Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

VIẾT LẠI SÁCH SỬ - TRÒ HỀ CỦA NGỤY NÔ Ở MỸ!


Gần đây, sau sự kiện kỷ niệm lớn về Mậu Thân 1968 ở nước ta, việc Bức ảnh "Saigon Execution" do phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ Eddie Adams, Hãng AP chụp trên đường phố Sài Gòn vào dịp Tết Mậu Thân 1968 ghi lại cảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết Chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém lại bị đưa ra mổ xẻ về tính đúng/sai hoặc cái gọi là sự thật đằng sau bức ảnh được những tàn dư Ngụy quân liên tục đưa ra hòng viết lại sách sử.

VIẾT LẠI SÁCH SỬ - TRÒ HỀ CỦA NGỤY NÔ Ở MỸ!
Bức ảnh nổi tiếng “Hành quyết tại Sài Gòn” (Saigon Execution) của tác giả Eddie Adams.

Theo đó, bằng nguồn kinh phí tự đóng góp và kể cả bắt ép người Mỹ gốc Việt đóng vào, những tàn dư chế độ cũ đã thuê một đạo diễn truyền hình chuyên làm phim hoạt hình và từng được đề cử chương trình hoạt hình dành cho thiếu nhi xuất sắc nhất làm một dự án phim ngắn hòng "rửa mặt" cho Nguyễn Ngọc Loan.

Với nội dung film xoay quanh rằng lúc đó là Chiến tranh, đó là Chiến trường và ở VNCH có Đạo luật rằng "chỉ cần một người mặc đồ như dân thường nhưng có cầm vũ khí là được phép xử tử" nên Nguyễn Ngọc Loan chỉ chấp hành Luật pháp và trong chiến tranh chuyện xử bắn một người của phe "nổi dậy" là chuyện bình thường (Cho nên chuyện lính Mỹ tàn sát cả một làng ở Trung Đông hay ở Việt Nam mà vẫn được trắng án cũng dễ hiểu thôi!). Tiếp nữa, đám tướng tá không quân (không phải là tướng không quân mà nhớ là tướng không quân đó nhé :P) của đám Ngụy lại cho rằng ông Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp đã tàn sát gia đình bạn bè và cũng là đồng nghiệp của Nguyễn Ngọc Loan nên Loan trả tù, tuy nhiên thông tin về gia đình đó là ai, họ tên gì, cấp bậc ra sao hay bất kỳ biên bản hồ sơ vụ án nào cũng không được đưa ra dưới bất kỳ hình thức nào, tất cả chỉ là lời kể và lời kể.

Nhưng ở đây, chúng ta chỉ cần hiểu ngắn gọn thế này. Đối với các tù binh là lính VNCH hay lính Mỹ nếu rơi vào tay Quân giải phóng hay lực lượng Cộng sản đều được đảm bảo tính mạng và sức khỏe, được chữa trị, và được trao trả sau khi thương thảo thành công. Và rõ ràng, nếu các vị ấy đưa ra lý lẽ rằng đây là thời chiến, đó là chiến trường nên được làm thế thì chắc xác lính VNCH bị xử bắn tập thể nằm ngổn ngang trên đường phố Sài Gòn chắc cũng đầy ra vì ngay lúc đầu Quân giải phóng đã chiếm ưu thế và bắt giữ rất nhiều lính VNCH. Nhưng chẳng có lấy một tấm ảnh của bất kỳ phóng viên nào ghi lại cảnh xác chết bị phía Cộng sản xử bắn nằm ngổn ngang trên đường (hay là phía VNCH đã dọn hộ ?!).

Tóm lại, từ ngàn xưa những triều đại Việt Nam thời trước muốn thu phục thiên hạ đều phải lấy Đức phục Nhân, ngay hậu Lê cũng tha chết cho quân Trung Hoa, cấp xe cấp tàu cho chúng về, triều Nguyễn cũng phải tha mạng cho một số công thần của Tây Sơn để xoa dịu lòng người. Vậy cho nên với một chế độ đi ngược lại ĐẠO ĐỨC, TRUYỀN THỐNG, VĂN HÓA của dân tộc Việt như VNCH (học theo bọ Mỹ) thì làm sao thắng được Cộng sản!

