“Bã vinh hoa làm chết cả tâm hồn,
Ham mồi béo nạp mình cho quỷ dữ”...
Nguyên Ngọc xưa, nay còn đâu?? |
Nhiều người, nhất là lớp học sinh, sinh viên Việt Nam đều biết đến
nhà văn mang bút danh Nguyên Ngọc với những tác phẩm đã đi vào bất hủ như “Rừng
xà nu”, “Đất nước đứng lên”, “Đất Quảng”, “Đường chúng ta đi”… Tôi đã từng đọc
đi đọc lại những tác phẩm này mà không cảm thấy chán. Thật đáng khâm một con
người có lòng nhiệt huyết với đất nước, tích cực tham gia chiến đấu bằng ngòi
bút, bằng tư tưởng cách mạng như Nguyên Ngọc.
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ mãi phẩm chất của T nú - nhân vật
chính trong tác phẩm “Rừng xà nu” là một người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối
trung thành với cách mạng, dù bị kẻ thù đốt mười đốt mười ngón tay nhưng T nú
không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết: “người cộng sản không thèm kêu van”. Và
khi đọc truyện ngắn này tôi đã từng tin rằng tác giả “Rừng xà nu” cũng mang
trong mình những phẩm chất như T nú, có khi còn nhiều hơn vì ông là tác giả, là
cha đẻ của tác phẩm mà. Vậy nhưng, điều gì đã xảy ra với tác giả của “Rừng xà
nu”? Sự trung thành, kiên trung với cách mạng, tính kỷ luật của nhà văn cách mạng
lẽ nào đã sói mòn dần theo thời gian khi tại các buổi hội thảo sau khi đã về
hưu, nhà văn Nguyên Ngọc liên tục cho rằng: “Tất
cả các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh đều là những kiểu viết minh họa
đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của nhà
văn. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận
thức mới để thoát khỏi sự can dự của Đảng”.
Tôi nghe sao mà thấy đắng chát, quá tàn nhẫn và bẽ bàng với chúng
tôi, thế hệ hậu chiến tranh và được hun đúc tình yêu quê hương đất nước qua những
tập truyện ngắn của các nhà văn cách mạng như ông. Chẳng lẽ những câu chuyện,
những áng văn, những nhiệt huyết cách mạng trong các tác phẩm mà bao thế hệ chúng
tôi lưu giữ là giả dối?! Vì ở một con người đã mượn văn học để nói lên nguyện vọng,
tư tưởng của mình “chỉ có anh Cầm” (nhân vật trong “Đất nước đứng lên”) - người
đại diện cho sự lãnh đạo của Đảng mới là gương sáng để đi theo. Vậy sao hiện tại
lại có những suy nghĩ và hành động gây thất vọng đến thế???
Nhất là từ khi ông - nhà văn Nguyên Ngọc xưa kia đứng ra làm “lãnh tụ”
cho Văn đoàn độc lập, cổ súy văn nghệ sỹ ly khai khỏi Hội nhà văn Việt Nam, bảo
kê cho các văn sĩ chống Đảng lập nên trang Văn Việt ca tụng và trao giải thưởng
vinh danh cho bất cứ tác phẩm và người nào có thành tích “chống cộng”, ông mơ về
cái ngày được tận tay trao giải thưởng chính thức cho văn sĩ thời VNCH trong
Dinh Thống Nhất… đã giết chết hình ảnh và tình cảm của chúng tôi đối với ông bấy
lâu nay.
