HIỂU NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ "ĐẶC KHU KINH TẾ” - “TÔ GIỚI” - “CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM" ĐỂ ĐỪNG BỊ ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM BỞI NHỮNG THÀNH PHẦN PHẢN ĐỘNG, XUYÊN TẠC
Mấy ngày nay dư luận đang xôn xao xung quanh vấn đề dự thảo Luật về ĐẶC KHU KINH TẾ với trọng tâm bàn luận là “cho thuê đất đặc khu kinh tế trong thời gian 99 năm”. Đại biểu Dương Trung Quốc đã kiến nghị Quốc hội nên dành biểu quyết riêng vấn đề này 99 năm hay ngắn lại, vì không khéo sẽ chuyển thành một cuộc di cư của Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng an ninh.
Tai hại hơn một số thành phần phản động, tổ chức Việt Tân, Hội anh em dân chủ, nhóm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, các linh mục tiêu biểu như Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Nam Phong... đã đánh tráo khái niệm ĐẶC KHU KINH TẾ với TÔ GIỚI để cố tình xuyên tạc cho rằng "Đảng Cộng sản Việt Nam đang bán nước cho Trung Quốc, âm thầm đưa lực lượng, người dân Trung Quốc vào cướp nước".... Đây là luận điểm hết sức phi lý mà mới nghe qua, nếu ta không nhận dạng được dễ tin theo và sẽ trở thành người tuyên truyền sai trái, đáng thương cho lũ phản động.
1) Vậy TÔ GIỚI là gì?
“Tô giới” (Concession) là phần đất (thường là trong một thành phố) của một nước nửa thuộc địa buộc phải cắt nhường cho một nước đế quốc. Như vậy có nghĩa là ở về pháp lý, Tô giới là phần đất nằm trong một quốc gia nhưng bị một thực thể hoặc một quốc gia khác quản lý, thường thường là một cường quốc thực dân hay một thế lực nào đó được cường quốc thực dân hậu thuẫn (các công ty, tập đoàn mậu dịch của đế quốc, thực dân).
Ở nước ta hiện nay, tại các tỉnh miền Trung các khu kinh tế mở phát triển dày đặc (Dung Quất, Chu Lai, Nghi Sơn, Vũng Áng), đều mang dáng dấp của đặc khu kinh tế ở mức độ sơ khai và quy mô nhỏ. chính vì những bước đi dè dặt đó nên những khu vực này chưa đủ để tạo ra đột phá. Như vậy, có thể thấy việc “cho thuê đất” có thể được thực hiện với những khu vực có thể là đặc khu kinh tế hoặc không phải là đặc khu kinh tế.
2) ĐẶC KHU KINH TẾ
“Đặc khu kinh tế” (Special Economic Zone viết tắt là SEZ) là các khu kinh tế được thành lập với mục đích nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. Đặc khu kinh tế còn có tên gọi khác là khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay thậm chí đơn giản chỉ là khu kinh tế, khu tự do.
Đặc khu Vân Đồn |
Các đặc khu kinh tế thường có vị trí chiến lược, có điều kiện phát triển về giao thông, gắn liền với các cảng biển, các cảng hàng không quốc tế… Để thu hút vốn đầu tư vào mô hình đặc khu kinh tế, các biện pháp khuyến khích đặc biệt thường được áp dụng như: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư (miễn giảm thuế, giảm thủ tục rườm rà, hỗ trợ chính sách về lao động…); xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; ưu tiên phát triển hệ thống giáo dục, y tế, vui chơi giải trí cho những người sống và làm việc trong những đặc khu này…
Ngoài ra, khi thành lập các đặc khu kinh tế các quốc gia còn nhằm mục tiêu kích thích sự phát triển kinh tế tại những địa phương có điều kiện kinh tế chưa phát triển.
Đặc khu Bắc Vân Phong |
Đối với các nhà đầu tư và hoạch định kinh tế, đặc khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư - kinh doanh thông thường, được hưởng các chính sách đặc biệt thuận lợi có thể kế đến như: miễn giảm thuế, quy chế đặc thù và có chính sách đặc biệt linh động về quản lý lao động. Ngoài ra, vì có sự phát triển mạnh về kinh tế nên các đặc khu kinh tế sẽ có cơ sở hạ tầng hiện đại cũng như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ thương mại đạt chuẩn quốc tế.
Cho đến thời điểm hiện tại, có trên 4.300 khu vực được xét là đặc khu kinh tế trên toàn thế giới. Có thể kể đến những đặc khu kinh tế có sự phát triển vượt bậc như: London Docklands (Anh), Zona Franca de Manaus (Brasil), Iquique (Chile), Jebel Ali (Dubai), Okinawa (Nhật Bản), Ibiza (Tây Ban Nha), Thâm Quyến (Trung Quốc), Rason (Triều Tiên),… Đây đều là những khu vực có sự phát triển vượt bậc về kinh tế và là mũi nhọn thu hút đầu tư của các quốc gia kể trên. Do đó, có thể thấy mô hình đặc khu kinh tế không phải là ý tưởng mới về phát triển kinh tế.