Đến giờ chúng vẫn thế thì mãi mãi chả khá được chút nào!

Kết: Cộng sản thắng bởi Cộng sản hiểu THIÊN THỜI, nắm NHÂN HÒA, vững ĐỊA LỢI. Còn bọn nô thuộc của ngoại bang thì chỉ có biết ngoại bang muôn đời sao hiểu được cái gọi là LÒNG DÂN!

P/s: Hậu số phận Nguyễn Ngọc Loan sau khi sát hại Nguyễn Văn Lém.

"Chó mà không còn khả năng đi săn, thì Chủ cũng thịt"

Tháng 5/1968, trong tổng công kích Mậu Thân đợt 2, khi Nguyễn Ngọc Loan đang điều binh khiển tướng tại Chợ Lớn, thì một chiếc trực thăng UH1B, chẳng biết xuất phát từ đâu, thuộc đơn vị nào, xuất hiện trên bầu trời bộ chỉ huy của Loan. Loan ra lệnh thả một trái khói màu tím để báo mục tiêu. Nào ngờ chiếc trực thăng đảo một vòng, nã rocket và xả đại liên xuống bộ chỉ huy của Loan (khiến cho Loan bị nát chân, còn đám chỉ huy dưới quyền cũng chết hết), rồi bay thẳng về phía Biên Hòa. Khu vực trại chỉ huy của Loan nằm trong vùng an toàn với nhiều lớp lính đang phòng thủ trước đó, cách khá xa với khu vực đang giao chiến, trên nóc trại có cắm cờ 3 que và cờ quân sự Hoa Kỳ.

Dư luận cho rằng, đó là chiếc trực thăng của quân đội Mỹ, được lệnh bí mật giúp Nguyễn Văn Thiệu trừ khử bớt tay chân của Nguyễn Cao Kỳ mà Nguyễn Ngọc Loan là đối tượng số 1. Sự cố này chỉ làm cho Nguyễn Ngọc Loan gãy chân, nhưng 4 viên đại tá thân tín của ông ta là Lê Ngọc Trụ, Đào Bá Phước, Phó Quốc Chụ và Nguyễn Văn Luận cùng với 2 trung tá Nguyễn Ngọc Xinh, Nguyễn Bảo Thụy chết ngay tại chỗ. Nhân cơ hội Nguyễn Ngọc Loan sang Úc trị thương, Nguyễn Văn Thiệu đã loại Loan ra khỏi các chức vụ để thay thế người của mình vào. Về lại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Loan bị loại ngũ, và sống bằng chế độ trợ cấp dành cho cấp tướng về hưu.

Sau năm 1975, dư luận xã hội Mỹ không chấp nhận một kẻ sát nhân, một tội phạm chiến tranh như Loan, xua đuổi không muốn cho ông ta định cư. Năm 1976, hai dân biểu của đảng Dân chủ Mỹ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer, đã thay mặt "người đàn ông bị Loan hạ sát trên đường phố" kiện Loan như một tội phạm chiến tranh và yêu cầu trục xuất Loan ra khỏi nước Mỹ. Sau đó mọi việc đã chìm xuồng, bởi người Mỹ cũng không muốn khơi lại một vết nhơ mà họ từng can dự. Nguyễn Ngọc Loan mở một quán ăn nhỏ tại thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, thường xuyên bị người chung quanh phản đối và xa lánh. Có người đã xịt sơn lên cửa quán của ông ta hàng chữ: "Ta đã biết ngươi là ai rồi".

Nguyễn Ngọc Loan chết năm 1998. Ông ta đã phải sống những ngày cuối đời trong sự cô quạnh, túng quẫn và ô nhục như thể phải gồng lưng trả nợ cho những tội ác đã gây ra trong chuỗi ngày nắm quyền lực trong tay.