Một số ý kiến của ông như dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước”, “không
nên ca ngợi các bà mẹ Việt Nam Anh hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính
VNCH” là cớ vì sao? Làm sao lại cho rằng lịch sử “không nên bồi đắp chủ nghĩa
yêu nước”? Không nên ca ngợi các Bà mẹ Việt Nam anh hùng vì sẽ làm khổ đau các
bà mẹ “lính Việt Nam cộng hòa” trước đây? Có đúng là “trời đất đảo điên, lòng người thay đổi” rồi sao? Không bồi đắp chủ
nghĩa yêu nước để cho con cháu chúng ta sau này sẵn sàng “rước voi về xéo mả tổ” để rồi không có hạt muối mà ăn như dân làng
“Krông-hoa” trước kia sao? Không bồi đắp chủ nghĩa yêu nước để những kẻ ngoại
xâm lại một lần nữa dày xéo quê hương, bắn giết dân lành, đốt phá làng xóm, quê
hương như tên “A-lê-nô” trong Đất Quảng ư? Các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng luôn chịu
đựng gian khổ, hy sinh để chồng, con đánh giặc cứu nước, đánh đuổi những tên
như “thằng Pháp”, “A-lê-nô” để giành lấy muối, giành lại độc lập tự do, sao lại
không ca ngợi? Những bà mẹ đó có đòi hỏi điều gì khi chồng, con không trở về
đâu. Đây chỉ là tình cảm của dân tộc ta đối với họ mà thôi. Làm sao lại so sánh
bà mẹ Việt Nam Anh hùng với những bà mẹ lính “cộng hòa”?
Bẵng đi một thời gian, mấy hôm nay tôi lại thấy tên ông “đại náo” mạng
xã hội, tiếc thay sự trở lại đó không phải vì các tác phẩm vang bóng một thời
mà vì một tuyên bố xanh rờn “rời bỏ Đảng”, có lẽ nào ông đã quên đi lời văn năm
nào: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có
chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin yêu nhau, giúp nhau như thể anh
em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ Nghĩa Xã Hội chúng ta đấy bà con ạ...”
trong “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng”!!!
Thưa nhà văn Nguyên Ngọc, tôi không quan tâm nhiều đến chính trị vì
còn bộn bề với cuộc sống nhưng qua những lời ông nói, những việc ông làm và cả
những bài viết về ông mà không khỏi suy nghĩ. Tôi tình cờ thấy dòng chia sẻ của
Facebooker Trung Võ (được cho là của Trung tướng quân đội Võ Tiến Trung) viết
thế này: “Sáng nay ngủ dậy đọc mấy lời của nhà văn Nguyên Ngọc nói về Đà Nẵng
ông ấy nói rằng vì nôn nóng giành độc lập chúng ta chọn sai đường là đấu tranh
bằng bạo lực mà không kiên trì đi theo con đường cải lương của Phan Chu Trinh.
Tôi quá bất ngờ và tiếc nuối cho một Nguyên Ngọc anh hùng. Khi xưa ông ấy chưa
được tuyên dương anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng với tôi đã từng
kính trọng ông coi ông là thần tượng, là anh hùng. Còn nhớ vào những năm 1966 -
1968 tôi đã nhiều lần ôm khẩu AK đi trước để đưa ông vào vùng sâu (vùng lõm của
ta nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm) nghĩa là tôi sẵn sàng chết cho ông được sống,
một thời chúng tôi luôn mang bên mình bài bút ký của ông “Đường chúng ta đi” đó là hành trang quí giá nhất của chúng tôi khi
ra trận, khi có những khó khăn chúng tôi lại đọc để củng cố niềm tin vào thắng
lợi, vậy mà giờ đây Nguyên Ngọc lại xét lại lịch sử vô lương tâm chà đạp lên sự
hy sinh của hàng triệu đồng bào ta đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Mất
rồi, mất Vĩnh viễn một Nguyên Ngọc xưa! Đúng là “bã vinh hoa làm chết cả tâm hồn, ham mồi béo nạp mình cho quỉ dữ”.
Đây có lẽ là lời tâm tình chua xót của vị tướng già về cây bút chiến sỹ Nguyên
Ngọc đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc, thống nhất đất
nước, đem lại nền hoà bình cho dân tộc. Tôi đã tự hỏi rất nhiều tại sao một con
người như ông lại dễ dàng có suy nghĩ và hành động trái đạo lý thế. Phải chăng
ông đã trở thành Bí thư Thiệt - nhân vật trong tiểu thuyết Đất Quảng (tập II)
mà chính ông cũng không chịu nổi, đành phải dứt bỏ?
Dẫu sao những người như tôi - thế hệ từng một thời gối đầu giường
các tác phẩm cách mạng của ông vẫn mong cuối cùng ông vẫn luôn là nhà văn
Nguyên Ngọc, nhà văn Trung Thành trong mỗi chúng tôi. Cũng chỉ là hy vọng thế
thôi./.