Nghe có lạ không?
Tôi chỉ muốn nói rằng với một vấn đề
xã hội phải nhìn dưới góc độ xã hội, chứ không phải góc độ cá nhân. Ở nhiều quốc
gia trong đó Việt Nam, không khó để bắt gặp phần lớn những người ăn xin bị cụt
tay, cụt chân, phù nề các kiểu… đã có sự vụ người chăn dắt ăn xin đã gây thương
tích cho trẻ em để tăng tính bi đát và gần đây nhất là dùng trẻ em xin tiền ở bệnh
viện Nhi đồng để chích ma tuý, chích dư chút thuốc, bọn khốn kiếp ấy tiện tay
chích luôn cho các em chung vui. Tiền mua ma tuý ấy ở đâu ra?
Anh chị đọc đến đây sẽ bật lại: Có những
người tàn tật thật sự, khó khăn thật sự, do bão lũ nên mất hết, do tai nạn nên
mất hết phải đi xin tiền để sống qua ngày - chứ không phải ai ăn xin cũng lừa đảo.
OK! Nhưng nên nhớ rằng không phải ai tàn tật hay bị bão lũ cào sạch nhà cũng đi
ăn xin. Hơn nữa, ăn xin là để có một bữa cơm sống qua ngay lúc ấy hay là để
hành nghề chuyên nghiệp tích luỹ làm giàu?
Nếu để kiếm bữa cơm thì anh chị hãy
cho họ bữa cơm trong quán có giá 30k thử xem họ vui hơn hay đưa tiền mặt 20k họ
vui hơn?
Câu hỏi tiếp theo? Khi họ xin được 1
ngày 100k (con số này không khó - tin hay không thì tuỳ) họ sẽ làm gì? Sẽ tiếp
tục xin ăn hay nghĩ cách mở ra một cái gì đó nho nhỏ để kiếm sống bằng sức lao
động thật sự?
Hỏi là đã trả lời…
Có ông ăn xin ở phố chợ dành dụm được
mấy chục cây vàng, không tin xin mời gúc-gồ. Cãi làm gì phà ôi.
Anh chị hay có tâm lý, cứ cho tiền
trước, họ dùng sai mục đích thì họ mang tội, “Tâm” mình tốt là được rồi ơ kìa?
Hehe lòi ra thêm cái ích kỷ nhưng lại tưởng là hay.
Thứ nhất, nếu gặp bọn ăn dắt ăn xin
theo ekip thì khi anh chị cho 20k tương đương anh chị đã góp 10 cái xi lanh nhựa
cho cơ trưởng phê pha cử chiều và nếu lãi to, chúng nó sẽ tiếp tục lùng sục trẻ
em cơ nhỡ. Cái này là ác vì tạo điều kiện cho cái ác vì lẽ ra các em sẽ được ở
trong các trung tâm bảo trợ dù có thể còn thiếu thốn nhưng tốt hơn vạn lần ở với
bọn ma cô. Các em bé càng “kiếm” ra tiền nhiều chừng nào, chúng sẽ càng bị bóc
lột nhiều chừng ấy. Rất đơn giản, nếu chúng không ghẻ chốc, nhem nhuốc mà béo tốt
thì có xin được nhiều tiền không? Cứ thử đem cho bánh, một hộp sữa…, xem người
mẹ tội nghiệp đang bế em nhỏ kia sẽ lườm anh chị như thế nào, khi ấy anh chị tự
biết chúng nó cần gì ở anh chị.
Thứ hai, nếu gặp người thiếu một bữa
ăn anh chị cho tiền, họ sẽ được tận 2 thứ: đó là đĩa cơm 2k và sự ỷ lại. Họ tiếp
tục ăn bám xã hội mà lẽ ra họ phải bỏ sức lao động ra mới được trả lương. Vài đồng
của anh chị đã biến tư duy một người muốn thoát đói thành một người đéo muốn
thoát nghèo. Nghe hơi tàn nhẫn, nhưng không sai đâu.
Chúng ta hay đem cái truyền thống
đạo lý ba phải để kêu gọi sự thương hại không đúng nơi sẽ rất là nguy hiểm. Ăn
xin ngày càng nhiều không phải do thiên tai ngày càng nhiều mà đơn giản chỉ vì
các anh chị cho tiền bọn họ ngày càng nhiều.
Hãy đến góc đường Lê Quang Định -
Nguyễn Văn Đậu xem một cụ bà gần 80 hành nghề vá xe (cứ đến đó hỏi bà Giới, người
ta chỉ cho), đôi bàn tay xương xẩu cạy lốp, vá xăm và nhận lại những đồng tiền
chân chính. Ánh mắt của bà tượng trưng cho sự tự trọng, đó là điều thiếu thốn
nhất hiện nay. Rất hiếm người có thể chết do thiếu một bữa ăn, nhưng rất nhiều
người đã chết vì ỷ lại. Tin tôi đi.
Không thiếu những phóng sự ban
ngày lê lết, ban đêm quần jean áo thun cầm khôn phone đi quẫy up facebook? Công
bằng xã hội ở đâu?
Một xã hội cho những người lê lết
giàu lên là xã hội coi thường người lao động. Xã hội còn chứa chấp, dễ dãi với
thói ăn bám, lợi dụng lòng tử tế để trục lợi là một xã hội bệnh hoạn. Thật vô
lý khi bọn chăn dắt cuối ngày sẽ có số tiền gấp 100 lần anh công nhân tăng ca
trong xưởng dệt. Sự bất công ấy từ đâu nếu không phải từ việc cho tiền một cách
mù quáng của các anh, các chị?
Trên facebook, khi có ai đó phản
bác về một việc các anh chị đang ủng hộ, các anh chị hay có câu: “ĐKM mày làm
gì được cho xã hội mà bày đặt chê?”. Vầng! Đoé làm việc ngu xuẩn cũng đã là điều
tốt rồi.
Khi một người chìa tay 3 ngày
không được một xu nào, họ sẽ phải kiếm công ăn việc làm… Đôi khi cứ để yên mọi
thứ lại là từ thiện…