Gần đây, trên mạng
rộ lên nhiều nguồn thông tin xung quanh Luật An ninh mạng. Trong đó có những
cách suy nghĩ, suy luận, áp đặt thông tin hết sức nực cười, nếu không muốn nói
toẹt ra là ngu ngốc, hướng lái dư luận vào mục đích cuối cùng là phản đối, lên
án Luật này. Nói thật, chỉ có ai gà mờ, còn mù mập thông tin, lờ đờ về nhận thức
mới tin, còn người tỉnh táo ngửi sơ qua sẽ biết: mùi lắm ạ, đếch ngửi
được!
Thông tin chính thức là: Bộ Công an đã hoàn tất xây dựng dự thảo Nghị
định hướng dẫn thi hành Luật An ninh Mạng và đã thông tin với báo chí về tiến
độ soạn thảo Nghị định từ ngày 09/10/2018. Tuy nhiên, văn bản chính thức của dự
thảo này chưa được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thế nhưng không hiểu sao, từ ngày 10/10, trên mạng đã lan truyền 01 file pdf
một bản scan được cho là của dự thảo này. Theo đó, một số Điều, Khoản của bản
scan được phát tán yêu cầu các công ty Internet phải lưu trữ tại Việt Nam và
cung cấp cho chính phủ Việt Nam nhiều “dữ liệu cá nhân” của người dùng như: dữ
liệu về thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại,
CMND…), dữ liệu do cá nhân tạo ra (nội dung tương tác, thông tin chọn tải lên,
đồng bộ hoặc nhập từ thiết bị…); dữ liệu về mối quan hệ cá nhân, “thông tin
khởi tạo tài khoản người dùng”, nhật ký truy cập, địa chỉ IP, thói quen tìm
kiếm…
Từ đây, nhiều cá nhân, tổ chức điên cuồng hô hào phản
đối dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, cho rằng Luật An
ninh mạng vi phạm quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận; “làm
khó” nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp hoạt động trên
lĩnh vực Internet và sẽ khiến họ ngừng kinh doanh ở Việt Nam, nền kinh tế Việt
Nam sẽ chịu thiệt hại; Luật An ninh mạng sẽ biến Bộ Công an thành một cơ quan “siêu
quyền lực”, là công cụ và biểu hiện của một chế độ chính trị “độc
tài”, “toàn trị”… Một số anh hùng bàn phím, “nhà
hoạt động chính trị” (như: Hoàng Dũng, Nguyễn Anh Tuấn, Lê
Hoài Anh…) lên mạng sủa nhặng xị thế nào lại bị facebook gỡ bài hoặc khóa trang
vì vi phạm các “Điều
khoản dịch vụ” của facebook. Thế là các anh quay sang vu vạ facebook
đã “thỏa
hiệp” với Luật An ninh mạng và Nhà nước Việt Nam để “bịt
miệng” những người bất đồng chính kiến như các anh. Ôi! Hài vãi!
Xin thưa ạ! Việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận trong
khuôn khổ pháp luật không riêng gì Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều đã
có những quy định cụ thể về vấn đề này từ lâu. Ngay tại các nước Âu - Mỹ, quyền
tự do ngôn luận luôn phải gắn với các nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức, nghề
nghiệp, nhất là trong báo chí, truyền thông.
Ở Đức: việc
đăng tải lên internet các nội dung phỉ báng nguyên thủ quốc gia, phỉ báng nhà
nước, tôn giáo hoặc các nội dung có tác động phá hoại trật tự công cộng, kích
động hận thù… đều bị cho là tội
phạm hình sự. Ngày 30/6/2017, Đức đã ban hành Đạo
luật cưỡng chế hành vi sai phạm trên mạng (NetzDG), cho phép chính phủ
yêu cầu các mạng xã hội phải gỡ bỏ các “nội
dung trái luật” nêu trên, nếu không muốn bị phạt số tiền lên tới 50
triệu Euro. Đạo luật này cũng yêu cầu bất kỳ trang mạng nào có hơn 2 triệu
người sử dụng phải thực hiện một hệ thống báo cáo và lọc nội dung thông tin;
trong vòng 24 giờ (hoặc 7 ngày đối với các trường hợp phức tạp hơn), các trang
web này phải điều tra và xóa các nội dung bất hợp pháp trong trường hợp bị
khiếu nại.
Tại Pháp: ngày
04/01/2018, Tổng thống Emmanuel Macron cho biết Chính phủ Pháp có kế hoạch sửa
đổi luật truyền thông để chống tin giả trên phương tiện truyền thông xã hội.
