Trước tiên, bạn phải hiểu rõ cụm từ “ngôn
ngữ thứ 2” là gì thì mới hiểu được nguyên nhân và lý do tại sao Quốc hội lại
không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Bấy lâu nay nhiều người thường
nhầm lẫn giữa “ngoại ngữ” và “ngôn ngữ thứ 2”. Chính xác tiếng Anh là ngoại ngữ
cho người Việt Nam bởi vì nó được sử dụng để giảng dạy ở trường lớp như là một
môn học và không bắt buộc bạn phải giỏi hay thông thạo tiếng Anh.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) không có quy định về ngôn ngữ thứ 2. |
Đất nước chúng ta có 54 dân tộc,
mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ đặc sắc riêng và thậm chí tiếng Kinh (tiếng Việt)
cũng chỉ là ngôn ngữ thứ hai của họ.
Trích Hiến pháp 2013 quy định: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc
có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục,
tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”, “công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa
chọn ngôn ngữ giao tiếp” (các điều 5, 42), chưa quy định về ngôn ngữ thứ
hai.
Ngôn ngữ thứ 2 được sử dụng như thế nào?
Ngôn ngữ thứ 2 là ngôn ngữ được sử
dụng thường xuyên, liên tục trong đời sống, người nói sử dụng ngôn ngữ trong
các tình huống giao tiếp tự nhiên, hàng ngày của đời sống.
Nó cũng sẽ được sử dụng tương tự
như tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) trong giao tiếp hàng ngày.
Tạo sao không nên chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2?
Với việc chọn tiếng Anh để làm
ngôn ngữ thứ 2 sẽ gây ra rất nhiều mặt tiêu cực.
Chúng ta biết rõ tâm lý của người
Việt là “rất sính ngoại”, họ sẽ sẵn sàng lạm dụng tiếng Anh mọi lúc mọi nơi,
gây khó chịu cho những người không biết tiếng Anh hoặc không giỏi tiếng Anh. Thậm
chí, giá trị của tiếng mẹ đẻ có thể bị mất đi hoặc có thể sẽ bị ít sử dụng về
sau.
Nếu chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ
thứ 2 thì tiếng Việt và tiếng Anh sẽ là hai ngôn ngữ chính của Việt Nam và người
Việt sẽ bị bắt buộc phải học và thành thạo cả hai. Rất nhiều người cho đến thời
điểm bây giờ không muốn phải học tiếng Anh, để họ có thể dành thời gian học những
thứ tiếng khác như là tiếng Trung, Hàn và Nhật…
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quyết định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ
2?
Nếu ta quyết định tiếng Anh là
ngôn ngữ thứ 2 thì nó sẽ được sử dụng phổ biến và thường xuyên như tiếng Việt.
Các văn bản, giấy tờ hành chính đều sẽ “có thể” được sử dụng bằng tiếng Anh. Điều
này sẽ gây khó khăn rất lớn cho những người chưa được tiếp xúc với tiếng Anh
bao giờ.
Và nếu đề xuất tiếng Anh là ngôn
ngữ thứ 2 ở Việt Nam thì 53 dân tộc còn lại “có thể” sẽ không phải học tiếng Việt,
trong khi đây là ngôn ngữ Quốc gia được ghi ở Hiến pháp.
Không chấp thuận tiếng Anh thì đồng nghĩa là chúng ta phải học tiếng
Trung?
Hoàn toàn sai, chúng ta không hề
phải học tiếng Trung và tiếng Trung cũng sẽ không bao giờ được chấp thuận là
ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam.
Ấy vậy mà có những kẻ thiếu hiểu
biết đã giãy nảy lên để phản đối Quốc hội về việc “không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2” và chúng bắt đầu bài
ca “chỉ có tiếng Trung Quốc là sẽ được chấp
nhận”.
Cái tâm lý của những kẻ “sợ Tàu”,
cứ hễ thấy Việt Nam mình hợp tác với Trung Quốc về vấn đề gì đó là bắt đầu “gào thét” trên mạng rằng “Chính quyền Việt Nam bán nước cho Trung Quốc”,
nào thì “nịnh bợ Trung Quốc”, bờ la bờ
la… Vậy đầu óc chúng chỉ có suy nghĩ đến vậy là cùng thôi sao?
Theo chia sẻ của bản thân tôi, là
một người biết tiếng Anh, có thể giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong đời sống
hàng ngày, nhưng tôi vẫn sẽ chưa chấp nhận tiếng Anh là một ngôn ngữ thứ 2 bởi
vì chúng ta không bắt buộc phải học nó hoàn toàn mặc dù nó là một ngôn ngữ quốc
tế và đang trong xung hướng hội nhập quốc tế.
Việc lựa chọn tiếng Anh là ngôn
ngữ thứ 2 thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn về sau và tiếng Việt có thể bị mất đi giá
trị bản sắc. Vấn đề này sẽ cần phải có thêm thời gian để xem xét lại rất nhiều
trước khi ra quyết định.
Qua đây, tôi có ba điều muốn nhắn
nhủ:
- “Hãy dành thời gian cho những
ngôn ngữ mà bạn thực sự muốn học và nó sẽ là cầu nối cho sự nghiệp tương lai của
bạn”
- “Chúng ta hoà nhập chứ không
hoà tan”
- “Bảo dân trí thấp lại tự ái”
Nguyễn Trọng Hiệp