Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

TỪ VỤ FACEBOOK BÁN ĐỨNG NGƯỜI DÙNG

Facebook bị tố bán đứng người dùng và đi ngược với những giá trị mà họ đã cam kết. Dữ liệu của 50 triệu người dùng bị thu thập trái phép chỉ là con số ban đầu.
Công ty dữ liệu chính trị Cambridge Analytica được thuê trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Trump năm 2016, đã thu thập dữ liệu cá nhân của hơn 50 triệu người dùng Facebook.
Công ty này cung cấp công cụ có thể nhận diện đặc điểm cá nhân của cử tri Mỹ nhằm tác động tới quyết định bầu cử của họ.
TỪ VỤ FACEBOOK BÁN ĐỨNG NGƯỜI DÙNG


Một phần dữ liệu Cambridge Analytica thu thập đã được The New York Times phân tích. Dữ liệu này bao gồm danh tính người dùng Facebook, danh sách bạn bè và các cú “like”.
Từ dữ liệu này, Cambridge Analytica có thể lập bản đồ chi tiết tính cách cá nhân của người dùng dựa trên những gì họ đã “like” trên Facebook, rồi sau đó dùng thông tin này để hiển thị quảng cáo đúng đối tượng.
Năm 2014, Cambridge Analytica yêu cầu người dùng Facebook tham gia khảo sát cá nhân và tải ứng dụng về máy tính. Ứng dụng này thu thập một số thông tin cá nhân từ profile người dùng và bạn bè. Chính Facebook đã cho phép thực hiện việc này nhưng sau đó quyết định ngăn cấm.
Kỹ thuật thu thập thông tin kiểu trên được phát triển tại Trung tâm Tâm lý trắc học của Đại học Cambridge. Trung tâm này từ chối cộng tác với Cambridge Analytica nhưng Aleksandr Kogan, giáo sư tâm lý học của Đại học Cambridge đã quyết định hợp tác với Cambridge Analytica.
Phản ứng trước thông tin này, ngày 26/3, Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) xác nhận đã vào cuộc điều tra kín các nghi vấn Facebook sử dụng thông tin người dùng sai mục đích và vi phạm cam kết về quyền riêng tư mà công ty này đã ký với FTC hồi năm 2011.
Về phía châu Âu, Bộ trưởng bộ Tư pháp Đức cũng phát biểu sau cuộc họp với lãnh đạo cấp cao của Facebook rằng Facebook buộc phải bị kiểm soát chặt chẽ hơn và đối diện với những án phạt nặng nề nếu vi phạm việc sử dụng thông tin người dùng.
Đây có thể xem là động lực để nhà chức trách Việt Nam mạnh tay hơn khi yêu cầu tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam hiện nay như Google, Facebook,Twitter, Viber, Skype, Gmail, Uber, … buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.