Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Bôi nhọ Anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, những kẻ bán rẻ nhân cách mua gì?


Cũng như trường hợp của ông Phan Huy Lê khẳng định Anh hùng Lê Văn Tám không có thật, cũng với chiêu bài “lấp đầy khoảng trống lịch sử” một số nhà văn, nhà thơ đã diễn một trò không thể xấu xa hơn: Bôi nhọ hình tượng Anh hùng Võ Thị Sáu.

Bôi nhọ Anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, những kẻ bán rẻ nhân cách mua gì?

Ngày 10/3/2017, trên mạng Youtube xuất hiện một clip lạ. Đó là một bữa tiệc sang trọng trong một nhà hàng sang trọng do nhà văn cao tuổi Nguyên Ngọc đứng đầu, nhà phê bình “nổi tiếng” Phạm Xuân Nguyên cùng với một số nhà văn, nhà thơ khác. Bên một chai rượu ngoại đắt tiền, các nhà văn, nhà thơ đem những chuyện nhặt nhạnh qua lời người này người kia để bôi nhọ Anh hùng Võ Thị Sáu. Người lĩnh xướng cho cái hợp xướng súc vật này là một nhà thơ vốn cũng từng được bạn đọc yêu mến, nhà thơ Nguyễn Duy.

Bôi nhọ Anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, những kẻ bán rẻ nhân cách mua gì?

Câu chuyện của họ gồm những gì? Đó là lời kể chuyện của một người, tự xưng là chị của Anh hùng Võ Thị Sáu, lời kể của bà bán hàng ở chợ, của nông dân nào đó. Tất cả những gì đưa ra đều không được xác minh, không đủ để làm chứng cứ hợp pháp và càng không đủ tiêu chuẩn khoa học để coi là một chứng cứ sử học. Vậy mà các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình hý hửng lắm, kẻ tung, người hứng. Họ kết luận Anh hùng Võ Thị Sáu bị… điên, bị… chập. Có chập, có điên thì mới ném lựu đạn diệt ác ôn chứ, nếu không điên thì như các nhà văn, nhà thơ đây, hưởng hết tài trợ này nọ, rồi ngồi nhà hàng sang trọng mà uống rượu ngoại. Có người còn bật ra một câu đáng để phỉ nhổ: Hóa ra cả dân tộc đi phụng thờ một con điên. Có nhà thơ còn phát biểu: Chỉ có tâm thần lúc bị mang đi bắn còn cài hoa lên tóc…

Cũng cần nhắc lại sự thật về Anh hùng Võ Thị Sáu. Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sống ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 12 tuổi, các anh trai của chị đều tham gia cách mạng, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh quân Pháp và “Việt gian” giết người, tàn phá quê hương mình. Vì vậy, giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.

Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia Việt Minh trốn lên ở trên chiến khu chống Pháp. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong làm liên lạc, tiếp tế. Về Đất Đỏ, chị dùng lựu đạn giết một sĩ quan Pháp và làm bị thương 23 lính, sau đó chị ở lại Bà Rịa làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu.

Năm 1950, Võ Thị Sáu bị bọn tay sai cho Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn giết chết 2 chỉ điểm viên của quân Pháp là Cả Suốt, Cả Đay. Tại phiên tòa đại hình lúc mới 16 tuổi, Võ Thị Sáu đã nói: “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: “Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản”, chị thét lớn: “Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!”. Tiếp đó là tiếng hô: “Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Tòa án binh kết án tử hình chị vào tháng 4/1951. Sau gần 3 năm tra tấn, giam cầm, Quốc gia Việt Nam đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi, nhưng án tử hình vẫn được thực thi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì chính quyền Pháp và Quốc gia Việt Nam không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi xử bắn. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị quát lại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”.

Vào 7 giờ sáng ngày 23/01/1952, Võ Thị Sáu bị xử bắn tại Côn Đảo. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm ngày 22, Võ Thị Sáu hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh… Khi nghe thấy bước chân đao phủ giải Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em trong ngục đứng dậy hát bài "Chiến sĩ ca" - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.

Trước khi bị bắn, cố đạo làm lễ rửa tội. Ông nói: “Hãy để cha rửa tội cho con”. Chị từ chối lời cha cố: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội”. Cố đạo thuyết phục: “Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”. Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt chánh án, trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước”. Ra đến pháp trường, chị nói: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”. Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Lúc Anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh có sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có những tù nhân lúc đó đang thụ án tại Côn Đảo. Tài liệu vụ án, ngay cả phía thực dân Pháp cũng khẳng định những hành động cũng như ý chí diệt thù, ý chí cách mạng của Anh hùng Võ Thị Sáu. Vậy những tài liệu của chính thực dân Pháp, lời kể của những người đã sống, chiến đấu và tù ngục cùng chị Sáu là đúng hay những nhận định của một lũ ám tượng phản cách mạng là đúng? Hay tòa đại hình Pháp đưa ra tòa xử cả thiếu niên tâm thần? Những câu hỏi quá dễ trả lời. Vậy mà xót xa thay, những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình từng được người đọc yêu mến lại có thể có hành vi “nhảy bàn độc” phủ nhận tất cả sự thật để mong một cơn mưa móc nào đó trên chuyến tàu ảo vọng.

Cũng cần nói rõ, những lời bình luận về Anh hùng Võ Thị Sáu không phải bây giờ mới có. Các trang mạng phản động đã tạo ra cốt truyện xuyên tạc, rồi truyền bá nhằm mục đích chống Đảng chống Nhà nước từ cách đây mấy năm. Lại thêm nữa, có một ông Giáo sư được phong hàm hẳn hoi, Giáo sư Mạch Quang Thắng, bất chấp các chứng cứ lịch sử cũng đã lên mạng bày tỏ quan điểm này. Và bây giờ, những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lấy tên mình hòng thêm sức nặng cho những lời bôi nhọ này. Dĩ nhiên, những lời nói của họ không thể thay đổi được lịch sử, chỉ là chỉ dấu cho sự mất nhân cách của họ.

Dư luận chỉ băn khoăn một điều, trong số các nhà văn nhà thơ ấy, ông Nguyên Ngọc, Viện trưởng Viện Phan Châu Trinh đang chuẩn bị tiêu mấy chục tỷ ngân sách cho một dự án Quảng Nam địa chí từ ngân sách tỉnh Quảng Nam. Còn ông Phạm Xuân Nguyên, là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, mỗi năm tiêu tiền ngân sách nhiều tỷ đồng và chính ông ấy cũng nhận lương cùng như nhiều khoản khác mỗi tháng hàng chục triệu đồng từ ngân sách. Cả vị GS Mạnh Quang Thắng nữa, chúng tôi không hiểu nổi tại sao một người có nhân cách thế này, học lực thế này mà vẫn được giảng dạy tại một trường đào tạo cán bộ cao cấp nhất đất nước, hưởng lương cao, nhiều ưu đãi. Dư luận không chấp nhận những người thiếu nhân cách, vừa tiêu tiền thuế của nhân dân vừa chửi trả lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Theo chúng tôi, cần khẩn cấp đưa những người này ra khỏi vị trí họ đang chiếm giữ hoặc tốt nhất đưa họ vào viện tâm thần.