Theo Euro News, thông báo này được ông Macron đưa ra trong bài phát biểu mừng
năm mới dành cho báo chí. Một quốc gia gần với Việt Nam là Indonesia cũng đã
thành lập cơ quan an ninh trực tuyến mới khi đất nước Hồi giáo lớn nhất thế
giới này đang trong tiến trình đẩy mạnh cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và
nạn thông tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Còn tại Mẽo (Mỹ) - thiên đường tự do ngôn luận đang được các nhà “dâm
chủ” tung hô thì sao? Thưa quý dị! Mấy ai biết đến sự kiện vào tháng
6/2013, Edward Snowden (sinh năm 1983, cựu nhân viên chính thức của Cơ quan
Tình báo Trung ương Mỹ - CIA) đã tiết lộ thông tin về nhiều chương trình theo
dõi mật, bao gồm chương trình siêu dữ liệu nghe lén điện thoại của Mỹ và Châu
Âu, chương trình theo dõi PRISM và Internet Tempora. Theo đó, Cơ quan An ninh
Quốc gia Mỹ (NSA) được quyền truy cập trực tiếp vào server của một loạt các
công ty lớn về công nghệ và mạng xã hội như Facebook, Google, Microsoft, Apple,
Youtube, Skype… để theo dõi hoạt động internet trên toàn thế giới. Vụ việc đã
đẩy chính quyền Tổng thống Obama cũng như giới chức tình báo Mỹ vào một loạt
các vụ bê bối, làm ảnh hưởng tới hình ảnh nước Mỹ trên trường quốc tế. Đồng
thời phô bày một sự thật rằng: NSA, CIA đã vi phạm nhân quyền một cách không
giới hạn, không công khai trên quy mô toàn cầu. Một sự thật rành rành cả thế
giới biết, ấy thế nhưng các nhà “dâm
chủ”, các thành phần cơ hội chính trị bu bám Mỹ đã cố tình lờ đi, đã thế
lại còn ca ngợi, tôn thờ, coi đất nước Mỹ như một hình mẫu của tự do, dân chủ,
nhân quyền! (Thế nên tôi tự hỏi: Óc chó là có thật, phỏng ạ?).
Để ý sẽ thấy, các luận điệu chống phá Luật An ninh
mạng trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc công kích, vu cáo lực lượng
Công an lạm dụng quyền lực khi thi hành Luật
An ninh mạng nhằm tạo tâm lý bất an, nghi ngờ, phản đối trong dư luận.
Xin thưa, chả có một cơ quan an ninh, cảnh sát nào có quyền lực như vậy đâu ạ!
Cơ quan Công an chỉ có quyền đề nghị nhà mạng cung cấp những thông tin, dữ liệu
cá nhân liên quan đến phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, điều tra hình sự, xử lý
vi phạm pháp luật. Trong các trường hợp khác, mọi thông tin cá nhân đều được
bảo mật tuyệt đối và lực lượng Công an (kể cả đơn vị theo dõi, làm nhiệm vụ
trên lĩnh vực an ninh mạng) không được phép tùy tiện can thiệp.
Nhìn vào cục diện và bối cảnh quốc tế hiện tại có thể
thấy rằng: sự ra đời của Luật An ninh mạng thời điểm này là đi đúng xu thế
chung của nhiều quốc gia trên thế giới; là bước đi tất yếu trong tiến trình mở
rộng hợp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,
bình đẳng cùng có lợi, phù hợp với pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế
mà nước ta đã tham gia ký kết. Rõ ràng, mọi sự chống phá quyết liệt của các cá
nhân, tổ chức, thành phần cơ hội chính trị đối với Luật An ninh mạng trong thời
gian qua không xuất phát từ lợi ích của đất nước, của nhân dân, mà chỉ vì Luật
An ninh mạng một khi được ban hành sẽ ảnh hưởng, thu hẹp phạm vi, nội dung,
phương thức, thủ đoạn hoạt động của các phần tử chống đối, phá hoại. Phỏng ạ?
Trên hết, mọi công dân Việt Nam cần hiểu rằng: mỗi
người đều có quyền được góp ý, phản biện về các dự thảo luật, nhưng phải đúng
theo quy định của pháp luật, dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về nội dung các văn
bản pháp lý, có tinh thần xây dựng và có thiện chí trong tham gia xây dựng đất
nước. Mọi hành vi a dua, hô hào, đưa thông tin sai sự thật, kích động hận thù
và bạo lực trong thời điểm này không những là hành vi phá hoại, đi ngược lại
lợi ích của dân tộc, vi phạm các chuẩn mực về đạo đức mà còn là hành vi vi phạm
pháp luật./.