Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

MƯU ĐỒ TẠO CÔNG TRẠNG ĐỂ CHÍNH TRỊ HÓA

Làng đấu tranh dân chủ như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A... vẫn coi đây như là một “chiến tích” để vỗ ngực “ra oai” với những đồng đẳng khác và cộng đồng mạng về việc “vụ án tử tù Hồ Duy Hải” có được xem xét như ngày hôm nay là do công của Thắng nói riêng và làng rận chủ nói chung.
MƯU ĐỒ TẠO CÔNG TRẠNG ĐỂ CHÍNH TRỊ HÓA
Ngay từ khi Chủ tịch nước “tạm hoãn thi hành án tử hình” vào phút thứ “89” thì cũng là lúc Nguyễn Lân Thắng, Quang A... bắt đầu tung hứng vụ việc, thêu dệt với những tình tiết ly kỳ, thậm chí còn đi quá xa so với thực tế. Cả một thời gian dài trước khi có quyết định mở phiên tòa giám đốc thẩm đặc biệt của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì ngày nào những kẻ chống phá “vẫn diễn” trên mạng xã hội với hình ảnh “người mẹ nghèo khó khăn kêu oan cho con” trên mạng xã hội hòng “đổ lỗi cho hệ thống tư pháp, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vụ án này”. Cho đến khi diễn ra phiên tòa Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A cũng “phấp phỏm” không kém nhưng vẫn giữ “thái độ” buộc phải “tha cho” tử tù Hồ Duy Hải cho dù “oan” hay “không oan”. Điều này đã nói lên hai vấn đề:
Thứ nhất, những kẻ chống phá đã mưu đồ tấn công vào hệ thống các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là quy định về tố tụng hình sự. Mặc dù, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã ra đời và cải cách tư pháp khá rõ nét nhằm khắc phục tối đa những bất cập có thể gây oan sai nhưng vẫn vấp phải sự phản kháng của những kẻ chống phá và chúng cho rằng “chưa minh bạch”.
Hẳn, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A và một số luật sư mang danh đấu tranh dân chủ như luật sư Hà Huy Sơn, luật sư Nguyễn Văn Miếng, luật sư Đặng Đình Mạnh... đã xác định và coi vụ án tử tù Hồ Duy Hải là cái cớ và là ví dụ “sâu sắc” nhất để tấn công vào hệ thống quy định tố tụng hình sự Việt Nam.
Ngay từ bắt gặp tình tiết mà luật sư bảo vệ cho tử tù Hồ Duy Hải nêu lên với báo chí “vật chứng của vụ án là con dao, cái thớt... lại bị cơ quan tố tụng mua ở chợ để thay thế” đã làm cho những kẻ chống phá như “bắt được vàng” và bắt đầu chiến dịch hạ bệ các quy định tố tụng của mình.
Thứ hai, mưu đồ tấn công vào cơ quan tiến hành tố tụng, và người tiến hành tố tụng hình sự. Chứng minh được “sự cẩu thả” của hoạt động tố tụng do cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng thực hành thì cũng đồng nghĩa với việc chúng cho rằng “chế độ độc tài” đã tạo ra “sự vô lối” và có rất nhiều cái chết oan uổng, cái chết thế mạng....
Do đó, những bài viết, những hình ảnh chúng đưa lên mạng xã hội có liên quan đến vụ án của tử tù Hồ Duy Hải không bao giờ không đính kèm “cái gọi là luận bàn” và “suy diễn” theo thuyết âm mưu về một mưu đồ nào đó, thậm chí ẩn chứa cả yếu tố chính trị. Đại loại như, Hồ Duy Hải chết thay cho ai đó làm rất to hoặc con của cán bộ làm rất to... Những toan tính của những kẻ chống phá rất tinh vi, xảo quyệt bằng việc chúng suy diễn dần dần, từ từ theo diễn biến hằng ngày trên mạng xã hội làm cho người đọc bị dẫn dụ vào một câu chuyện ly kỳ như trong chuyện cổ tích.
Từ hai vấn đề trên, chúng đổ lỗi cho chế độ đã tạo ra quy định tố tụng hình sự có tính chủ quan của những quan chức, quy định đặt ra chỉ bảo vệ quan chức chứ không bảo vệ người dân và hệ thống cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng chỉ thực hiện sứ mệnh bảo vệ cho quan chức và thân nhân, gia đình quan chức. Theo đó, chúng kêu gọi dư luận xã hội phản ứng, lên tiếng hòng gây “lũng loạn” ý chí của nhân dân./.
KHN