Những ngày giữa tháng sáu, trên kênh VTV1 đang trình chiếu bộ phim dài 30 tập, có tựa đề “ Quỳnh búp bê” do Mai Hồng Phong làm đạo diễn. Bộ phim khai thác một đề tài được coi là nhạy cảm, chạm tới một vấn đề nóng của cuộc sống đương đại, đó là những mảng màu tối, những thân phận và hoàn cảnh tủi nhục của những cô gái hành nghề bán dâm. Những cô gái bán dâm phải chịu đựng bao điều cay đắng, thể xác bị hành hạ và mọi cánh cửa cuộc đời đều đóng sập trước mắt mà dường như không còn lối thoát.
Bên cạnh những hoàn cảnh khốn cùng tưởng chừng như không còn gì để bấu víu, bị lừa lọc tưởng chừng như không gì để tin tưởng, bộ phim đã khắc họa tính nhân văn cuộc sống, nỗi niềm của những con người vẫn đi bên lề xã hội, giúp chúng ta thấu hiểu và bao dung hơn với họ. Và quan trọng hơn cả là để thấy rằng trong cuộc sống, dù bi kịch đến đâu, hoàn cảnh nào vẫn luôn tồn tại những điều tốt đẹp và những hy vọng về một tương lai phía trước.
Bên cạnh những hoàn cảnh khốn cùng tưởng chừng như không còn gì để bấu víu, bị lừa lọc tưởng chừng như không gì để tin tưởng, bộ phim đã khắc họa tính nhân văn cuộc sống, nỗi niềm của những con người vẫn đi bên lề xã hội, giúp chúng ta thấu hiểu và bao dung hơn với họ. Và quan trọng hơn cả là để thấy rằng trong cuộc sống, dù bi kịch đến đâu, hoàn cảnh nào vẫn luôn tồn tại những điều tốt đẹp và những hy vọng về một tương lai phía trước.
Điều đáng nói là trong tình hình hiện nay, các tổ chức phản động lưu vong, đám chống cộng cực đoan hay lũ “rận chủ” bờ hồ, những nhà “nhân quyền”, "dân chủ" rởm coi tiền trên hết… vẫn đang hàng ngày, hàng giờ sử dụng nhiều hình thức, thủ đoạn dù là đớn hèn nhất để ra sức bôi nhọ, hạ uy tín lực lượng Công an. Liệu có ai, cơ quan nào dám đảm bảo rằng chúng sẽ không cắt ghép, hay “nhét chữ vào mồm”, sử dụng hình ảnh trên phim để xuyên tạc, vu khống Công an? Ai dám đảm bảo rằng, chúng không che mặt diễn viên để tiếp tục bài cũ diễn lại với câu thần chú “Ôi làng nước ơi! Công an đánh dân”; hay đơn giản nhất chúng chụp màn hình có đoạn bảo kê đánh đập, rồi kèm thêm một câu mất dạy: “Công an... đánh đập phụ nữ”, vân vân và mây mây. Nguy hiểm hơn, hiện nay việc nhận diện đâu là tin thất thiệt, xuyên tạc, đâu là tin chính thống; là phim hay đời thực của một đại bộ phận cư dân mạng mà “tay nhanh hơn não” là rất đáng báo động. Họ sẵn sàng like, share, bình luận với những lời lẽ thô tục, phiến diện, xúc phạm lực lượng Công an, xuyên tạc Đảng, Nhà nước… mà đôi khi không chịu bỏ ra vài phút để suy nghĩ, quan sát hay đơn giản là lên Google tìm kiếm, xem nội dung đó có đúng hay không.
Vậy thì ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm cho sự bất cẩn khó có thể chấp nhận này. Mục đích, ý đồ của đạo diễn, phụ trách phục trang trong êkip làm phim là gì? Tại sao không phải là trang phục khác mà là trang phục Công an?! Trách nhiệm kiểm duyệt của cơ quan quản lý văn hóa, mà cụ thể Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim (trực thuộc Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) như thế nào? Và cuối cùng là trách nhiệm của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) - một Đài truyền hình quốc gia ở đâu?
Ngay lúc này, trước khi để bọn phản động, thế lực xấu sử dụng những hình ảnh trên phim vào mục đích chống phá của chúng, thì trước hết VTV hãy tạm ngừng phát sóng bộ phim này. VTV hãy nhớ rằng, đây là kênh truyền hình quốc gia, chứ không phải của nhà anh, muốn chiếu gì thì chiếu, vì nó ảnh hưởng đến hàng triệu người trong cả nước. Đạo diễn Mai Hồng Phong cùng êkip sản xuất của mình hãy chỉnh sửa, cắt ghép, đóng lại những phân cảnh đó (đó là chuyên môn của quý vị). Đồng thời hãy xin lỗi khán giả và lực lượng Công an nhân dân vì những sai sót không đáng có này.
Chúng tôi đang chờ câu trả lời chính thức từ quý vị!
ĐỜI CÁT