự kiện không mang tính đại diện và không phải do thầy cô lựa chọn!
Và cuối cùng, thiết nghĩ ngành giáo dục cần có thái độ kiên quyết lên tiếng với hình ảnh này và Bộ Thông tin - Truyền thông cần chủ động xử lý với lũ lều báo hơn nữa.