Bên cạnh mục đích kinh tế, đặc khu kinh tế sẽ trở thành một khu vực vô cùng lý tưởng để chính phủ thực hiện những thí điểm về cải cách thể chế và hành chính. Thành công của các đặc khu kinh tế được nêu ở trên không chỉ bởi những đóng góp về kinh tế, mà là những gợi ý chính sách vô cùng quan trọng để nước ta áp dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc.
Đặc khu kinh tế Phú Quốc |
Một nội dung khác ở đây mà mỗi người khi thể hiện quan điểm của mình về “đặc khu kinh tế” và “cho thuê đất” là “chủ thể pháp lý nào” giữ vai trò quyết định trong vấn đề phức tạp trên. Câu trả lời ở đây “Chính phủ”. Chính phủ đưa ra dự án đầu tư phát triển đặc khu và cũng chính là chủ thể ban hành Luật về Đặc khu kinh tế. Điều đó có nghĩa là chính Nhà nước ta là người điều hành mọi hoạt động chính về pháp lý và quản lý Nhà nước với các đặc khu. Các tổ chức, tập đoàn kinh tế hoặc quốc gia khác thuê hoặc đầu tư vào đất các Đặc khu không hề có chuyện “muốn làm gì thì làm” như những nhà “hoạt động dân chủ” và những người chưa hiểu biết đầy đủ vẫn phát ngôn. Ngược lại, họ đều phải tuân thủ những điều khoản và quy định của Nhà nước ta đặt ra. Nếu họ không thực hiện theo có nghĩa là họ đã “vi phạm pháp lý”, “vi phạm hợp đồng đã ký kết”. Hậu quả của việc vi phạm sẽ là xử phạt hành chính, thậm chí cao nhất là bị tước quyền đầu tư.
Một ví dụ nhãn tiền gần nhất là vụ việc của Formosa thuê đất Vũng Áng với thời hạn 70 năm. Đối với sai phạm của mình, tập đoàn Formosa đã phải bồi thường 500 triệu USD và sẽ phải đóng cửa nếu không đủ điều kiện hoạt động hoặc tiếp tục làm trái pháp luật. Đây là con số lớn chưa từng có trong lịch sử đầu tư và phát triển của tập đoàn này. Và trên thực tế, Việt Nam làm điều này còn tốt hơn nhiều quốc gia khác. Có thể kể đến như Formosa phải bồi thường tổng tiền phạt là khoảng triệu 20 triệu USD cho Mỹ, 4,7 triệu USD cho Đài Loan, chỉ 3 triệu USD cho Campuchia,… Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho việc kể cả là bỏ tiền thuê đất nhưng nếu bất cứ tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn hay quốc gia nào vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
3) LỢI ÍCH CỦA 3 ĐẶC KHU KINH TẾ MANG LẠI
TA NÊN NHỚ Việt Nam hiện có 16 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, 328 khu công nghiệp được thành lập. Chỉ tính đến cuối năm 2016, các khu kinh tế đã thu hút được 153,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký (chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam) và 1.644 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước đăng ký; thu hút hơn 3 triệu lao động…
Tuy nhiên, trước sức ép của cạnh tranh quốc tế và những hạn chế nội tại, sức hút của các mô hình trên đang giảm dần, thiếu động lực phát triển đột phá. Bởi thế, các đặc khu không chỉ là điểm hút về đầu tư, mà còn là điểm hút về công nghệ, về nhân tài và là nơi để khẳng định vị thế kinh tế. Đặc khu cũng sẽ là nơi gắn kết với các địa phương trong cả nước.
Đáng chú ý, với mô hình đặc khu, sẽ có nhiều nguồn lực đổ vào đây. Dù có sự dịch chuyển nguồn lực giữa các địa phương nhưng xét về tổng thể là tăng trưởng trong dài hạn. Với những chính sách mang tính đột phá, ưu đãi mang tính vượt trội, thông thoáng, có lợi thế cạnh tranh quốc tế, các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đều hứng khởi, kỳ vọng về triển vọng đầu tư vào các đặc khu.
NÓI TỚI ĐÂY đã quá rõ cho những hoạt động ầm ĩ của các phần tử cơ hội, phản động, nhóm linh mục cực đoan đó CHỈ LÀ SỰ ĐÁNH TRÁO 3 KHÁI NIỆM trên. Trong giai đoạn hiện nay, để có được tiếng nói trên trường quốc tế thì vấn đề tất yếu là phải có một nền chính trị vững vàng, một sức mạnh quân sự đủ sức bảo vệ lãnh thổ và song song với đó là có một nền kinh tế vững mạnh. Nếu chúng ta vẫn cứ mãi u mê, vẫn mãi sợ hãi, lo lắng, dè dặt trước bão táp của hội nhập kinh tế, vẫn cứ mãi không chịu thử sức thì việc “tụt hậu”, trượt dài về kinh tế của nước ta sẽ diễn ra chỉ là sớm hay muộn, phải có niềm tin với Đảng, chúng ta kiên quyết không u mê nghe theo lời xúi giục của các phần tử phản động để xuyên tạc, chống phá
Nguồn: Hào khí Việt Nam.