“Việc bằng cách này, cách kia, trực tiếp hay gián tiếp tác động vào quá trình độc lập của HĐXX là không được phép. Cho nên phát biểu gì mang dấu ấn là không nên, nhất là đối với Chánh án”.
Đây là câu nói khéo của ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khi được hỏi quan điểm về vụ xét xử đang diễn ra ở Hòa Bình. Ở vế 1, hẳn nhiên ông có ý nhắc nhở lối phát biểu vô tội vạ của mấy vị đại biểu quốc hội nói riêng và truyền thông nói chung, ở vế 2, ông tự làm nhẹ vấn đề bằng thủ thuật đưa cá nhân mình ra. Theo lối “nói để răn mình”.
Hẳn nhiên có thể coi đây là thông điệp của người đứng đầu ngành tòa án.
Không phải ngẫu nhiên mà đại biểu quốc hội của tỉnh Hòa Bình phải đứng lên công khai yêu cầu các đại biểu khác không có những phát ngôn mang tính áp đặt vào sự độc lập của HĐXX.
Thậm chí, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu còn hồn nhiên gọi tên vụ án là “vụ án BS Hoàng Công Lương” mà không mảy may quan tâm tới chính xác bản chất của vụ án là “Sự cố chạy thận & 9 người tử vong”.
Một câu chuyện tai nạn y khoa thảm khốc được lèo lái về câu chuyện hút khách mang tên một cá nhân, lối nói rất phản cảm không xứng đáng đạo đức và tri thức của một vị đại biểu quốc hội như ông Hiếu.
Khi đọc tuyên bố của vị đại biểu Nguyễn Anh Trí, rằng phải tuyên vô tội cho Hoàng Công Lương ngay tại tòa, cậu cứ bật cười ngán ngẩm. Tầm ĐBQH mà còn phát biểu bất cần suy nghĩ thế này ngay tại tòa nhà quốc hội, thì không biết cái khái niệm văn minh, công chính của pháp luật rồi sẽ đi về đâu?!
Ông là ai mà đòi định tội thay tòa hả ông Trí?
Ông ngon thì vứt áo đại biểu quốc hội đi, về làm thằng dzái khô ôm fb thì ông nói cái mẹ gì cũng được. Đừng lạm dụng cái danh ĐBQH bừa bãi như thế!
***
Báo chí xoay quanh phiên tòa cũng là một góc nhìn thú vị.
Sứ mạng của báo chí đương nhiên cao cả nhất là phản ánh thông tin, phản ánh quan điểm đa chiều khách quan của phiên xử. Và vì thế, báo chí cần phải đủ gần với tất cả các bên (thẩm phán, VKS, Luật sư…) để nắm cho được thông tin, truyền tải cho được quan điểm đúng bản chất, nhưng ngược lại, cũng phải đủ xa để giữ cho được sự độc lập của mình, sự khách quan của mình. Thì trong phiên xử này, đa số báo chí lại công khai đứng hẳn, thậm chí thân mật hẳn với các luật sư và bị cáo, đồng nghĩa với việc này nghĩa là thái độ tách hẳn báo chí với thẩm phán, với các kiểm sát viên, xem họ như đối tượng thù địch cần phải tránh xa, cần phải chiến thắng, cần phải hạ gục cho bằng được theo tư duy cá nhân của mình, lồng trong mỗi bài báo.
Để rồi, bên cạnh những phản biện của luật sư theo hướng có lợi của bị cáo, thì báo chí nghiễm nhiên trở thành một thế lực hỗ trợ đắc lực. Người đọc không còn được tiếp nhận thông tin hay quan điểm truyền tải một cách khách quan nữa, thay vào đó, người đọc bị cuốn vào một cuộc chiến mà không ai khác, báo chí chính là một sát thủ, thay vì ông mõ làng như sứ mệnh đúng nghĩa.
Nổi lên trong đó là một nhóm các nữ nhà báo còn trẻ của tờ mẹ gì Soha hay Tri thức trẻ gì đó chả rõ, và đa phần nhóm này đang nằm yên trong fb Mai Dương. Rất hung hăng áp đặt quan điểm cá nhân, rất sến súa thể hiện sự cảm tính trong một sự việc mà đúng ra, lý tính phải được lạnh lùng đặt lên hàng đầu.
***
Luật sư cố cãi cho bị cáo là điều đương nhiên, ta phải thừa nhận. Dù họ có dùng tiểu xảo hay việc gây sức ép trên cộng đồng mạng cũng là điều mà suy cho cùng là dễ hiểu. Nhưng cậu không thể cắt nghĩa nổi nhúm nhà báo trẻ ranh này vứt bỏ sứ mệnh khách quan báo chí, công khai biến mình thành công cụ chiến đấu giữa luật sư - quan tòa, biến mọi thông tin của vụ án về câu chuyện cá nhân một mắt xích Hoàng Công Lương theo lối lên án tòa án, kích động xã hội lên đồng, để làm cái gì?
Để mỗi bài các em biên ra thì đám luật sư dẫn link lại tăng viu hả, sao nó rẻ thế hehe?
Mấy cái trò pha loãng vấn đề lên đến Bộ Y tế hay theo logic này thì tới đây truy nốt trách nhiệm của Tổng bí thư, chỉ là trò mèo lặt vặt, sao qua được mắt thiên hạ?
Ngáo vừa thôi!