Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Trần Huỳnh Duy Thức và Luật sư đã thừa nhận Tòa xử đúng và nay xin được ân xá


Ngày 28/01/2018, Trần Huỳnh Duy Thức đã làm đơn gửi Chánh án Tòa án nhân dân TP.HCM và cơ quan thi hành án Hình sự TP.HCM xin được giảm mức hình phạt.


Trong một diễn biến khác, gia đình Trần Huỳnh Duy Thức đã nhờ Luật sư Ngô Ngọc Trai - Công ty luật Công Chính, nộp hồ sơ lên các cơ quan chức năng và Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại bản án; xin được giảm án và ân xá.

He he, với việc nhờ luật sư và bản thân làm đơn xin được giảm án và ân xá, Trần Huỳnh Duy Thức và luật sư Ngô Ngọc Trai đã nghiễm nhiên công nhận việc Thức phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 BLHS 1999 và việc Tòa xét xử là đúng quy định của pháp luật. Điều này hoàn toàn trái ngược với các tuyên bố của Thức, luật sư và của các "nhà dân chủ" trong, ngoài nước rằng, Trần Huỳnh duy Thức không có tội, tòa xử oan, blah, blah...

Theo luật sư Trai, thì BLHS 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018, trong đó bổ sung nội dung quy định về "Chuẩn bị phạm tội", với mức hình phạt nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi phạm tội - hoàn toàn đúng với trường hợp của Thức.

Trong đơn xin giảm án, Trần Huỳnh Duy Thức đưa ra các căn cứ:

- Khoản 3, Điều 7 BLHS 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2018) quy định “Một hình phạt nhẹ hơn và quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật có hiệu lực thi hành”.

- Điểm b, Khoản 1, Điều 2 của Nghị quyết 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS 2015 cũng quy định: “Quy định hình phạt nhẹ hơn, giảm hình phạt và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 hoặc đối với người đang được xét giảm chấp hành hình phạt”.

- Khoản 3, Điều 109 BLHS 2015 có quy định một hình phạt nhẹ hơn đối với “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” so với Điều 79 BLHS 1999 là “Người chuẩn bị phạm tội này bị phạt từ 1 đến 5 năm”.

- Điều 63, BLHS 2015 quy định: Về việc giảm hình phạt đã tuyên; Không quy định người được giảm hình phạt phải nhận tội; Người chấp hành án phạt tù được một phần ba bản án thì Tòa có thể giảm thời gian chấp hành hình phạt.

Dựa vào các căn cứ trên, kết hợp với thời gian đã chấp hành án, Trần Huỳnh Duy Thức cho rằng, gã đủ điều kiện để Tòa án giảm mức hình phạt đã tuyên.


Thế mới biết mồm miệng lũ dân chủ giả cầy lươn lẹo như thế nào. Việc Thức có được giảm án và ân xá hay không, chờ hồi sau sẽ rõ.

***

Chiều 11/5, sau khi kết thúc tranh luận và nghị án, hội đồng xét xử của tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã tuyên án phúc thẩm đối với ba bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long.

Tòa đã tuyên y án sơ thẩm, xử phạt Trần Huỳnh Duy Thức (44 tuổi, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Internet Một Kết Nối) 16 năm tù và Lê Công Định (nguyên luật sư Công ty luật TNHH một thành viên Lê Công Định) 5 năm tù cùng về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Hai bị cáo này còn phải chịu hình phạt bổ sung là quản chế tại địa phương, thời hạn 5 năm đối với Thức và 3 năm với Định kể từ ngày chấp hành xong hình phạt.

Riêng đối với bị cáo Lê Thăng Long (Giám đốc Công ty cổ phần phát triển và đầu tư công nghệ Innotech tại Hà Nội), thời gian đầu của phiên phúc thẩm, Long kháng cáo kêu oan. Nhưng sau khi tranh luận, bào chữa bị cáo đã thừa nhận sai phạm của mình, chỉ mong hội đồng xét xử áp dụng chính sách khoan hồng, giảm nhẹ cho bị cáo.

Đây là một tình tiết mới tại cấp phúc thẩm cho nên hội đồng xét xử đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ là bị cáo thành khẩn khai báo, giảm án từ 5 năm tù xuống còn 3 năm 6 tháng tù đối với Long. Long cũng phải chịu quản chế 3 năm kể từ ngày chấp hành án xong. Như vậy, Lê Thăng Long được giảm 18 tháng tù so với bản án sơ thẩm nhờ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này.

Đối với Trần Huỳnh Duy Thức, hội đồng xét xử xác định: Thức là người giữ vai trò chủ mưu, thành lập “Nhóm nghiên cứu chấn” và lôi kéo Lê Công Định, Lê Thăng Long cùng một số người khác cùng tham gia các hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Thức đã viết nhiều tài liệu, đề ra phương thức hoạt động nhằm mục đích thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam (cái gọi là “Chấn kế”).

Bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức cũng tích cực tham gia tổ chức phản động có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam”, làm ra nhiều tài liệu đăng trên các blog về phương thức lật đổ chính quyền nhân dân. Tại phiên tòa phúc thẩm, Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục kêu oan, cho rằng các hành vi của mình không nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.

Theo hội đồng xét xử, hành vi của Trần Huỳnh Duy Thức là đặc biệt nguy hiểm. Bản án sơ thẩm xử Thức 16 năm tù là đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Chính vì vậy, hội đồng xét xử tuyên bác kháng cáo của Thức, tuyên phạt bị cáo 16 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.